- 1Land law No. 45/2013/QH13 dated November 29, 2013
- 2Decree No. 43/2014/ND-CP dated May 15, 2014, detailing a number of articles of the Land Law
- 3Law No. 83/2015/QH13 dated June 25, 2015, on state budget
- 4Decree No. 01/2017/ND-CP dated January 06, 2017, on amendments to the decrees on the implementation of the Land Law
- 5Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016,
- 6Law No. 39/2019/QH14 dated June 13, 2019 on Public Investment
- 7Decree No. 148/2020/ND-CP dated December 18, 2020 on amendments and supplements to several Decrees, providing detailed regulations on the implementation of the Law on Land
- 8Decree No. 60/2021/ND-CP dated June 21, 2021 on prescribing financial autonomy of public administrative units
- 9Decree No. 99/2021/ND-CP dated November 11, 2021 on Prescribing management, disbursement, payment and final settlement of investment funds for publicly-funded projects
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2022/TT-BTC | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2022 |
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 và Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (bao gồm cả kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, cưỡng chế kiểm đếm) theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Các khoản kinh phí sau đây được điều chỉnh tại các pháp luật khác có liên quan; không thuộc kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này:
a) Kinh phí để định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất, được lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
b) Kinh phí để xác định hoặc thuê tổ chức thẩm định giá xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản và kinh phí thẩm định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản theo quy định tại Thông tư số 80/2017/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được tổng hợp trong dự toán ngân sách giao cho cơ quan tài chính (của cấp có thẩm quyền thu hồi đất), được sử dụng và thanh, quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
c) Kinh phí để chi lương, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ quy định đối với các cán bộ, công chức, viên chức được huy động từ các cơ quan, đơn vị của nhà nước để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chế độ kiêm nhiệm do cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức đó chi trả.
d) Kinh phí lập, chỉnh lý bản đồ địa chính ở địa phương được bố trí từ ngân sách địa phương theo quy định tại Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường.
1. Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường).
2. Các đối tượng khác có liên quan tới việc lập, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được quy định như sau:
a) Đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
b) Đối với các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà không phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.
c) Đối với các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chưa bao gồm kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm) không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án; mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Đối với các dự án, tiểu dự án phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
1. Nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
a) Chi tuyên truyền các chính sách, chế độ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tổ chức vận động các đối tượng liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất.
b) Chi điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Đất đai năm 2013 gồm: Phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; đo đạc xác định diện tích thực tế các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực hiện dự án (nếu có) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm căn cứ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp phải đo đạc lại; kiểm kê số lượng nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác.
c) Chi lập, thẩm định, chấp thuận, phê duyệt, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán các chỉ tiêu, xác định mức bồi thường, hỗ trợ đến khâu phê duyệt phương án, thông báo công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
d) Chi tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
đ) Chi phục vụ việc hướng dẫn thực hiện, giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
e) Chi thuê nhà làm việc, thuê và mua sắm máy móc, thiết bị để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và cơ quan thẩm định.
g) Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc (bưu chính, điện thoại), xăng xe.
h) Chi thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có). Việc thuê nhân công do người đứng đầu Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường quyết định, quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ và chỉ được thực hiện khi Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường không có đủ nhân sự để thực hiện và không được thực hiện nhiệm vụ trùng lấp với nhân sự của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.
i) Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Nội dung chi tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:
a) Chi thông báo, tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
b) Chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
c) Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
d) Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế, chi thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không thanh toán.
đ) Chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
e) Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.
g) Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
3. Chi tiền lương, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ quy định của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất theo cơ chế tài chính áp dụng đối với tổ chức đó.
Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương được xác định theo quy định hiện hành của pháp luật.
1. Đối với các nội dung chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Đối với nhà làm việc, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và cơ quan thẩm định thì các đơn vị này có trách nhiệm bố trí, sắp xếp trong diện tích nhà làm việc, máy móc, thiết bị hiện có của mình để phục vụ hoạt động.
Trường hợp không bố trí được trong diện tích nhà làm việc, máy móc, thiết bị hiện có thì được thuê nhà làm việc, thuê và mua sắm máy móc, thiết bị để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc thuê nhà làm việc, thuê và mua sắm máy móc, thiết bị thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.
3. Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc (bưu chính, điện thoại), xăng xe được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án, tiểu dự án.
4. Chi phí trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thông qua Hợp đồng được ký giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và đơn vị cung cấp dịch vụ. Đơn vị cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đã ký và pháp luật có liên quan. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Đối với các nội dung chi không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức chi cụ thể để thực hiện cho phù hợp.
1. Việc lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm thực hiện như sau:
a) Đối với dự án, tiểu dự án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nội dung chi quy định tại Điều 4 Thông tư này, mức chi quy định tại Điều 5 Thông tư này và khối lượng công việc dự kiến phát sinh để lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có); gửi Sở Tài chính để thẩm định (đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư); gửi Phòng Tài chính Kế hoạch để thẩm định (đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bao gồm cả dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền phê duyệt phương án) để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
b) Đối với dự án, tiểu dự án thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư này:
b.1) Đối với các dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Việc lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
b.2) Đối với các dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ mức trích kinh phí theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư này để xác định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và gửi về cơ quan tài chính quy định tại điểm a khoản này thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt. Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt được xác định là dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.
Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nội dung chi quy định tại Điều 4 Thông tư này, mức chi quy định tại Điều 5 Thông tư này và khối lượng công việc dự kiến phát sinh để lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm để tổng hợp cùng với dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi gửi về cơ quan tài chính để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt theo quy định.
c) Sau khi dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gửi một bản cho Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án hoặc Quỹ phát triển đất hoặc Kho bạc Nhà nước để phối hợp thực hiện.
d) Dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được xác định là giá trị quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế kiểm đếm với Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án và được sử dụng để:
d.1) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước.
d.2) Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án thực hiện quyết toán dự án hoàn thành.
Trường hợp dự án, tiểu dự án mà việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm thực hiện trong nhiêu năm thì căn cứ vào dự kiến các nội dung công việc phát sinh phải thực hiện của từng năm để phân bổ dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho từng năm để thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
2. Việc sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm của các dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như sau:
a) Việc sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm của các dự án, tiểu dự án thực hiện như sau:
a.1) Căn cứ dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được Chủ đầu tư hoặc Quỹ phát triển đất hoặc Kho bạc Nhà nước chuyển tiền hoặc chuyển vốn ứng hoặc chuyển vốn tạm ứng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo tiến độ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
Việc hoàn trả vốn ứng, thanh toán vốn tạm ứng thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp dự án, tiểu dự án (không bao gồm dự án, tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công) có yêu cầu cấp bách phải thực hiện ngay các công việc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà dự toán chưa được phê duyệt thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được ứng kinh phí từ Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án theo quy định của pháp luật để thực hiện. Trường hợp số kinh phí đã ứng lớn hơn dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn trả cho Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án theo quy định của pháp luật.
a.2) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo đúng dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc sử dụng, hạch toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm của dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
a.3) Trường hợp thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện các dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng đã ký.
b) Hằng năm, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế kiểm đếm và xử lý chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được duyệt so với số kinh phí đã nhận theo dự toán được duyệt của các dự án, tiểu dự án đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm tài chính. Cụ thể như sau:
b.1) Quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm:
Việc quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm thực hiện theo quy định tại pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được giao thực hiện đồng thời nhiều dự án, tiểu dự án mà có các chi phí chung (không theo dõi riêng cho từng dự án, tiểu dự án) thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tập hợp toàn bộ chi phí chung trong năm tài chính để phân bổ cho từng dự án, tiểu dự án theo công thức sau:
Chi phí chung phát sinh trong năm phân bổ cho từng dự án, tiểu dự án | = | Tổng chi phí chung phát sinh trong năm của tất cả các dự án, tiểu dự án | x | Chi phí trực tiếp đã thực hiện trong năm của từng dự án, tiểu dự án |
Tổng chi phí trực tiếp đã thực hiện trong năm của tất cả các dự án, tiểu dự án |
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập bảng phân bổ chi phí chung trong năm cho từng dự án, tiểu dự án (kèm toàn bộ chứng từ chi phí chung phát sinh trong năm). Trên cơ sở đó:
- Đối với các dự án, tiểu dự án đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm tài chính, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm chi phí trực tiếp và chi phí chung (nếu có) gửi cơ quan tài chính quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này để phê duyệt quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Đối với các dự án, tiểu dự án chưa hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm tài chính thì ghi nhận chi phí trực tiếp và chi phí chung (nếu có) của dự án, tiểu dự án đó để phục vụ cho việc quyết toán toàn bộ kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án khi hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
b.2) Phần chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt so với số kinh phí đã nhận theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được nộp ngân sách trung ương đối với dự án, tiểu dự án thuộc trung ương quản lý, nộp ngân sách địa phương đối với dự án, tiểu dự án còn lại (trừ dự án, tiểu dự án thuộc trung ương quản lý).
3. Việc sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm của các dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như sau:
a) Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là nguồn thu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Căn cứ dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được Chủ đầu tư hoặc Quỹ phát triển đất hoặc Kho bạc Nhà nước chuyển tiền hoặc chuyển vốn ứng hoặc chuyển vốn tạm ứng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm theo tiến độ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
Việc hoàn trả vốn ứng, thanh toán vốn tạm ứng thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp dự án, tiểu dự án (không bao gồm dự án, tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công) có yêu cầu cấp bách phải thực hiện ngay các công việc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà dự toán chưa được phê duyệt thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được ứng kinh phí từ Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án theo quy định của pháp luật để thực hiện. Trường hợp số kinh phí đã ứng lớn hơn dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoàn trả cho Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện các dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng đã ký.
Điều 7. Lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
1. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì khi có quyết định cưỡng chế thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nội dung chi quy định tại Điều 4 và mức chi quy định tại Điều 5 Thông tư này lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gửi cơ quan tài chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
2. Dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được xác định là giá trị quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất với Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án và được sử dụng để:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước.
b) Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án thực hiện quyết toán dự án hoàn thành.
Trường hợp dự án, tiểu dự án mà việc cưỡng chế thu hồi đất thực hiện trong nhiều năm thì phải phân bổ dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho từng năm để thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
3. Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như sau:
a) Đối với các dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như quy định đối với kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
b) Đối với các dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là nguồn thu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với những dự án, tiểu dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (bao gồm cả kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, cưỡng chế kiểm đếm) trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện như sau:
1. Trường hợp dự án, tiểu dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự toán nhưng chưa thực hiện thanh toán (chi) hoặc chưa hoàn thành việc thanh toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì xử lý như sau:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt lại dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Thông tư này.
b) Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xử lý chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt so với số kinh phí đã nhận theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp dự án, tiểu dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự toán và đã hoàn thành việc thanh toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo dự toán đã được phê duyệt nhưng chưa trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chưa gửi báo cáo quyết toán đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) thì xử lý như sau:
a) Dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được xác định là giá trị quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án và được sử dụng để:
a.1) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước (nếu có).
a.2) Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án thực hiện quyết toán dự án hoàn thành.
b) Trên cơ sở dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, việc quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và xử lý chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt so với số kinh phí đã nhận theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp dự án, tiểu dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự toán, đã hoàn thành việc thanh toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo dự toán đã được phê duyệt và đã trình nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện quyết toán và xử lý chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt so với số kinh phí đã nhận theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định áp dụng tại thời điểm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết toán; không thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
4. Trường hợp dự án, tiểu dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa xử lý chênh lệch giữa số chi thực tế theo quyết toán được duyệt so với số kinh phí đã nhận theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện xử lý chênh lệch này theo quy định áp dụng tại thời điểm quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
5. Trường hợp dự án, tiểu dự án chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng đã ứng, tạm ứng kinh phí theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì việc hoàn trả vốn ứng, thanh toán vốn tạm ứng và hoàn trả cho Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án số chênh lệch giữa số kinh phí đã ứng so với dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2022.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm rà soát các quy định về mức chi liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất đã ban hành theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định mức chi theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
3. Thông tư này thay thế Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Circular No. 61/2022/TT-BTC dated October 05, 2022 on guiding production of estimates, use, payment, and finalization of expenditure on compensation, support, and relocation in case of land expropriation by the state
- Số hiệu: 61/2022/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/10/2022
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Đức Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/2022
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2024
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực