THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1545/CĐ-TTg | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ SỰ CỐ TÀU BAY QUỐC TỊCH VIỆT NAM BỊ MÓP MŨI CHE RA - ĐA VÀ RỦI RO, ĐE DỌA CỦA VẬT THỂ BAY CHƯA XÁC ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
| - Các Bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương, Ngoại giao, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; |
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, tàu bay Airbus A321-271N (NEO)/đăng ký số VN-A607 của Công ty cổ phần hàng không Vietjet (VJC), thực hiện chuyến bay VJ331/chặng bay Thành phố Hồ Chí Minh (SGN) - Phú Quốc (PQC) bị móp mũi che ra - đa thời tiết của tàu bay nhưng không có biểu hiện va đập của chim trời; đây là lần thứ hai, tàu bay dân dụng trong không phận Việt Nam gặp phải hiện tượng này (sau vụ tàu bay Boeing B737/đăng ký số HL 8056 của Hãng hàng không Tway Air - Hàn Quốc, thực hiện chuyến bay TW123/chặng bay Incheon - Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 9 năm 2019 đã bị móp và rách chóp mũi che ra - đa thời tiết).
Theo đánh giá rủi ro từ nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không của tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (PTBKNL) đối với hoạt động hàng không dân dụng, để thực hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với việc bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng trong vùng thông báo bay của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Công Thương, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ thẩm quyền, trách nhiệm được giao, khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Bộ Quốc phòng
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, xác minh để làm rõ nguyên nhân của hai sự cố trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2019 (qua Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia để tổng hợp). Trước mắt, tạm thời ban hành Chỉ thị cấm PTBKNL hoạt động tại các Cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận trong phạm vi 8 (tám) kilômét tính từ ranh giới Cảng hàng không, sân bay trở ra.
- Phối hợp với các Bộ, ngành tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước, nhanh chóng hoàn thiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về khu vực cấm bay, hạn chế bay đối với PTBKNL theo đúng quy định pháp luật.
- Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành Nghị định thay thế Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, cụ thể hóa các biện pháp quản lý PTBKNL; xây dựng bộ tiêu chuẩn đối với PTBKNL và điều hành bay đối với PTBKNL (UTM) làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện đồng bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải
- Chỉ đạo các doanh nghiệp ngành hàng không, đặc biệt là các Cảng hàng không và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có các giải pháp, phương án quản lý vùng trời khu vực lân cận Cảng hàng không, sân bay phòng ngừa, ứng phó với PTBKNL uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro từ PTBKNL.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan rà soát lại quy định pháp luật về quản lý, giám sát và xử lý vi phạm lĩnh vực liên quan đến PTBKLN để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật; đồng thời, triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro từ PTBKNL.
3. Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường siết chặt kiểm soát việc mua bán trái phép các thiết bị, bộ phận thiết bị PTBKNL trên thị trường.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao sự hiểu biết của Nhân dân về rủi ro từ PTBKNL; đồng thời, quản lý chặt chẽ hoạt động của PTBKNL tại địa phương mình, kịp thời phát hiện và chấm dứt ngay các hoạt động của PTBKNL ở các khu vực lân cận của Cảng hàng không, sân bay./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng
- 2Công văn 4678/TCHQ-QLRR năm 2015 về hướng dẫn quản lý rủi ro, thiết lập tiêu chí phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Cảng hàng không Cát Bi do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Quyết định 769/QĐ-BGTVT năm 2019 về phê duyệt điều chỉnh phạm vi sử dụng đất Cảng hàng không quốc tế Vinh giai đoạn đến năm 2030 và định hướng sau năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 1896/QĐ-UBANHK năm 2020 về Hướng dẫn quản lý rủi ro an ninh hàng không cấp quốc gia do Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia ban hành
- 1Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng
- 2Nghị định 36/2008/NĐ-CP về việc quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
- 3Công văn 4678/TCHQ-QLRR năm 2015 về hướng dẫn quản lý rủi ro, thiết lập tiêu chí phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Cảng hàng không Cát Bi do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Quyết định 769/QĐ-BGTVT năm 2019 về phê duyệt điều chỉnh phạm vi sử dụng đất Cảng hàng không quốc tế Vinh giai đoạn đến năm 2030 và định hướng sau năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 1896/QĐ-UBANHK năm 2020 về Hướng dẫn quản lý rủi ro an ninh hàng không cấp quốc gia do Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia ban hành
Công điện 1545/CĐ-TTg năm 2019 về sự cố tàu bay quốc tịch Việt Nam bị móp mũi che ra - đa và rủi ro, đe dọa của vật thể bay chưa xác định đối với hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1545/CĐ-TTg
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 15/11/2019
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trương Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực