Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1786/CĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2017 |
CÔNG ĐIỆN
V/V ỨNG PHÓ KHẨN CẤP BÃO SỐ 14 VÀ MƯA LŨ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng.
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng.
Bão số 14 đang tiếp tục mạnh lên và di chuyển nhanh về phía đất liền nước ta, sáng sớm ngày mai (19 tháng 11) bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12, kèm theo mưa lớn.
Đồng thời, do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày tới tại các tỉnh ven biển từ Quảng Trị đến Phú Yên có khả năng có mưa to đến rất to, nguy gây lũ lớn trên các sông suối, ngập úng vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét tại miền núi.
Theo dự báo, bão số 14 và mưa lũ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến một số địa phương vừa bị thiệt hại nặng nề do bão số 12 và mưa lũ. Để chủ động ứng phó, tránh chủ quan, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến của bão, mưa lũ để chủ động chỉ đạo ứng phó quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:
- Các tỉnh ven biển có nguy cơ ảnh hưởng của bão (từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng) triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển (bao gồm cả tàu thủy sản, tàu vận tải, tàu du lịch): Tiếp tục rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển; kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn, không đi vào và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; tổ chức sắp xếp, hướng dẫn neo đậu, hạn chế thiệt hại tại nơi neo đậu; triển khai việc cấm phương tiện, tàu thuyền ra khơi.
- Rà soát, kiên quyết sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên các tàu thuyền, phương tiện, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản, trong các nhà yếu có nguy cơ ngập, sập đổ, không đảm bảo an toàn, đặc biệt là các nhà ở vùng cửa sông, ven biển, trên các đảo, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu khi mưa lớn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống, bảo vệ nhà cửa, kho tàng, trụ sở, công trình. Triển khai phương án bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết, phòng chống ngập úng các đô thị, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản.
- Kiểm tra, triển khai các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, công trình xây dựng đang thi công dở dang, nhất là các tuyến đê biển, cửa sông, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn.
- Rà soát phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai các phương án đảm bảo an toàn các hồ đập thủy lợi, vận hành an toàn các hồ chứa thủy lợi góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để gia tăng ngập lụt hạ du do xả lũ hồ chứa, triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập và công trình thủy lợi; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy hải sản.
3. Bộ Công Thương: Chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với các hoạt động khai thác dầu khí trên biển, các cơ sở công nghiệp lớn; chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để gia tăng ngập lụt hạ du do xả lũ hồ chứa; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống truyền tải điện và lưới điện; sẵn sàng khắc phục nhanh nhất sự cố, đảm bảo cấp điện trở lại.
4. Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các Đài thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để phối hợp với các lực lượng có liên quan thông báo cho tàu thuyền hoạt động trên biển (kể cả các tàu vận tải lớn, tàu vận tải hoạt động ven bờ); tổ chức hướng dẫn di chuyển, neo đậu an toàn cho các tàu vận tải tránh đứt neo, va đập, chìm đắm khi bão, lũ. Chỉ đạo triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không; phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp kiểm soát, phân luồng chống ách tắc, bảo đảm an toàn cho hành khách và các phương tiện vận tải hoạt động trong vùng bị ảnh hưởng của thiên tai; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp khắc phục hậu quả, bảo đảm giao thông trên các trục chính.
5. Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn bảo đảm an toàn về người và tài sản đối với các công trình xây dựng, nhất là công trình nhà cửa, tháp cao, công trình đang thi công dở dang.
6. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng biên phòng tuyến biển, Cảnh sát biển phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển, thông báo, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú; chỉ đạo bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, cơ sở vật chất trên các đảo, nhà giàn,...; chỉ đạo các quân khu, lực lượng quân sự địa phương và các đơn vị đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó với thiên tai khi được yêu cầu.
7. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát phương án, chỉ đạo chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương tổ chức sơ tán, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu, không để bị động, bất ngờ.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức dự báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với bão và mưa lũ; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình, phương tiện bảo đảm thông tin.
10. Các Bộ, ngành theo chức năng theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó với mưa lũ lớn; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
11. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến bão, lũ; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.
12. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc của các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công điện 1829/CĐ-TTg năm 2016 về khắc phục mưa lũ tại miền Trung và ứng phó khẩn cấp bão số 7 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công điện 1287/CĐ-TTg về ứng phó mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 7 năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 1369/CĐ-TTg triển khai biện pháp khẩn cấp ứng phó bão số 10 năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công điện 3307/CĐ-BTTTT năm 2017 về chủ động ứng phó với cơn bão số 10 (Bão Doksuri) do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công điện 01/CĐ-BTTTT năm 2018 về chủ động ứng phó với bão số 3 (cơn bão Sơn Tinh) do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công điện 1256/CĐ-TTg năm 2018 về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 6 và mưa lũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Công điện 1829/CĐ-TTg năm 2016 về khắc phục mưa lũ tại miền Trung và ứng phó khẩn cấp bão số 7 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công điện 1287/CĐ-TTg về ứng phó mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 7 năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 1369/CĐ-TTg triển khai biện pháp khẩn cấp ứng phó bão số 10 năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công điện 3307/CĐ-BTTTT năm 2017 về chủ động ứng phó với cơn bão số 10 (Bão Doksuri) do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công điện 01/CĐ-BTTTT năm 2018 về chủ động ứng phó với bão số 3 (cơn bão Sơn Tinh) do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công điện 1256/CĐ-TTg năm 2018 về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 6 và mưa lũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công điện 1786/CĐ-TTg năm 2017 về ứng phó khẩn cấp bão số 14 và mưa lũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1786/CĐ-TTg
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 18/11/2017
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra