Hệ thống pháp luật

B GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2015/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức thực hiện đăng kiểm cho các phương tiện thủy nội địa.

2. Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá;

b) Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người;

c) Phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người;

d) Bè.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đăng kim phương tiện thủy nội địa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiu như sau:

1. Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp) gồm: Vật liệu, máy móc và các trang thiết bị được sử dụng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa.

2. Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho phương tiện thủy nội địa đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận đạt tiêu chun chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Hồ sơ thiết kế gồm: Hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi và nhập khu; thiết kế lập hồ sơ đối với phương tiện nhập khẩu, phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm; thiết kế sản phẩm công nghiệp; thiết kế mẫu định hình; thiết kế chuyển đi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa.

4. Tài liệu hướng dẫn gồm: Thông báo ổn định cho thuyền trưởng, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất lỏng độc hại.

5. Sao và thẩm định mẫu định hình là sao và thẩm định thiết kế trên cơ sở thiết kế mẫu định hình đã được thm định.

Chương II

ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN

Điều 4. Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện

1. Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.

2. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.

3. Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.

4. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.

5. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.

6. Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.

7. Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.

8. Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.

Điều 5. Căn cứ đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và sản phm công nghiệp

Công tác đăng kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này phải được tiến hành theo quy định của các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

Điều 6. Các loại hình kiểm tra phương tiện

1. Các loại hình kim tra phương tiện bao gồm:

a) Kim tra lần đầu, bao gồm: kim tra phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khu, phương tiện đăng ký hành chính lần đầu;

b) Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: kiểm tra định kỳ; kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kim tra trung gian;

c) Kiểm tra bất thường theo quy định tại hệ thống quy phạm, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

2. Nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra được thực hiện theo quy định tại hệ thống quy phạm, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

Điều 7. Nguyên tắc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa

1. Phương tiện phải được kiểm tra lần đầu, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa trước khi đăng ký hành chính lần đầu.

2. Phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi ở khu vực nào thì đơn vị đăng kim có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực đó thực hiện kim tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.

3. Phương tiện đã đăng ký hành chính khi kiểm tra chu kỳ, kiểm tra bất thường được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào có đủ năng lực, thm quyền phụ trách khu vực phương tiện neo đậu.

4. Các đơn vị đăng kim chỉ được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa phù hợp với năng lực, thm quyền và trong khu vực được giao.

Chương III

THỦ TỤC THẨM ĐỊNH HỒ SƠ THIẾT KẾ, TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN; KIỂM TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA; KIỂM TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

Điều 8. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn

1. Đối với thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đi, lập hồ sơ, hồ sơ bao gồm:

a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chun kỹ thuật, tiêu chun kỹ thuật áp dụng cho phương tiện. Đối với hồ sơ thiết kế do đơn vị thiết kế nước ngoài thiết kế hoặc chủ phương tiện là người nước ngoài hoặc thiết kế phương tiện đóng ở Việt Nam để xuất khẩu thì ngôn ngữ sử dụng trong thuyết minh, bản tính phải là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, còn ngôn ngữ sử dụng trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;

c) Đối với thiết kế lập hồ sơ của phương tiện đã đóng trong nước mà không có sự giám sát của đăng kim, ngoài các giấy tờ phải nộp quy định tại đim a, đim b khoản này thì phải trình: Hp đồng đóng mới phương tiện hoặc các giấy tờ chứng minh phương tiện là tài sản hợp pháp của chủ phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đó.

2. Đối với thẩm định thiết kế mẫu định hình, hồ sơ bao gồm:

a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;

b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện.

3. Đối với sao và thẩm định mẫu định hình, hồ sơ bao gồm 01 bản chính Giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

4. Đối với thẩm định thiết kế phương tiện nhập khẩu, hồ sơ bao gồm:

a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện và các tài liệu kỹ thuật của t chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có). Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;

c) Hồ sơ xác định tuổi của phương tiện;

d) Tờ khai hàng hóa nhập khu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với trường hợp phương tiện đã nhập khẩu về Việt Nam).

5. Đối với thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp, hồ sơ bao gồm:

a) Trường hp sản phẩm công nghiệp được sản xuất, chế tạo trong nước, hồ sơ nộp bao gồm: 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn k thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm;

b) Trường hợp sản phẩm công nghiệp nhập khẩu, hồ sơ nộp bao gồm: 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm. Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh; tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

6. Đối với thẩm định thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa, hồ sơ bao gồm:

a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện.

7. Đối với thẩm định tài liệu hướng dẫn, hồ sơ bao gồm:

a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định tài liệu hướng dẫn theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

b) 03 bản chính hồ sơ tài liệu hướng dẫn.

Điều 9. Trình tự thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn

1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền.

2. Cục Đăng kim Việt Nam hoặc đơn vị đăng kim được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.

3. K từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định, trong thời hạn 20 ngày làm việc đối với thiết kế loại phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới hoặc các phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bin, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu dầu có nhiệt độ chp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 °C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu khách cao tốc, tàu đệm khí; nhà hàng nổi, khách sạn ni, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, tàu chở khách có sức chở từ 100 khách trở lên hoặc trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với thiết kế không phải là loại kể trên và tài liệu hướng dẫn, Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT), cấp Thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn/thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để khắc phục các tồn tại.

4. Đối với các hồ sơ thiết kế đã khắc phục các tồn tại theo thông báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền, k từ ngày nhận hồ sơ thiết kế đã khắc phục, trong thời hạn 02 ngày làm việc hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế như quy định tại khoản 3 Điều này; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đ hoàn thiện lại.

5. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn nộp phí và lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

Điều 10. Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kim, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (trừ trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của phương tiện. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện quy định như sau:

a) Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi hoặc phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.

b) Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đang khai thác thì trình bản gốc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đã được cấp khi thực hiện kiểm tra phương tiện.

c) Đi với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện chuyn đi tàu bin thành phương tiện thủy nội địa thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa đã được thẩm định và Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam.

2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.

3. Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì đơn vị đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT và đóng dấu hoàn công vào các h sơ thiết kế hoàn công đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi loại phương tiện nêu ở khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư này; nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

4. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nộp phí, lệ phí theo quy định và có th nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hp khác.

Điều 11. Thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (trừ trường hợp đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của phương tiện nhập khẩu. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện nhập khẩu quy định như sau:

a) Đối với phương tiện nhập khẩu đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm bởi cơ quan đăng kim nước ngoài do Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận, khi nhập khẩu về Việt Nam thì nộp hồ sơ thiết kế phương tiện đã được cơ quan đăng kim nước ngoài thm định (bn sao kèm bản chính đ đối chiếu), bản chính hồ sơ đăng kiểm do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp cho phương tiện, các tài liệu kỹ thuật liên quan đến phương tiện; trình hồ sơ để xác định tuổi phương tiện, bản sao chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu gồm hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương, tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

b) Đối với phương tiện nhập khẩu đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bởi cơ quan đăng kiểm nước ngoài chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận hoặc chưa được cơ quan đăng kim nước ngoài kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đăng kiểm thì trình bản chính hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa đim kiểm tra.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra như sau:

a) Đối với phương tiện được quy định tại đim a khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra để xác nhận tình trạng kỹ thuật thực tế của phương tiện so với hồ sơ thiết kế đã thẩm định và hồ sơ đăng kiểm đã cấp cho phương tiện;

b) Đối với phương tiện được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện với loại hình kiểm tra lần đầu.

4. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT, nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

5. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nhập khẩu nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

Điều 12. Thủ tục kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa

1. T chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền. Hồ sơ đề nghị kiểm tra bao gồm: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (trừ trường hợp đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp. Hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp quy định như sau:

a) Đối với sản phẩm công nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo lô trong nước thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định;

b) Đối với sản phẩm công nghiệp nhập khẩu về Việt Nam đã được cơ quan đăng kiểm nước ngoài do Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận kiểm tra, thì nộp h sơ đăng kiểm do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp cho sản phẩm công nghiệp (bản sao có bản chính đ đối chiếu) và các tài liệu kỹ thuật liên quan (nếu có); Bản sao chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu gồm Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương, tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

c) Đối với sản phẩm công nghiệp nhập khẩu về Việt Nam đã được kiểm tra bởi cơ quan đăng kiểm nước ngoài nhưng chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận hoặc chưa được cơ quan đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiếp nhận hồ sơ; trường hp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp h sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiến hành kiểm tra. Đối với sản phẩm quy định tại điểm a và đim c khoản 1 Điều này, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản phm công nghiệp cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản phm công nghiệp cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra sản phm công nghiệp ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT, nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

4. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra sản phẩm công nghiệp nộp phí, lệ phí theo quy định và có th nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

Điều 13. Hồ sơ đăng kiểm, Tem kiểm định và số kiểm soát cấp cho phương tiện

1. Phương tiện sau khi được kim tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp các hồ sơ sau:

a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa;

b) Các loại biên bản và báo cáo kiểm tra kỹ thuật.

2. Ngoài các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này còn có:

a) S kiểm tra thiết bị nâng hàng đối với phương tiện có thiết bị nâng hàng;

b) Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước của phương tiện khi có yêu cầu của chủ phương tiện;

c) Cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.

3. Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này được cấp kèm theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Tem kiểm định được dán trên phương tiện như sau:

a) Đối với phương tiện có kính phía trước vô lăng lái: Tem kim định được dán ở mặt trong, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của kính (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát;

b) Đối vi phương tiện có ca-bin hoặc buồng ngủ nhưng không có kính vách phía trước: Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của vách trước ca-bin hoặc buồng ngủ (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát;

c) Đối với phương tiện không thuộc điểm a, b khoản này nhưng có thành quây hầm hàng: Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của thành quây hầm hàng phía mũi (ngay phía dưới của thanh gia cường mép miệng quây), ở vị trí dễ quan sát;

d) Đối với phương tiện còn lại: Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát, ít bị va chạm và ít bị ảnh hưởng của thời tiết.

4. Số kiểm soát

a) Phương tiện sau khi được kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật sẽ được đóng hoặc gắn một số kiểm soát, số kiểm soát được đóng hoặc gắn trên phương tiện nhằm kiểm soát từng phương tiện và số lượng phương tiện đã được đăng kiểm trên toàn quốc;

b) Số kim soát gồm phần chữ và phần số. Phần chữ gồm hai chữ cái in hoa là VR (đối với các phương tiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư này), VS (đối với các phương tiện quy định tại khoản 4 Phụ lục IX của Thông tư này). Phần số gồm 8 (tám) chữ số, hai chữ số đầu là 2 (hai) chữ số cuối của năm đóng phương tiện, sáu chữ số tiếp theo là số tự nhiên do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý và cấp trực tiếp cho các đơn vị đăng kiểm. Số này được lưu vào cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm phương tiện trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện;

c) Các đơn vị đăng kiểm, khi nhận được phiếu cấp phát 6 (sáu) chữ số tự nhiên từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, phải xác nhận về Cục Đăng kiểm Việt Nam. Đơn vị đăng kiểm sử dụng số kiểm soát theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Hàng tháng, đơn vị phải báo cáo việc sử dụng số kiểm soát, dự trù kế hoạch sử dụng của tháng tiếp theo và báo cáo về Cục Đăng kiểm Việt Nam.

5. Kích thước, vị trí số kiểm soát theo quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này.

Chương IV

CƠ QUAN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 14. Cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện

1. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đăng kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này; tổ chức hệ thống đơn vị đăng kim thng nhất trong phạm vi cả nước; thực hiện công tác đăng kiểm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Thông tư này.

2. Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là đơn vị đăng kiểm) đã được xác nhận và thông báo hạng đơn vị đăng kiểm sẽ được thực hiện nội dung công tác đăng kiểm quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 4 của Thông tư này và các nội dung đăng kiểm khác khi được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền phù hợp với năng lực của đơn vị đăng kiểm sau khi được xác nhận và thông báo.

3. Đơn vị đăng kiểm được chia thành hạng I, hạng II, hạng III theo yêu cầu về năng lực quy định tại Phụ lục X của Thông tư này và thực hiện công tác đăng kiểm như sau:

a) Đơn vị đăng kiểm hạng III thực hiện công tác đăng kiểm cho các phương tiện thuộc khoản 4 Phụ lục IX của Thông tư này.

b) Đơn vị đăng kiểm hạng II thực hiện công tác đăng kiểm cho các phương tiện thuộc khoản 1, 2, 3, 4 Phụ lục IX của Thông tư này (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên; tàu dầu có nhiệt độ chp cháy lớn hơn 60°C, có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên; tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60°C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên; tàu đệm khí; tàu chở xô hóa chất nguy him; tàu chở khí hóa lỏng).

c) Đơn vị đăng kiểm hạng I thực hiện công tác đăng kiểm cho tất cả các loại phương tiện thủy nội địa.

Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1. Xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; xây dựng, ban hành các quy định về nghiệp vụ đăng kiểm để áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.

2. Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ về đăng kiểm phương tiện và kiểm tra thực hiện Thông tư này.

3. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất Cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; nối mạng truyền số liệu và quản lý dữ liệu phương tiện của các đơn vị đăng kiểm.

4. Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ đăng kiểm.

5. Thực hiện việc xác nhận và thông báo năng lực đơn vị đăng kiểm theo quy định tại Phụ lục X. Công bố hạng các đơn vị đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

6. Công bố danh sách các đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền thực hiện công tác đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

7. Kiểm tra, giám sát công tác đăng kiểm của các đơn vị đăng kiểm. Xử lý hoặc đề nghị xử lý sai phạm của cá nhân và đơn vị đăng kiểm theo quy định.

8. Quy định các biên bản, báo cáo kiểm tra kỹ thuật cấp cho phương tiện.

9. In ấn, quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, ấn phẩm sử dụng trong đăng kiểm phương tiện.

10. Báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm theo quy định.

11. Thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Kiểm tra, giám sát hoạt động và xử lý sai phạm của các cá nhân, đơn vị đăng kiểm thuộc địa phương quản lý. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra công tác đăng kiểm của các đơn vị đăng kiểm trực thuộc địa phương quản lý.

2. Chỉ đạo các đơn vị chức năng của Sở Giao thông vận tải:

a) Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, kiểm tra, xử lý những trường hợp không tuân thủ các quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;

b) Phối hợp với đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện đăng kiểm phương tiện, đối với trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 17 của Thông tư này.

Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm

1. Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện nội dung đăng kiểm theo quy định đối với loại phương tiện quy định tại khoản 4 Phụ lục IX thuộc địa phương quản lý và các phương tiện quy định tại khoản 3 Phụ lục IX của Thông tư này khi đủ năng lực và được Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận và thông báo.

2. Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nội dung đăng kiểm theo quy định đối với loại phương tiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư này. Trong trường hợp có đề nghị của Sở Giao thông vận tải thì nhiệm vụ đăng kiểm được phân công cho đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải sẽ do đơn vị đăng kim trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện.

3. Đơn vị đăng kiểm phải đáp ứng yêu cầu về năng lực và phải được xác nhận và thông báo có đủ năng lực phù hợp với hạng I, II, III quy định tại Phụ lục X của Thông tư này.

4. Đơn vị đăng kiểm phải có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực thực hiện công tác đăng kiểm trên địa bàn được giao thỏa mãn quy định tại Phụ lục XPhụ lục XI; Phân công đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra theo đúng trình độ và năng lực ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm viên.

5. Thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa một cách khách quan, phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ và đúng pháp luật.

6. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.

7. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung quy trình, phí, lệ phí và thời gian làm việc.

8. Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

9. Tuân thủ sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam về công tác kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện.

10. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đăng kiểm của cơ quan chức năng.

11. Quản lý, giám sát hoạt động đăng kiểm, thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, đăng kiểm viên và nhân viên; phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đăng kim của đơn vị.

12. Thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

13. Khi nhận được yêu cầu kiểm tra bất thường bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị đăng kiểm phải tổ chức thực hiện kiểm tra và trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra theo nội dung, thời gian và địa điểm yêu cầu kiểm tra.

14. Thu hồi giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện trong trường hp tàu bị tai nạn mà không còn đảm bảo trạng thái kỹ thuật; thu hồi giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong trường hợp cấp hồ sơ đăng kiểm mới khi thực hiện chu kỳ kiểm tra tiếp theo.

Điều 18. Trách nhiệm của chủ phương tiện, cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện, cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp, cơ sở thử nghiệm phục vụ công tác đăng kiểm

1. Thực hiện các quy định về đăng kiểm phương tiện, sản phẩm công nghiệp tại Thông tư này và các quy định liên quan khác của pháp luật.

2. Nộp lại Giấy chứng nhận và Tem kiểm định khi có thông báo thu hồi của đơn vị đăng kiểm hoặc khi nhận Giấy chứng nhận và Tem kiểm định mới (trừ trường hp bị mất).

3. Nộp phí và lệ phí theo quy định.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Bãi bỏ Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004, Thông tư số 34/2011/TT-BGTVT ngày 26 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004 và tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các đơn vị đăng kiểm đang hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004 cho đến khi được đánh giá, xác nhận năng lực.

2. Trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải xác nhận năng lực và thông báo cho các đơn vị đăng kiểm.

Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:

Chánh Văn phòng B, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 21;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
-
UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
-
Các Thứ trưng Bộ GTVT;
-
Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
-
Công báo;
-
Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
-
Cổng thông tin điện t Bộ GTVT;
-
Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
-
Lưu: VT, KHCN.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT HIỆN HÀNH ÁP DỤNG CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Nghị định số 111/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu.

2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - QCVN 72:2013/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 61/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ - QCVN 25:2010/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BGTVT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa - QCVN 17:2011/BGTVT, sửa đổi lần 1:2013, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ - QCVN 84:2013/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 79/2014/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giám sát kỹ thuật và đóng tàu biển cỡ nhỏ QCVN 03:2009/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 21/2009/TT-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí - QCVN 50:2012/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 54/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

8. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh - QCVN 56:2013/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2013/TT-BGTVT ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

9. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm - QCVN 01:2008/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 30/2008/TT-BGTVT ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

10. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc - QCVN 54:2013/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BGTVT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

11. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép - QCVN 51:2012/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 54/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

12. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy lái thủy lực trên phương tiện thủy - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - QCVN 24:2010/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2010/TT-BGTVT ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

13. Quy phạm thiết bị nâng hàng phương tiện thủy nội địa TCVN 7565:2005, ban hành kèm theo Quyết định số 224/2006/QĐ-BKHCN ngày 17 tháng 02 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

14. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa - QCVN 85:2015/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

15. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng ụ ni - QCVN 55:2013/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2013/TT-BGTVT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

16. Quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện quy định tại Chương V Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên được bổ sung sửa đi, hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan được cấp có thm quyền ban hành mới sau ngày Thông tư này có hiệu lực, thì các bổ sung sửa đổi hoặc các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật mới đó sẽ được áp dụng trong hoạt động đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.

 

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN / SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư s 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ĐƠN VỊ Đ NGHỊ THẨM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………….

………….., ngày tháng năm

 

GIẤY Đ NGHỊ THM ĐỊNH THIT K / TÀI LIỆU HƯỚNG DN / SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: …………………………………………………

Đơn vị đề nghị thẩm định:...................................................................................................

Địa ch:..............................................................................................................................

Số điện thoại: ………………………… Số Fax: .....................................................................

Đ nghị Cơ quan Đăng kiểm thẩm định thiết kế sau:

Tên tàu, tên sản phẩm, tài liệu hướng dẫn/Ký hiệu thiết kế: ..................................................

Loại thiết kế(*): ........................................................................

Tên tàu, tên sản phẩm/ký hiệu thiết kế ban đầu (**): …………./..............................................

Số ĐKHC/ Số Đăng kiểm (**): ……………..……./..................................................................

Nội dung thiết kế: ..............................................................................................................

Dùng cho thiết kế phương tiện có:

Chiều dài (Lmax/L): …………. (m); Chiều rộng: (Bmax/B): ................................................... (m);

Chiều cao mạn (D): ………… (m); Chiều chìm (d): .......................................................... (m);

Tổng dung tích (GT): ……………; Trọng tải TP/Lượng hàng: ......................................... (tấn);

Số lượng thuyền viên: …… (người); Số lượng hành khách/người khác: …....../……... (người);

Máy chính (số lượng, kiểu, công suất): .............................................................................. ;

Kiểu và công dụng của tàu: .............................................................................................. ;

Cấp thiết kế dự kiến: …………………….; Vùng hoạt động: ..................................................

Chủ sử dụng thiết kế: ........................................................................................................

Địa chỉ chủ sử dụng thiết kế: ..............................................................................................

Nơi dự kiến thi công: .........................................................................................................

Số lượng thi công: .......................................................  (chiếc)

 

 

 

Đơn vị đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

(*) Đin loại thiết kế, ví dụ: “Đóng mới”, hoán cải”, “sửa đổi”, “tài liệu hướng dẫn”, sản phẩm công nghiệp”.

(**) Áp dụng cho thiết kế hoán ci, sửa đi.

 

PHỤ LỤC III

GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH MẪU ĐỊNH HÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 ca Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Đơn v đ ngh thm đnh mẫu
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

, ngày     tháng    năm 20       

 

GIẤY Đ NGHỊ THẨM ĐỊNH MẪU ĐỊNH HÌNH

Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Đơn vị đề nghị thẩm định mẫu: ...........................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Đơn vị xây dựng mẫu: .......................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định mẫu định hình có thông số kỹ thuật như sau:

Kiểu và công dụng của phương tiện: ..................................................................................

Vật liệu thân tàu: ...............................................................................................................

Chiều dài thiết kế từ: ................................. (m); đến: ..................................................... (m)

Chiều rộng thiết kế từ: ............................... (m); đến: ..................................................... (m)

Chiều cao mạn từ: .................................... (m); đến: ..................................................... (m)

Chiều chìm từ: .......................................... (m); đến: ..................................................... (m)

Trọng tải toàn phần từ: ............................. (tấn); đến: ........................................................ (tấn)

Số lượng khách từ: ............................... (người); đến: (người)

Kiểu lắp đặt máy chính: …………….; Công suất từ: ………….…. đến …………….. (sức ngựa)

Vùng hoạt động: ...............................................................................................................

 


Nơi nhận:
- Như trên;
-
Lưu đơn vị.

ĐƠN VỊ Đ NGHỊ
(Ký tên & đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG MU ĐỊNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư s 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày……..tháng……năm…….

GIẤY Đ NGHỊ SỬ DỤNG MẪU ĐỊNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Kính gửi: …………………………………….

Tên người đề nghị sử dụng mẫu: .......................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Số chứng minh nhân dân/Mã số thuế: .................................................. /.............................

Số điện thoại: ...........................................  Số Fax: ..........................................................

Đề nghị Cơ quan Đăng kiểm sao và thẩm định thiết kế mẫu phương tiện thủy nội địa để:

Đóng mới phương tiện: £

Lập hồ sơ cho phương tiện: £

Hoán cải cho phương tiện: £

Có các thông số như sau:

Chiều dài (Lmax/L): ……../……..(m); Chiều rộng: (Bmax/B): ……./........................................ (m);

Chiều cao mạn (D): ……………….(m); Chiều chìm (d): ................................................... (m);

Trọng tải toàn phần: …………..(tấn); Số lượng hành khách/người khác: ……………./. (người);

Vật liệu thân tàu: ...............................................................................................................

Ký hiệu máy chính: ……………..; Công suất máy chính: ..................................... (sức ngựa);

Kiểu lắp đặt: .....................................................................................................................

Vùng hoạt động: ...............................................................................................................

Đơn vị dự kiến thi công: ....................................................................................................

Số lượng thi công: ........................................................ (chiếc)

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

 

 

Đơn vị (cá nhân) đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên & đóng dấu nếu có)

 

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN /SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư s 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

…………., ngày ….. tháng …… năm ……..

 

GIẤY Đ NGHỊ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN/SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Kính gửi: ………………………………………

Tổ chức, cá nhân đề nghị: .................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Số điện thoại: ...........................................  Số Fax: ..........................................................

Đ nghị Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thủy nội địa/ giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật sản phẩm công nghiệp s dụng cho phương tiện sau:

Tên tàu/tên sản phẩm công nghiệp: …………………/........................................................... /     

Số thẩm định thiết kế: ........................................................................................................

Số ĐKHC/ S Đăng kiểm (*): ………………../.......................................................................

Nội dung kiểm tra:

.........................................................................................................................................

Tên, địa chỉ nhà sản xuất (**): .............................................................................................

Thời gian dự kiến kiểm tra: ................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: .............................................................................................................

Tên Tổ chức/cá nhân trả phí đăng kiểm: .............................................................................

Địa chỉ, số điện thoại, số fax: ............................................................................................

Mã số thuế: .......................................................................................................................

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

 

 

Đơn vị đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên & đóng dấu nếu có)

(*) Áp dụng cho phương tiện đang khai thác.

(**) Áp dụng cho kiểm tra sn phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.

 

PHỤ LỤC VI

MẪU THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
(Ban hành kèm theo Thông tư s 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TB 01-TNĐ

CỤC ĐĂNG KIM VIỆT NAM

18 - Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội - Việt Nam

Tel: 84 - 4 - 37684709

Fax: 84 - 4 - 37684724 Website: http//www.vr.org.vn

 

THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN/THIT K

Số:……./……..

Ngày: ……../…../20…….

Về việc: ............................................................................................................................

Tên/ký hiệu thiết kế: ...........................................................................................................

Đơn vị thiết kế: ..................................................................................................................

 

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM


Nơi nhận:
- Đơn vị thiết kế 01
- Đơn vị ĐKGS 01
- Lưu Cục ĐKVN 01
- Lưu nơi thẩm định 01

 

PHỤ LỤC VII

MẪU TEM KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TEM KIM ĐỊNH

1. Các yêu cầu chung

- Phôi tem phát hành thống nhất; có các chi tiết chng làm giả.

- Hình dạng bầu dục, kích thước bao: 114x102 mm, vành trong cách đều vành ngoài và có kích thước tương ứng 88x76 mm.

- Mặt trước của phôi Tem: Nn giữa hai vành trong và vành ngoài màu trắng, chữ đen và số seri Tem màu đỏ được in sẵn. Các nội dung khác chữ đen do Đơn vị đăng kiểm in.

- Phần trong hình bầu dục nền màu vàng, có logo Đăng kiểm chìm bên trong, in chữ số của tháng và năm đến hạn kiểm định.

- Tem được làm bằng chất liệu dạng vỡ chỉ sử dụng một lần, có thể dán trực tiếp lên vật liệu vỏ tàu (thép, gỗ, xi măng lưới thép, FRP, nhôm), sau đó tem được dán phủ một lớp nylon dày, chống bóc và chịu được ảnh hưởng của thời tiết như: mưa, nắng, sóng gió, nước.

2. Nội dung in trên tem

(1): in số seri tem

(2): in số kiểm soát của phương tiện

(3): in số đăng kiểm của phương tiện

(4): in tháng và năm đến hạn kiểm định

(5): in số Đăng ký hành chính của phương tiện

(6): in ngày, tháng, năm hết hạn hiệu lực đăng kiểm của phương tiện

 

PHỤ LỤC VIII

KÍCH THƯỚC, VỊ TRÍ SỐ KIM SOÁT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Đối vi các tàu vỏ thép, hợp kim nhôm

a) Cách gn: Số kim soát được làm sẵn bằng thép dẹt (đối với tàu vỏ thép), nhôm dẹt (đối với tàu vỏ hp kim nhôm) và hàn cố định (hàn liên tục) phía dưới vị trí kẻ số đăng ký hành chính.

b) Kích thước (chiều cao x chiều rộng) của chữ và số kim soát là (100 x 60) mm, chiều rộng nét chữ và số là 15 mm; chữ và số kim soát được sơn cùng màu với số đăng ký hành chính.

2. Đối với các tàu vỏ gỗ, nhựa gia cường sợi thủy tinh:

a) Số kiểm soát được đóng vào bin số kim soát (làm bằng vật liệu nhôm) và gắn bằng đinh tán lên tàu tại vị trí sau: Nếu tàu có vô lăng lái thì gắn trên vô ng lái; Nếu tàu không có vô lăng lái thì gắn trên đài lái trước cần điều khiển lái. Số kiểm soát của phương tiện quy định tại khoản 1, 2, 3 của Phụ lục IX của Thông tư này có chiều cao là 8 mm. Số kiểm soát của phương tiện quy định tại khoản 4 Phụ lục IX của Thông tư này có chiều cao là 6 mm.

b) Các tàu khác chọn vị trí đóng, gắn số kiểm soát sao cho dễ quan sát.

 

PHỤ LỤC IX

PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư s 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, tàu chở công ten nơ, chở xô hóa chất nguy hiểm, chở dầu; tàu khách cao tốc, tàu đệm khí.

2. Các phương tiện của người nước ngoài hoặc của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia giao thông đường thủy nội địa.

3. Các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh (trừ các phương tiện nêu ở khoản 1, 2 trên đây), có một trong các đặc trưng sau:

a) Phương tiện có sức chở người từ 50 người trở lên;

b) Phương tiện có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên;

c) Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 135 sức ngựa trở lên;

d) Phương tiện chuyên dùng như: ụ ni, tàu công trình và các tàu có công dụng đặc biệt có chiều dài thiết kế từ 10 m trở lên;

e) Phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng lớn hơn 1 tấn.

4. Các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh (trừ các phương tiện nêu ở khoản 1, 2 trên đây), có một trong các đặc trưng sau:

a) Các phương tiện có sức chở người dưới 50 người;

b) Các phương tiện có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn;

c) Các phương tiện có động cơ tng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa;

d) Các phương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, tàu công trình và các tàu có công dụng đặc biệt có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10 m.

 

PHỤ LỤC X

YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Yêu cầu chung

1.1. Cơ sở vật chất

1.1.1. Trụ sở làm việc

Đơn vị đăng kiểm phải có trụ sở hoặc văn phòng làm việc, đủ diện tích để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường và lưu trữ hồ sơ.

1.1.2. Trang thiết bị tại văn phòng

Ngoài các trang thiết bị văn phòng thông thường, đơn vị đăng kiểm phải có các trang thiết bị sau:

- Điện thoại cố định.

- Máy fax.

- Máy photocopy.

- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

- Các bảng, biu niêm yết công khai về thủ tục, phí, lệ phí kiểm định, thời gian làm việc, nội quy của đơn vị.

Trang thiết bị, công cụ kiểm định

TT

Tên thiết bị

Số lượng tối thiểu

1

Búa tay kiểm tra bằng thép

01 chiếc/01 đăng kiểm viên vỏ tàu

2

Thước cuộn bằng thép có chiều dài 2-5 m

01 chiếc/01 đăng kiểm viên vỏ tàu

3

Thước cuộn mềm có chiều dài > 10 m

01 chiếc/01 đăng kiểm viên vỏ tàu

4

Dây dọi + quả dọi

01 chiếc/01 đăng kiểm viên vỏ tàu

5

Thước kiểm tra mối hàn

01 chiếc/01 đăng kiểm viên vỏ tàu

6

Gương kiểm tra đường hàn

01 chiếc/01 đăng kiểm viên vỏ tàu

7

Thước cặp

01 chiếc/01 đăng kiểm viên máy tàu

8

Thước lá (dơ đờ căn)

01 chiếc/01 đăng kiểm viên máy tàu

9

Bút thử điện

01 chiếc/01 đăng kiểm viên máy tàu

10

Đồng hồ vạn năng

01 chiếc/01 đăng kiểm viên máy tàu

11

Kìm điện

01 chiếc/01 đăng kiểm viên máy tàu

12

Đèn pin 6 V

01 chiếc/01 đăng kiểm viên

13

Đồng hồ bấm giây

02 chiếc/ 01 đơn vị đăng kiểm

14

Thước thẳng có chiều dài > 500 mm

02 chiếc/ 01 đơn vị đăng kiểm

15

Panme (có dải đo từ 0 - 150 mm)

02 chiếc/ 01 đơn vị đăng kiểm

16

Com pa đo ngoài, trong

02 chiếc/ 01 đơn vị đăng kiểm

17

Bộ đồng hồ so (Indicate)

02 chiếc/ 01 đơn vị đăng kiểm

1.2. Nguồn nhân lực

1.2.1. Các chức danh trong đơn vị đăng kiểm

Đơn vị đăng kiểm có các chức danh sau:

- Lãnh đạo đơn vị (giám đốc, phó giám đốc chi cục hoặc trung tâm; trưởng, phó phòng, ban).

- Đăng kiểm viên.

- Nhân viên nghiệp vụ.

1.2.2. Năng lực đối với lãnh đạo đơn vị, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ

Thực hiện theo Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

1.2.3. Số lượng lãnh đạo đơn vị, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ

Số lượng cán bộ, nhân viên của một đơn vị đăng kiểm tùy thuộc vào số lượng phương tiện được kiểm tra, giám sát trên địa bàn mà đơn vị quản lý nhưng phải đảm bảo như sau:

- Số lượng đăng kiểm viên của một đơn vị đăng kiểm phải đủ để đảm bảo đăng kiểm được toàn bộ số phương tiện trên địa bàn phụ trách và thỏa mãn quy định tại Phụ lục XI.

- Số lượng nhân viên nghiệp vụ (trừ kế toán viên và thủ quỹ viên): bố trí theo tỉ lệ tối thiểu 01 nhân viên nghiệp vụ trên 05 đăng kiểm viên.

1.3. Yêu cầu về văn bản quy phạm pháp luật

Đơn vị đăng kiểm phải có đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến phương tiện thủy nội địa cũng như các quy định, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đăng kiểm làm cơ sở cho việc quản lý, kiểm tra, đánh giá trạng thái an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa và các sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên phương tiện.

2. Yêu cầu đối vi đơn vị đăng kiểm hạng III

Ngoài các yêu cầu chung, đơn vị đăng kiểm hạng III còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

2.1. Về nhân lực:

Có tối thiu 01 đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu hạng III và 01 đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu hạng III.

2.2. Về cơ sở vật chất:

- Có máy tính nối mạng: để nhập và cấp hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện, lưu trữ, truyền số liệu, thực hiện chương trình “quản lý và giám sát kỹ thuật phương tiện thủy nội địa” theo chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, bao gồm:

- Có tối thiểu 02 máy tính có cấu hình như sau:

+ Chip từ P4 trở lên;

+ RAM >=2 GB;

+ cứng (HDD) >- 200 GB.

3. Yêu cầu đối vi đơn vị đăng kiểm hạng II

Ngoài các yêu cầu chung, đơn vị đăng kiểm hạng II còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

3.1. Về nhân lực

- Lãnh đạo đơn vị phải là đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa.

- Có tối thiểu 02 đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu hạng II và 02 đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu hạng II.

3.2. Về cơ sở vật chất

- Có máy tính nối mạng: để nhập và cấp hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện, lưu trữ, truyền số liệu, thực hiện chương trình “quản lý và giám sát kỹ thuật phương tiện thủy nội địa” theo chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, bao gồm:

- Có tối thiểu 01 máy tính có cấu hình như sau:

+ Chíp Dual core trở lên;

+ RAM >=8 GB;

+ Ổ cứng HDD >= 1 TB;

+ Chạy hệ điều hành Windows Server.

- Có tối thiểu 04 máy tính có cấu hình như sau:

+ Chip từ P4 trở lên;

+ RAM >= 2 GB;

+ cứng (HDD) >= 200 GB.

- Tối thiểu 01 thiết bị đo nhiệt độ từ xa.

- Tối thiểu 01 thiết bị xách tay đo hàm lượng khí độc.

- Tối thiểu 01 bộ thuốc nhuộm phát hiện khuyết tật bề mặt bằng phương pháp thẩm thấu chất lỏng.

- Tối thiểu 01 thiết bị định vị vệ tinh GPS, có tính năng đo tốc độ tàu.

- Tối thiểu 01 thiết bị đo nồng độ ô xy.

- Tối thiểu 01 đồng hồ đo vòng tua (từ xa, hiện số).

- Tối thiểu 01 đồng hồ đo độ co bóp trục cơ.

- Tối thiu 01 thiết bị kiểm tra độ bóng bề mặt kim loại.

- Tối thiểu 01 máy vi tính xách tay.

- Thiết bị đọc phim đường hàn

3.3. Về hệ thống quản lý chất lượng: Có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 hoặc tương đương.

4. Yêu cầu đối với đơn vị đăng kiểm hạng I

Ngoài các yêu cầu chung, đơn vị đăng kiểm hạng I còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

4.1. Về nhân lực:

- Lãnh đạo đơn vị phải là đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa.

- Có tối thiểu 02 đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu hạng I và 02 đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu hạng I.

4.2. Về cơ sở vật chất:

- Có máy tính nối mạng: để nhập và cấp hồ sơ đăng kim cho phương tiện, lưu trữ, truyền số liệu, thực hiện chương trình “quản lý và giám sát kỹ thuật phương tiện thủy nội địa” theo chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, bao gồm:

- Tối thiểu 01 máy tính có cấu hình như sau:

+ Chíp Dual core trở lên;

+ RAM >= 8 GB;

+ cứng HDD >= 1 TB;

+ Chạy hệ điều hành Windows Server.

- Tối thiểu 04 máy tính có cấu hình như sau:

+ Chip từ P4 trở lên;

+ RAM >= 2 GB;

+ Ổ cứng (HDD) >= 200 GB;

+ Hệ điều hành từ Windows 7 trở lên.

- Tối thiu 01 thiết bị đo nhiệt độ từ xa.

- Tối thiểu 01 thiết bị xách tay đo hàm lượng khí độc.

- Tối thiểu 01 bộ thuốc nhuộm phát hiện khuyết tật bề mặt bằng phương pháp thẩm thấu chất lỏng.

- Tối thiểu 01 thiết bị định vị vệ tinh GPS, có tính năng đo tốc độ tàu.

- Tối thiểu 01 thiết bị đo nồng độ ô xy.

- Tối thiểu 02 đồng hồ đo vòng tua (từ xa, hiện số).

- Tối thiểu 02 đồng hồ đo độ co bóp trục cơ.

- Tối thiểu 02 thiết bị kiểm tra độ bóng bề mặt kim loại.

- Tối thiểu 04 máy vi tính xách tay.

- Tối thiểu 01 thiết bị đo chiều dày bằng siêu âm.

- Tối thiểu 01 thiết bị đo khuyết tật bằng siêu âm.

- Thiết bị đọc phim đường hàn

4.3. Về hệ thống quản lý chất lượng: Có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 hoặc tương đương.


PHỤ LỤC XI

ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN TỐI ĐA MÀ MỘT ĐĂNG KIỂM VIÊN THỰC HIỆN KIỂM TRA TRONG MỘT NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BẢNG 1

ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN TỐI ĐA MÀ MỘT ĐĂNG KIM VIÊN CÓ TH THC HIỆN KIM TRA TRONG MỘT NĂM

(TRỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN NÊU TẠI BẢNG 2 VÀ BẢNG 3)

STT

Số lượng phương tiện tối đa mà đăng kiểm viên có thể kiểm tra trong một năm

Loại hình kiểm tra

Hàng năm/Trung gian

Trên đà

Định kỳ

Đóng mới

Vỏ tàu

Máy tàu

V tàu

Máy tàu

V tàu

Máy tàu

Vỏ tàu

Máy tàu

Trọng tải toàn phần phương tiện (*)

Kích thước thiết kế thân phương tiện (LxBxD) (**)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

T 5 đến dưới 15 tấn

Từ 8,5 đến dưới 25 m3

3.932

3.984

 

 

 

 

169

293

2

Từ 15 đến dưới 50 tấn

Từ 25 đến dưới 85 m3

2.929

2.929

5.858

5.858

1.953

1.953

110

262

3

Từ 50 đến dưới 100 tấn

Từ 85 đến dưới 165 m3

993

976

1.986

1.952

662

651

70

110

4

Từ 100 đến dưới 200 tấn

Từ 165 đến dưới 340 m3

819

830

1.638

1.660

546

553

60

96

5

Từ 200 đến dưới 350 tấn

Từ 340 đến dưới 590 m3

715

722

1.430

1.444

477

481

49

78

6

T 350 đến dưới 500 tấn

Từ 590 đến dưới 855 m3

620

625

1.240

1.250

413

417

42

72

7

Từ 500 đến dưới 700 tấn

Từ 855 đến dưới 1100 m3

513

501

1.026

1.002

342

334

37

64

8

Từ 700 đến dưới 1000 tấn

Từ 1100 đến dưới 1600 m3

417

418

834

836

278

279

30

51

9

Từ 1000 tấn trở lên

Từ 1600 m3 trở lên

307

312

614

624

205

208

25

44

Lưu ý:

- (*) áp dụng cho phương tiện: tàu hàng khô; tàu hàng rời; tàu dầu; tàu chở hàng nguy him; tàu chở xô khí hóa lỏng; tàu chở xô hóa chất nguy hiểm; tàu chở hóa chất lng; tàu chở hàng lỏng (trừ tàu dầu; tàu chở hàng nguy hiểm; tàu chở xô khí hóa lỏng; tàu chở xô hóa chất nguy hiểm; tàu chở hóa chất lỏng); tàu công ten nơ; tàu chở hàng đông lạnh.

- (**) áp dụng cho phương tiện: tàu kéo; tàu đẩy; tàu công trình; tàu công tác; tàu nghiên cứu, thăm dò; tàu thể thao, vui chơi giải trí; ụ nổi; tàu có công dụng đặc biệt.

- Số lượng tàu hàng khô tối đa thực hiện được chia với hệ số 1 tương ứng.

- Tàu công trình; tàu công tác; tàu dầu có nhiệt độ chp cháy lớn hơn 60 °C; tàu công ten nơ thì số lượng phương tiện tối đa thực hiện được chia với hệ số 1,2 tương ứng.

- Tàu nghiên cứu, thăm dò; tàu kéo; tàu đẩy; tàu chở hàng đông lạnh; tàu dầu có nhiệt độ chp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 °C; tàu thể thao, vui chơi giải trí; ụ nổi; tàu có công dụng đặc biệt thì số lượng phương tiện tối đa thực hiện được chia với hệ số 1,5 tương ứng.

- Tàu ch hàng nguy hiểm; tàu ch xô khí hóa lỏng; tàu ch xô hóa chất nguy hiểm; tàu ch hóa chất lỏng thì số lượng phương tiện tối đa thực hiện được chia vi hệ số 1,8 tương ng.

 

BẢNG 2

ĐỊNH MỨC S LƯỢNG TÀU KHÁCH, PHÀ, TÀU CAO TỐC CH HÀNG TI ĐA MÀ MỘT ĐĂNG KIM VIÊN CÓ TH THC HIỆN KIM TRA TRONG MỘT NĂM

STT

Số lượng phương tiện tối đa mà đăng kiểm viên có thể kiểm tra trong một năm

Loại hình kiểm tra

Hàng năm/Trung gian

Trên đà

Định kỳ

Đóng mi

Số lượng người được ch trên phương tiện

Vỏ tàu

Máy tàu

Vỏ tàu

Máy tàu

Vỏ tàu

Máy tàu

Vỏ tàu

Máy tàu

1

Từ 12 người trở xuống

2.621

2.656

 

 

 

 

113

195

2

Trên 12 đến dưới 50 người

662

651

1324

1302

441

434

47

73

3

T 50 đến dưới 100 người

477

481

954

962

318

321

33

52

4

Từ 100 đến dưới 150 người

342

334

684

668

228

222

24

43

5

Từ 150 người trở lên

205

208

410

416

137

138

17

30

 

BẢNG 3

ĐỊNH MỨC S LƯỢNG TÀU KHÁCH CAO TC, KHÁCH SẠN NI, NHÀ HÀNG NI, TÀU THỦY LƯU TRÚ DU LỊCH NGỦ ĐÊM, TÀU ĐỆM KHÍ TI ĐA MÀ MỘT ĐĂNG KIM VIÊN CÓ THTHC HIỆN KIM TRA TRONG MỘT NĂM

STT

Số lượng phương tiện tối đa mà đăng kiểm viên có thể kiểm tra trong một năm

Loại hình kiểm tra

Hàng năm/Trung gian

Trên đà

Định kỳ

Đóng mi

 

Số lượng người được ch trên phương tiện (*)

Kích thước thiết kế thân phương tiện (LxBxD) (**)

Vỏ tàu

Máy tàu

Vỏ tàu

Máy tàu

Vỏ tàu

Máy tàu

Vỏ tàu

Máy tàu

1

Từ 12 ngưi tr xuống

Từ 8,5 đến dưới 55 m3

2.184

2.213

 

 

 

 

94

163

2

Trên 12 đến dưi 50 ngưi

Từ 55 đến dưới 250 m3

551

542

1102

1084

368

362

39

61

3

Từ 50 - 100 người

Từ 250 đến dưới 720 m3

397

401

794

802

265

267

27

44

4

Từ 100 - 150 người

Từ 720 đến dưới 1400 m3

285

278

570

556

190

185

20

36

5

Từ 150 người trở lên

Từ 1400 m3 tr lên

171

173

342

346

114

115

14

25

Lưu ý:

(*) áp dụng cho tàu ch khách cao tốc, nhà hàng nổi.

(**) áp dụng cho khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, tàu đệm khí.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Circular No. 48/2015/TT-BGTVT dated September 22, 2015 on prescribing registration of inland waterway ships

  • Số hiệu: 48/2015/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/09/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Đinh La Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản