Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2010/TT-BCT | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hoá và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
Bộ Công Thương quy định việc kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương trước khi đưa ra thị trường như sau:
Thông tư này quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (CL, VSATTP) đối với sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trước khi đưa ra thị trường bao gồm:
a) Sản phẩm Bia- Rượu - Nước giải khát;
b) Sản phẩm sữa chế biến;
c) Sản phẩm dầu thực vật;
d) Sản phẩm chế biến bột và tinh bột.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm được quy định tại Điều 1 của Thông tư này có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam trước khi đưa ra thị trường.
2. Các cơ quan kiểm tra CL, VSATTP.
Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ sở sản xuất) là nơi diễn ra một hoặc nhiều hoạt động xử lý làm thay đổi căn bản kết cấu tự nhiên của nguyên liệu, bao gói, bảo quản để đưa ra thị trường.
2. Chất lượng sản phẩm là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người.
4. Kiểm tra là việc đánh giá mức độ đáp ứng của các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, quy định kỹ thuật về CL, VSATTP theo quy định hiện hành.
5. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc một số hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
6. Đưa ra thị trường là việc cơ sở sản xuất tự tiêu thụ hoặc cho, bán, tặng, trao đổi với tổ chức, cá nhân khác.
Việc kiểm tra CL, VSATTP phải đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Dựa trên đánh giá rủi ro đối với từng loại hình cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm.
2. Rõ ràng, minh bạch; đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất được kiểm tra.
3. Trung thực, khách quan, thành viên Đoàn kiểm tra không có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp về lợi ích kinh tế với cơ sở được kiểm tra.
1. Kinh phí thực hiện kiểm tra đảm bảo CL, VSATTP các cơ sở sản xuất thực phẩm trước khi đưa ra thị trường được đưa vào nguồn kinh phí chi thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định hiện hành.
2. Các cơ quan theo phân công có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TRONG SẢN XUẤT
Căn cứ để kiểm tra bao gồm:
a) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, các tiêu chuẩn công bố áp dụng, các văn bản quy định về đảm bảo VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Các căn cứ kiểm tra chất lượng trong sản xuất theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
1. Đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh;
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
3. Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất thực phẩm;
4. Phiếu khám sức khỏe đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
5. Phiếu kiểm nghiệm nước định kỳ dùng cho sản xuất, sinh hoạt;
6. Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm;
7. Các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo quy định của pháp luật;
8. Các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm công bố áp dụng;
9. Việc thực hiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật CL, VSATTP và các văn bản quy định về CL, VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
10. Kết quả kiểm nghiệm mẫu phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước quy định;
11. Nội dung ghi nhãn theo quy định về nhãn hàng hóa và các văn bản quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm;
12. Lấy mẫu để kiểm nghiệm kiểm chứng đối với sản phẩm không đảm bảo về CL, VSATTP theo Phụ lục III của Thông tư này;
13. Các điều kiện đảm bảo CL, VSATTP về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm và chỉ tiêu định mức kỹ thuật của sản phẩm;
14. Hồ sơ lưu giữ chứng từ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu sản phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm;
15. Việc thực hiện quản lý CL, VSATTP đối với cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP, ISO 22000;
16. Biên bản thanh tra, kiểm tra gần nhất;
17. Kiểm tra Giấy phép sản xuất rượu đối với các cơ sở sản xuất rượu.
Điều 8. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch kiểm tra định kỳ
a) Căn cứ vào tình hình thực tế, yêu cầu kiểm tra CL, VSATTP đối với từng cơ sở, cơ quan kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra về CL, VSATTP và dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch trước ngày 01 tháng 11 hàng năm; Kế hoạch kiểm tra phải xác định cụ thể sản phẩm của cơ sở sản xuất và nội dung kiểm tra;
b) Cơ quan kiểm tra phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho cơ sở sản xuất trước 15 ngày kiểm tra.
2. Kiểm tra đột xuất
Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Khi có sản phẩm vi phạm các quy định về chất lượng, VSATTP;
b) Khi có cảnh báo của các tổ chức về chất lượng, VSATTP;
c) Theo yêu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng, VSATTP.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA, CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM
1. Giao Vụ Công nghiệp nhẹ – Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm theo Danh mục tại Phụ lục I của Thông tư này.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố không nằm trong Danh mục tại Phụ lục I của Thông tư này và những cơ sở sản xuất thực phẩm tại khoản 1 Điều này theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra CL, VSATTP hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Công Thương.
3. Yêu cầu cơ sở sản xuất xuất trình các tài liệu liên quan và cung cấp bản sao các tài liệu khi cần thiết và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết.
5. Thông báo cho cơ sở sản xuất kết quả kiểm tra; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; công bố danh sách các cơ sở sản xuất vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong trường hợp không thực hiện các yêu cầu kết quả kiểm tra trong thông báo.
6. Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ sở sản xuất thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính xác.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất thực phẩm
1. Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm cần kiểm tra theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Chấp hành hoạt động kiểm tra đảm bảo CL, VSATTP của cơ quan kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
3. Báo cáo cơ quan trực tiếp quản lý, khi sản phẩm sản xuất không đảm bảo CL, VSATTP về nội dung, kế hoạch khắc phục sản phẩm vi phạm CL, VSATTP.
4. Duy trì điều kiện đảm bảo CL, VSATTP theo quy định. Khắc phục, sửa chữa các lỗi đã nêu trong biên bản kiểm tra và báo cáo cơ quan kiểm tra.
5. Kiến nghị, khiếu nại kết luận của Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình kiểm tra các cơ sở sản xuất không tuân thủ theo quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về CL, VSATTP, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các văn bản quy định về VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, Đoàn kiểm tra lập biên bản theo Phụ lục II của Thông tư này và thông báo kết quả kiểm tra đến cơ sở sản xuất.
2. Đối với sản phẩm không đạt yêu cầu về CL, VSATTP theo quy định, Đoàn kiểm tra lập biên bản yêu cầu cơ sở sản xuất khắc phục phần sai sót của sản phẩm để đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường; yêu cầu cơ sở sản xuất phải thu hồi những sản phẩm không đảm bảo CL, VSATTP đã đưa ra lưu thông trên thị trường.
3. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo CL, VSATTP nhưng cơ sở sản xuất không thực hiện các yêu cầu trong thông báo của Đoàn kiểm tra hoặc tái phạm nhiều lần, Đoàn kiểm tra sẽ kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
Vụ Công nghiệp nhẹ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tập hợp các ý kiến đề xuất của các tổ chức, cá nhân về những vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư, báo cáo Bộ Công Thương xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CƠ SỞ SẢN XUẤT DO BỘ CÔNG THƯƠNG CHỊU TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT | Sản phẩm | Quy mô |
1 | Rượu | Công suất thiết kế 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
2 | Bia | Công suất thiết kế từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
3 | Nước giải khát | Công suất thiết kế từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
4 | Sữa chế biến | Công suất thiết kế từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
5 | Dầu thực vật | Công suất thiết kế từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
6 | Bánh kẹo | Công suất thiết kế từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
7 | Mì ăn liền | Công suất thiết kế từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Thực hiện Quyết định số /QĐ-..... ngày.......tháng.......năm......của.... (2) về việc thành lập Đoàn kiểm tra CL,VSATTP, hôm nay vào hồi.........giờ….......ngày........tháng........năm......
Đoàn kiểm tra, tiến hành làm việc tại Cơ sở sản xuất thực phẩm............................., kết quả như sau:
I. Thông tin chung
Tên cơ sở sản xuất thực phẩm được kiểm tra:…… ……………………...........
Địa chỉ:………………………………………………………………….................
Điện thoại:.................................Fax:......................
Giấy phép kinh doanh số:……....do…....................cấp............... ngày..............
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP số:…....do…....cấp......ngày...
Giấy chứng nhận HACCP, ISO (nếu có), ghi rõ tên tổ chức cấp, ngày............. tháng...... năm...... cấp
Tổng số người lao động….......Trong đó số người tham gia trực tiếp.......... sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm........
Đoàn kiểm tra được thành lập theo quyết định số:.............................................
Thành phần đoàn kiểm tra gồm các Ông (Bà) có tên sau đây: ..........................
9. Đại diện cơ sở kiểm tra........................................................................................
II. Nội dung và kết quả kiểm tra
Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về CL, VSATTP.
Số TT | Nội dung kiểm tra | Kết quả thực hiện |
1 | Các quy định của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản quy định về đảm bảo VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành |
|
2 | Các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
|
3 | Các quy định về ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ và các quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm |
|
4 | Thực hiện việc quản lý chất lượng, VSATTP đối với cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP, ISO 22000 |
|
5 | Các quy định của Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu |
|
6 | Các quy định khác về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành |
|
III. Kết luận, kiến nghị và xử lý
Kết luận
Các quy định cơ sở sản xuất thực hiện tốt:………….......................................
..................................................................................................................................
1.2. Những mặt còn tồn tại: .....................................................................................
..................................................................................................................................
Kiến nghị
2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở sản xuất
……………………………………………………………………………………..…
2.2. Kiến nghị của cơ sở sản xuất đối với Đoàn kiểm tra
.......................................................................................................................................
Xử lý
……………………………………………………………………………………..….
Đoàn kiểm tra kết thúc hồi.........giờ........ngày.......tháng .......năm......
Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau. Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. 01 bản được giao cho Đoàn kiểm tra và 01 bản được giao cho cơ sở sản xuất được kiểm tra.
Đại diện cơ sở sản xuất được kiểm tra (Ký tên, đóng dấu) | Trưởng đoàn kiểm tra (Ký tên) |
Ghi chú:
(1) Tên Cơ quan kiểm tra (Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương thuộc UBND cấp tỉnh).
(2) Người đứng đầu Cơ quan kiểm tra.
MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............. , ngày tháng năm 201 |
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số.............
Tên cơ sở sản xuất được kiểm tra:………………………………....................................
2. Địa chỉ:……………………………………………..........................................................
3. Đại diện cơ sở sản xuất (họ tên, chức vụ) ........................................................................
4. Người lấy mẫu (Họ tên, chức danh, đơn vị) ....................................................................
5. Ngày lấy mẫu........giờ.......... ngày.......... tháng.........năm 201..
Gồm 3 mẫu : 01 mẫu để gửi đi kiểm nghiệm; 01 mẫu để lưu tại cơ quan kiểm tra; 01 để lưu tại cơ sở sản xuất
STT | Tên mẫu, ký hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đơn vị đóng gói nhỏ nhất | Địa điểm lấy mẫu | Lượng mẫu | Quy cách niêm phong | Mã số mẫu | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, Đoàn kiểm tra giữ 01 bản, cơ sở sản xuất được kiểm tra giữ 01 bản./.
Đại diện cơ sở sản xuất được lấy mẫu (Ký tên, đóng dấu) | Trưởng đoàn kiểm tra (Ký tên) | Cán bộ lấy mẫu (Ký tên) | Thành viên khác trong đoàn (Ký tên) |
Ghi chú:
(1) Tên Cơ quan kiểm tra (Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương thuộc UBND cấp tỉnh).
- 1Circular No. 45/2012/TT-BCT of December 28, 2012, on the inspection of food safety and quality during the production of foods under the management of the Ministry of Industry and Trade
- 2Circular No. 45/2012/TT-BCT of December 28, 2012, on the inspection of food safety and quality during the production of foods under the management of the Ministry of Industry and Trade
- 1Decree No. 132/2008/ND-CP of December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality.
- 2Decree of Government No. 79/2008/ND-CP of July 18, 2008, on the organizational system of management, inspection and assessment of food safety and hygiene
- 3Decree No. 40/2008/ND-CP of April 7, 2008, on liquor production and trading
- 4Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade.
- 5Law No. 05/2007/QH12 of November 21, 2007, on product and goods quality.
- 6Decree of Government No.163/2004/ND-CP of September 7, 2004 detailing the implementation of a number of articles of the ordinance on food hygiene and safety
- 7Ordinance No. 12/2003/PL-UBTVQH11 of July 26, 2003, on food hygiene and safety
Circular No. 47/2010/TT-BCT of December 31, 2010 on the inspection of food quality, safety and hygiene during their production under the management of the Ministry of Industry and Trade
- Số hiệu: 47/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2010
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Nam Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2011
- Ngày hết hiệu lực: 20/02/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra