Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THI, KIỂM TRA, CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đi, bổ sung một số điều ca Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cNghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tchức ca Bộ Giao thông vận ti;

Theo đề nghị ca Vụ trưng Vụ Tchức cán bộ và Cục trưởng Cục Đưng thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyn đi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc thi, kiểm tra, cp, cấp lại, chuyển đi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chun môn thuyn viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các cơ quan, tchức, cá nhân có liên quan đến việc thi, kiểm tra, cp, cấp lại, chuyển đổi giy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng ch chuyên môn thuyn viên, người lái phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thời gian đm nhiệm chc danh là thời gian thuyền viên làm việc theo chức danh trên phương tiện thủy nội địa.

2. Thời gian tp sự là thời gian thực tập trên phương tiện thủy nội địa theo chc danh được đào tạo dưới sự hướng dẫn của người có trình độ chuyên môn kthuật phù hợp.

3. Giấy chng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tt là GCNKNCM) thuyền trưng, máy trưởng là giấy chng nhận cho thuyền viên dù khả năng đảm nhiệm chức danh thuyn trưng, máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa.

4. Chng chỉ chuyên môn (sau đây viết tắt là CCCM) là chng ch chng nhận cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đủ khả năng làm việc, x lý các vn đề an toàn trên phương tiện thủy nội địa hoặc điều khiển phương tiện thủy nội địa gồm: chứng ch hun luyện an toàn cơ bn, chứng chnghiệp vụ, chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.

5. Phương tiện cao tốc (tàu cao tốc) là phương tiện có tốc độ thiết kế thỏa mãn các điều kiện quy định theo Quy chun kthuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc hoặc có tc độ trên 30 km/h.

6. Phương tiện thủy nội địa đi ven biển là phương tiện mang cp VR-SB theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.

Chương II

GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI, KIỂM TRA ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

Điều 4. Phân loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Giy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4).

2. Giy chng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3).

3. Chứng chhuấn luyện an toàn cơ bản (ATCB).

4. Chứng chnghiệp vụ, bao gồm:

a) Chứng chỉ thủy th (TT);

b) Chng chỉ thợ máy (TM);

c) Chứng ch lái phương tiện (LPT).

5. Chứng chchuyên môn đặc biệt, bao gồm:

a) Chứng chđiều khiển phương tiện cao tc (ĐKCT);

b) Chứng chđiều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);

c) Chng chan toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);

d) Chứng chan toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD);

đ) Chứng chan toàn làm việc trên phương tiện chờ hóa chất (ATHC);

e) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).

6. Mu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng ch chuyên môn và mã vùng của GCNKNCM, CCCM tại các địa phương theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Điều kiện chung dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưng nghề tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM (trừ các trưng hợp cụ thquy định tại điểm b khoản 7, điểm b khoản 8, điểm b khoản 9, điểm b khoản 10, điểm b khoản 11 và điểm b khoản 12 Điều 6 của Thông tư này).

2. Đtuổi, đủ thời gian đảm nhiệm chức danh hoặc thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kim tra tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

3. Có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cp.

Điều 6. Điều kiện cụ thể dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 5 ca Thông tư này, người dự thi, kiểm tra để được cấp GCNKNCM, CCCM phi bảo đảm điều kiện cụ thể sau:

1. Kiểm tra để được cấp chứng chthủy thủ, chng chỉ thợ máy: đủ 16 tuổi trở lên.

2. Kim tra để được cấp chng chỉ lái phương tiện: đủ 18 tuổi trở lên.

3. Kiểm tra để được cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven bin, phương tiện chở xăng du, ch hóa cht, ch khí hóa lỏng: có chứng chthủy thhoặc chứng chthợ máy hoặc chứng chỉ lái phương tiện tr lên.

4. Kiểm tra để được cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tc: đ18 tuổi trở lên, có chứng chthủy thhoặc chứng chlái phương tiện tr lên.

5. Kiểm tra để được cp chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven bin: có GCNKNCM thuyền trưng từ hạng ba trlên, có thời gian đm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 06 tháng tr lên.

6. Thi để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư: đ18 tuổi trở lên, có chứng chthủy thủ hoặc chng chi phương tiện.

7. Thi để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba:

a) Đ18 tuổi trở lên, có chng chỉ thủy thủ hoặc chng chỉ lái phương tiện, có thời gian đm nhiệm chức danh đủ 12 tháng tr lên hoặc có GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư, có thời gian đảm nhiệm chc danh thủy thủ hoặc người lái phương tiện đủ 06 tháng trở lên;

b) Đi với người đã có chứng chsơ cấp nghề được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu bin hoặc nghề thủy thủ, hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên được dự thi để cấp GCNKNCM thuyn trưng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ng.

8. Thi để được cp GCNKNCM máy trưng hạng ba:

a) Đ 18 tui tr lên, có chng chỉ thợ máy, có thời gian đảm nhiệm chức danh thợ máy đủ 12 tháng trở lên;

b) Đối với người đã có chứng chsơ cấp nghề được đào tạo theo nghề máy tàu thủy hoặc máy tàu biển hoặc nghề thợ máy, hoàn thành thời gian lập sự đ06 tháng trở lên được dự thi để cp GCNKNCM máy trưng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng.

9. Thi để được cấp GCNKNCM thuyền trưng hạng nhì:

a) Có GCNKNCM thuyền trưng hạng ba, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 18 tháng trlên hoặc có chng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba, có thời gian tp sự đủ 12 tháng tr lên;

b) Đi với người đã có bng tốt nghiệp trung cấp được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khin tàu biển hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyn trưởng hạng ba đ 12 tháng trlên được dự thi đ cp GCNKNCM thuyền trưng hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng.

10. Thi để được cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhì:

a) Có GCNKNCM máy trưng hạng ba, có thời gian đảm nhiệm chức danh máy trưng hạng ba đủ 12 tháng trlên hoặc có chứng chsơ cấp nghề máy trưng hạng ba, có thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên;

b) Đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp được đào tạo nghề máy tàu thủy hoặc máy tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh máy trưng hạng ba đ 06 tháng trlên được dự thi để cp GCNKNCM máy trưng hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng.

11. Thi để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất:

a) Có bng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên, có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng nhì đủ 24 tháng trở lên;

b) Đi với người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nht đủ 18 tháng trở lên được dự thi để cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng.

12. Thi để được cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất:

a) Có bng tt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trlên, có GCNKNCM máy trưởng hạng nhì, có thi gian đảm nhiệm chức danh máy trưng hạng nhì đ18 tháng trở lên;

b) Đi với người đã có bng tốt nghiệp cao đẳng trở lên được đào tạo nghề máy tàu thủy hoặc máy tàu bin, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 12 tháng trở lên được dự thi đcấp GCNKNCM máy trưng hạng nht, không phải dự học chương trình tương ứng.

Chương III

TỔ CHỨC HỌC, THI, KIỂM TRA ĐỂ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

Điều 7. Thẩm quyền tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Cục Đường thủy nội đa Việt Nam:

a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyn trưởng, máy trưởng từ hạng nhì trở lên trong phạm vi toàn quc và GCNKNCM thuyn trưởng hạng tư trlên, máy trưởng từ hạng ba trở lên đi với cơ sđào tạo trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

b) Quyết định công nhn kết quả kim tra, cp, cấp lại, chuyn đổi CCCM đặc biệt.

2. Sở Giao thông vận tải:

a) T chc thi, ra quyết đnh công nhận kết quả thi, cp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyn trưng hạng ba, hạng tư và GCNKNCM máy trưng hạng ba;

b) Tchức kiểm tra, ra quyết đnh công nhận kết qu kiểm tra, cấp, cp li chứng chnghiệp vụ và chứng chhuấn luyện an toàn bản (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo).

3. Cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định:

a) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết qukiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đi chứng chnghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản;

b) Tổ chức kiểm tra CCCM đặc biệt.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GCNKNCM, CCCM thì cơ quan đó thực hiện xét cp, cấp lại, chuyển đi GCNKNCM, CCCM. Khi cấp li GCNKNCM, CCCM thì cơ quan có thẩm quyn phải hủy bản chính GCNKNCM, CCCM bằng hình thc cắt góc.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM tại cơ quan không phải là cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM trước đó thì cơ quan đó căn cvào thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này có văn bản gửi đến cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM trước đó xác minh, sau khi có kết quả xác minh thực hiện việc cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Điều 8. Quy định về tổ chức lớp học

Cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận ti (đi với địa phương chưa có cơ sđào tạo) thực hiện các công việc sau:

1. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, rà soát các điều kiện dự học, thi, kiểm tra theo quy đnh.

2. Mlớp học, tchức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quhọc tập của học viên theo chương trình quy định.

3. Trong thời hạn 07 ngày, ktừ ngày khai giảng, báo cáo Cc Đường thủy nội địa Việt Nam:

a) Danh sách học viên đủ điều kiện dự học (Báo cáo số 1) do người đứng đầu cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo) xét duyệt theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kế hoạch đào tạo của toàn khóa học theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Sau khi kết thúc khóa học, báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:

a) Kết quả học tập của học viên (Báo cáo số 2) do người đứng đầu cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo) xét duyệt theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kế hoạch tchức thi, kiểm tra.

5. Đi với CCCM, trong thời hạn 10 ngày, trước khi tổ chức kiểm tra cấp CCCM, cơ sở đào tạo hoặc SGiao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sđào tạo) báo cáo bng văn bản vCục Đường thủy nội địa Việt Nam đCục giám sát các kỳ kim tra; đối với CCCM đặc biệt quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 của Thông tư này, sau khi có kết quả kim tra của học viên, cơ s đào tạo gửi kết quả kiểm tra về Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để Cục ra Quyết đnh công nhận kết quả kiểm tra, cấp CCCM đặc biệt.

Điều 9. Tổ chức thi cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn

1. Sau khi nhận được kế hoạch tchức thi, kiểm tra và kết quả học tập của học viên (Báo cáo s2), cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và chỉ đạo thực hiện kỳ thi, kiểm tra theo quy định hiện hành. Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra hoặc người được ủy quyền, Thư ký Hội đng thi, kiểm tra phải có mặt để chỉ đạo và gii quyết công việc trong suốt quá trình tổ chức thi, kiểm tra.

2. Thư ký Hội đồng thi, kiểm tra rà soát hồ sơ dự học, thi, kim tra của thí sinh; niêm yết danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tại các phòng thi, kim tra; thí sinh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra phải có đủ sđiểm kiểm tra các môn học đạt yêu cầu trlên, có thời gian học lý thuyết và thực hành tối thiểu đạt 80% so với thi gian quy định và có đầy đgiấy tờ hợp lệ theo quy định trong hồ sơ dự học, thi, kiểm tra của thí sinh.

3. Hội đồng thi, kiểm tra tổ chức họp hội đng:

a) Họp phiên thứ nhất: xây dựng lịch thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; lựa chọn đề thi, kiểm tra trong ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ban hành; phân công nhiệm vụ, đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện k thi, kim tra;

b) Họp phiên th hai: xét kết quả thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; xem xét các đề xuất, kiến nghị và giải quyết các vn đ khác có liên quan. Ngoài ra, Chtịch Hội đồng thi, kim tra có thtriệu tập hp đột xut đgiải quyết các vn đ phát sinh bt thường trong k thi, kim tra.

4. Kết thúc kỳ thi, kim tra, Hội đồng thi, kiểm tra báo cáo cơ quan có thm quyn quy định tại Điều 7 của Thông tư này:

a) Bảng tổng hp kết quthi, kiểm tra (Báo cáo s3) theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bn họp Hội đồng thi, kiểm tra lần thứ nhất, lần thhai theo quy định tại Phụ lục IX, X ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Các văn bn khác liên quan đến kỳ thi, kiểm tra.

5. Sau khi nhận được các báo cáo của Hội đồng thi, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả thi, kim tra và cấp GCNKNCM, CCCM (kèm theo danh sách cp) đối với thí sinh đạt yêu cu kỳ thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục XI ban bành kèm theo Thông tư này. Khi cấp GCNKNCM hạng cao hơn thì hy GCNKNCM hạng thp liền kề bằng hình thức cắt góc và trả lại cho cá nhân tự lưu trữ cùng hồ sơ nhập học.

6. Khi cấp GCNKNCM, CCCM, cơ quan có thẩm quyền vào scấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM. Sổ được đóng quyển dùng cho từng khóa học hoặc nhiều khóa. Sổ cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Hội đồng thi, kiểm tra

1. Hội đồng thi, kiểm tra có 05 (năm) hoặc 07 (bảy) thành viên.

2. Thành phần của Hội đồng thi:

a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này hoặc người được ủy quyền;

b) Phó Chtịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền, lãnh đạo ca các cơ sở đào tạo;

c) Ủy viên Thư ký là chuyên viên theo dõi công tác đào tạo của cơ quan có thẩm quyền;

d) Các y viên còn lại là chuyên viên ca cơ quan có thm quyền, lãnh đạo các phòng, khóa, t môn chuyên môn của các cơ sđào tạo.

3. Thành phần của Hội đồng kiểm tra:

a) Chtịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ sđào tạo hoặc lãnh đạo của SGiao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo);

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo hoặc trưởng phòng ca cơ s đào tạo hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn thuộc SGiao thông vận tải (đi với địa phương chưa có cơ sở đào tạo);

c) Ủy viên Thư ký là lãnh đạo phòng đào tạo của cơ sở đào tạo hoặc chuyên viên theo dõi công tác đào tạo ca Sở Giao thông vận tải (đi vi địa phương chưa có cơ s đào tạo);

d) Các ủy viên còn lại là lãnh đạo các phòng, khoa, tmôn chuyên môn của cơ sđào tạo hoặc chuyên viên ca SGiao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sđào tạo).

Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi, kiểm tra

1. Tổ chức thi, kiểm tra.

2. Quyết định thành lập Ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Duyệt danh sách học viên đủ điều kiện dự thi, kiểm tra.

4. Tổ chức họp hội đồng 02 (hai) lần hoặc họp đột xuất, chỉ tổ chức họp khi có mặt Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đng được ủy quyền và có ít nhất hai phần ba số thành viên hội đng tham gia. Trong các phiên họp bội đng, nếu có ý kiến không thống nhất thì lấy theo đa số, các trường hợp khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

5. Lựa chọn đề thi, đề kiểm tra bảo đảm bí mật phù hợp với từng loại hạng GCNKNCM, CCCM.

6. Tổng hợp kết qu thi, kim tra và báo cáo cơ quan có thm quyền:

a) Danh sách kết quthi, kiểm tra của thí sinh;

b) Danh sách thí sinh trúng tuyển;

c) Các biên bn họp hội đồng;

d) Các văn bản khác có liên quan.

Điều 12. Ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra

1. Tùy thuộc số lượng thí sinh dự thi, kim tra có thể thành lập chung Ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra hoặc thành lp riêng nhưng tối thiểu phải có 03 (ba) thành viên. Trưởng Ban coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra là ủy viên của Hội đồng thi, kiểm tra. Thành viên Ban coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chm kim tra là người đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chm kiểm tra đạt yêu cu do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chc trong thời hạn ba năm gn nht kể từ khi được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

2. Nhiệm vụ ca Ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra:

a) Coi thi, chấm thi, coi kim tra, chấm kiểm tra theo đúng quy định:

b) Đnghị Hội đồng thi, kim tra điều chỉnh kịp thi nếu phát hiện sai sót trong đthi, kiểm tra;

c) Tổ chức, bố trí, sp xếp thành viên Ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra bảo đảm nguyên tắc mỗi môn thi, kiểm tra phải có tối thiểu 02 (hai) thành viên;

d) Tập hợp kết quả chấm thi, kiểm tra và bàn giao chủ Thư ký Hội đồng thi, kiểm tra.

Điều 13. Các môn thi, kiểm tra; hình thức thi, kiểm tra; thời gian thi, kiểm tra

1. Hội đồng thi, kim tra căn cứ ngân hàng câu hi do Cục Đường thy nội địa Việt Nam ban hành để lựa chọn đề thi, kiểm tra bao gm các môn thi, kiểm tra lý thuyết và thực hành.

2. Đi với môn thi lý thuyết tổng hợp:

a) Hình thức thi, kiểm tra: trắc nghiệm;

b) Thi gian thi, kiểm tra: tối đa 60 phút;

c) Kết qu: đạt hoặc không đạt;

d) Mỗi đề có 30 (ba mươi) câu hi, làm đúng từ 25 (hai năm) câu trở lên thì đt yêu cu.

3. Đối với môn thi lý thuyết chuyên môn:

a) Hình thc thi: vn đáp;

b) Thời gian thi: tối đa 45 phút, thi gian thí sinh chuẩn bị không quá 30 phút, thời gian hỏi, đáp không quá 15 phút;

c) Kết quả: đạt hoặc không đạt.

4. Đối với các môn thi, kim tra thực hành:

a) Nội dung thi, kiểm tra: gồm các kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghip vụ và xử lý các tình huống thường gặp trong thực tế;

b) Thời gian thi thuyền trưởng hạng nht tối đa 120 phút;

c) Thời gian thi thuyền trưởng hạng nhì tối đa 90 phút;

d) Thời gian thi thuyền trưởng hạng ba tối đa 60 phút;

đ) Thời gian thi thuyền trưởng hạng tư tối đa 45 pt;

e) Thời gian kiểm tra chng chỉ thủy th, chứng chỉ lái phương tiện và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tối đa 30 phút;

g) Máy trưởng hạng nhất, máy trưng hạng nhì, máy trưởng hạng ba và chứng chỉ thợ máy không thi, kiểm tra môn thực hành;

h) Kết quả: đạt hoặc không đạt;

i) Cách thức thi, kiểm tra: do Hội đồng thi, kiểm tra quyết đnh.

5. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học, thi, kiểm tra: bằng tiếng Việt.

6. Nội quy thi, kiểm tra theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Chương IV

CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

Điều 14. Công nhận kết quả thi, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này:

a) Quyết định công nhận kết quthi, kiểm tra đối với nhng thí sinh thi, kiểm tra đạt yêu cu về lý thuyết và thực hành;

b) Cấp GCNKNCM, CCCM cho thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm tra trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định công nhận kết qu thi, kiểm tra;

c) Trực tiếp hoặc ủy quyn để cơ sở đào tạo nơi thí sinh đăng ký học, thi, trGCNKNCM, CCCM cho thí sinh đạt yêu cầu.

2. Thí sinh được bảo lưu kết quả thi, kiểm tra của môn đã đạt yêu cầu và được tham gia vào các kỳ thi, kiểm tra do cơ quan đó tổ chức trong thời gian 12 tháng.

Điều 15. Xét cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Đối vi chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bn:

Có GCNKNCM hoặc chứng chỉ nghiệp vụ có tên trong sổ cấp ca cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

2. Đối với chứng chthủy thủ, thợ máy:

a) Có chng chsơ cấp nghtrở lên được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thy hoặc điều khiển tàu biển, máy tàu thủy hoặc máy tàu biển;

b) Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thủy thủ, thợ máy đ 06 tháng trở lên.

3. Đối với GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba:

a) Có chứng chỉ sơ cp nghề thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba hoặc có bằng tốt nghiệp trung cp trở lên được đào tạo theo nghề điều khin tàu thủy hoặc điều khin tàu biển, nghề máy tàu thy hoặc máy tàu biển;

b) Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba đủ 06 tháng trở lên.

4. Đối với GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì, máy trưởng hạng nhì:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đng trở lên được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khin tàu bin, nghề máy tàu thy hoặc máy tàu thủy;

b) Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nhì, máy trưởng hạng nhì đ 06 tháng tr lên.

Điều 16. Cấp lại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Người có GCNKNCM, CCCM bị hng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM, CCCM của cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM, được cấp lại GCNKNCM, CCCM.

2. Bằng thuyền trưởng, máy trưng:

a) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sdụng 12 tháng, kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2019, có tên trong sổ cấp bng của cơ quan cấp bằng, phi dự thi lại thuyết để cấp lại GCNKNCM;

b) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sử dụng trên 12 tháng đến dưới 24 tháng, kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2019, có tên trong sổ cấp bng của cơ quan cp bằng, phải dự thi lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại GCNKNCM;

c) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sử dụng từ 24 tháng trở lên, ktừ ngày 31 tháng 12 năm 2019, có tên trong sổ cp bằng của cơ quan cấp bằng, phải dự học, thi lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng bng đã được cp.

3. Giy chng nhận khả năng chuyên môn:

a) Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, có tên trong sổ cp GCNKNCM của cơ quan cp GCNKNCM, được cp lại GCNKNCM;

b) Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 06 tháng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM ca cơ quan cấp GCNKNCM, phải dự thi lại lý thuyết để cấp lại GCNKNCM;

c) Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 06 tháng đến dưới 12 tháng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM ca cơ quan cấp GCNKNCM, phải dự thi lại clý thuyết và thực hành để cấp lại GCNKNCM;

d) Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 12 tháng tr lên, có tên trong sổ cấp GCNKNCM ca cơ quan cấp GCNKNCM, phải dự học, thi lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM đã được cp.

4. Người có GCNKNCM còn hạn sử dụng bị mất, có lên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cp GCNKNCM, không bị các cơ quan có thẩm quyn thu giữ, xử lý, trong thi hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, được cấp lại GCNKNCM.

5. Người có GCNKNCM quá hạn sử dụng bị mất, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cp GCNKNCM, không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì phải dự học, thì lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM đã được cấp.

6. Chng chỉ chuyên môn:

a) Người có chứng chỉ thủy thủ, chứng chỉ thủy thủ hạng nhất, chứng chthủy thhạng nhì, chng chthủy thủ chương trình hạn chế hoặc tương đương, được cấp lại chứng chỉ thủy th;

b) Người có chng chthợ máy, chứng chthợ máy hạng nhất, chứng chỉ thợ máy hạng nhì, chng chỉ thợ máy chương trình hạn chế hoặc tương đương, được cp lại chứng chỉ thợ máy;

c) Người có chứng chỉ lái phương tiện, chứng chỉ i phương tiện hạng nhất, chứng chỉ lái phương tiện hạng nhì, chứng chlái phương tiện chương trình hạn chế hoặc tương đương, được cp lại chứng chỉ lái phương tiện.

d) Người có chứng chỉ điều khiển phương tiện loại I, loại II tốc độ cao hoặc tương đương, được cp lại chỉ chng chđiều khiển phương tiện cao tốc.

7. GCNKNCM, CCCM khi cấp lại vẫn giữ nguyên số cũ, đồng thời cơ quan cp phải gửi thông báo hủy GCNKNCM, CCCM cũ tới các cơ quan liên quan.

8. Người có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng tư trlên, quá tuổi lao động, đủ sức khe theo quy định, có nhu cầu thì được cấp chứng chỉ lái phương tiện nhưng không tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.

Điều 17. Chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Người có giấy tchứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn còn thi hạn sử dng do các cơ quan có thm quyền ca Việt Nam cp; người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có giy tờ chng nhận v thuyn trưởng hoặc máy trưởng hoặc chng chỉ chuyên môn còn thời hạn sdụng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cp, nếu có nhu cu làm việc trên các phương tiện thủy nội địa thì phải làm thủ tục chuyn đi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM phương tiện thủy nội địa tương ứng theo quy định tại Thông tư này.

2. Đối với chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, chng chỉ chuyên môn tàu cá:

a) Người có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng I, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyn trưởng, máy trưởng tàu cá hạng I đủ 18 tháng trở lên được chuyển đi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề tương ứng với thuyền trưởng, máy trưng hạng nhì, dự thi các môn thi tương ứng với thuyn trưởng, máy trưởng hạng nhì và phải đạt yêu cu theo quy định;

b) Người có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng II, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng II đ 18 tháng trlên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba, dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;

c) Người có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng III, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng III đ18 tháng trở lên đưc chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề tương ứng với thuyền trưởng hạng tư, dự thi các môn thi tương ứng với thuyn trưởng hạng tư và phi đạt yêu cầu theo quy định;

d) Người có văn bằng, chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng III, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh máy trưng tàu cá hạng III đủ 18 tháng trlên được chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bồi dưng nghề tương ứng với máy trưởng hạng ba, dự thi các môn thi tương ng với máy trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;

đ) Người có chứng chỉ thủy thủ, thợ máy tàu cá được chuyển đổi tương ứng sang chứng chỉ thủy th, thợ máy phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình đào tạo nghề tương ứng với thủy thủ, thợ máy, dự kim tra các môn kiểm tra tương ứng với thủy th, thợ máy và phải đạt yêu cu theo quy định;

e) Người có chứng chthuyền trưởng tàu cá từ hạng III trở lên, quá tuổi lao động, đủ sức khỏe theo quy định, có nhu cầu thì được chuyn đổi sang chứng chỉ lái phương tiện không hoạt động kinh doanh vận tải nhưng phải hoàn thành chương trình đào tạo nghề tương ứng với lái phương tiện, dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với lái phương tiện và phải đạt yêu cầu theo quy định.

3. Đi với GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM tàu biển:

a) Người có bằng tt nghiệp cao đẳng trở lên được đào tạo nghề điều khiển tàu bin hoặc ngh máy tàu bin, có GCNKNCM thuyn trưng tàu bin từ 500 GT trở lên hoặc có GCNKNCM máy trưởng tàu bin từ 750 kW tr lên, có thời gian đm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển tương ng đ 06 tháng trlên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưng hạng nhất phương tiện thủy nội địa (tớc khi đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng nhất phải hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyn trưởng hạng nht trên phương tiện có trọng tải toàn phn trên 1000 tn đ01 tháng trở lên).

b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp được đào tạo nghề điều khiển tàu biển hoặc nghề máy tàu biển, có GCNKNCM thuyền trưng tàu biển từ 50 GT đến dưới 500 GT hoặc có GCNKNCM máy trưởng tàu bin từ 75 kW đến dưới 750 kW, có thời gian đm nhiệm theo chức danh thuyn trưởng, máy trưng tàu bin tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì phương tiện thủy nội địa;

c) Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển dưới 50 GT, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu bin tương ng đ06 tháng trở lên được chuyển đi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba hoặc hạng tư phương tiện thủy nội địa;

d) Người có GCNKNCM máy trưng tàu biển dưới 75 kW, có thời gian đảm nhiệm theo chc danh máy trưởng tàu biển tương ứng đ06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa;

đ) Người có chng chthủy th, thợ máy tàu biển được chuyển đổi tương ứng sang chứng chỉ thủy th, thợ máy phương tiện thủy nội địa;

e) Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển từ 50 GT trở lên, quá tuổi lao động, đủ sc khỏe theo quy định, có nhu cầu thì được cấp chứng chỉ lái phương tiện nhưng không tham gia hoạt động kinh doanh vận ti.

g) Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển đã chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng nht, nhì, ba phương tiện thy nội đa theo quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, được cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển, chứng chđiều khiển phương tiện đi ven biển;

h) Người có GCNKNCM máy trưởng tàu biển đã chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng nhất, nhì, ba phương tiện thủy nội địa theo quy định tại các điểm a, b và điểm d khoản này, được cấp chng chan toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển.

Chương V

HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC DỰ HỌC, THI, KIỂM TRA, CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

Điều 18. Hồ sơ và trình tự dự học, thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Cá nhân có nhu cầu dự học, thi lấy GCNKNCM, kiểm tra lấy CCCM nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thng bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ sở đào tạo hoc Sở Giao thông vận tải (đi với địa phương chưa có cơ sở đào tạo). H sơ bao gm:

a) Đơn đnghị theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, nền trắng, ảnh chụp không quá 06 tháng;

c) Giấy chng nhận sức khỏe do cơ s y tế có thẩm quyền cấp;

d) Bản sao kèm bản chính để đi chiếu (trong trưng hợp gửi trực tiếp) hoặc bn sao chứng thực (trong trưng hợp gửi qua đường bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác) của các loại giấy tờ chng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chng chchuyên môn hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đi với các loại giấy tờ chứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưng hoặc chứng chỉ chuyên môn do các cơ quan có thẩm quyn của nước ngoài cấp) để chng minh đủ điều kiện dthi, kiểm tra tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 5, Điều 6 ca Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện:

Cơ sở đào tạo hoặc SGiao thông vận tải (đi với địa phương chưa có cơ sđào tạo) tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

a) Trưng hp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ hợp lthì viết giấy hẹn làm thtục dự học, thi, kiểm tra ly GCNKNCM, CCCM; nếu hồ sơ không hợp lệ theo quy định thì trlại và hướng dn cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

b) Trưng hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ sở đào tạo hoặc SGiao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sđào tạo) phải có văn bn gửi cá nhân yêu cu bsung, hoàn thiện h sơ;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, ktừ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ sđào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đi với địa phương chưa có cơ sở đào tạo) gửi giấy hẹn làm thtục dự học, thi, kim tra lấy GCNKNCM, CCCM;

d) Cơ quan có thẩm quyền quy đnh tại Điều 7 ca Thông tư này tchức thi, kiểm tra và cấp GCNKNCM, CCCM cho thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm tra;

đ) Cá nhân khi dự thi, dự kiểm tra, nhận hoặc người có giấy ủy quyền nhận GCNKNCM, CCCM phải xut trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Điều 19. Hồ sơ và trình tự xét cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Cá nhân có nhu cầu xét cp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM nộp 01 (một) bộ hsơ trực tiếp hoặc gi qua hệ thng bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc SGiao thông vận tải hoặc cơ sở đào tạo theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, nền trắng, ảnh chụp không quá 06 tháng;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cp;

d) Bản sao kèm bn chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bn sao chng thực (trong trưng hợp gửi qua đường bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác) ca các loại giy tchứng nhận v thuyn trưởng hoặc máy trưởng hoặc chng chchuyên môn hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với các loại giấy tchứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chng chỉ chuyên môn do các cơ quan có thm quyền của nước ngoài cp) để chng minh đủ điều kiện xét cp, cấp lại, chuyển đổi tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 15, 16 và Điều 17 của Thông tư này.

2. Trình tự thc hiện:

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc SGiao thông vận tải hoặc cơ sở đào tạo tiếp nhận, kim tra hồ sơ và xử lý như sau:

a) Tờng hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn ly kết qugiải quyết và làm thtục xét cấp, cp lại, chuyển đổi; nếu hồ sơ không hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

b) Trưng hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoc hình thức phù hợp khác, nếu hsơ không hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, ktừ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thy nội địa Việt Nam hoặc SGiao thông vận tải hoặc cơ sở đào tạo phải có văn bn gửi cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ktừ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc SGiao thông vận tải hoặc cơ sđào tạo thực hiện xét cấp, cấp lại, chuyn đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Thông tư này.

Điều 20. Lưu trữ hồ sơ dự học, thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

1. Đi với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 ca Thông tư này phải lưu tr các giấy tờ sau:

a) Danh sách học viên đủ điều kiện dự học (Báo cáo s1); kết quả học tập ca học viên (Báo cáo s2); bảng tng hợp kết quả thi, kim tra (Báo cáo số 3);

b) Quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra; Quyết định thành lập Ban coi thi, chấm thi, coi kim tra, chm kim tra và các giấy tờ liên quan đến Hội đồng thi, kiểm tra; Quyết định công nhận kết quả thi, kiểm tra và cấp GCNKNCM, CCCM kèm theo danh sách cấp GCNKNCM, CCCM;

c) Các biên bản họp Hội đồng;

d) Sổ cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM.

2. Đối với cơ sở đào tạo, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, phải lưu trữ các giy tờ sau:

a) Kết quả kim tra các môn học;

b) Kết quả thi, kiểm tra của thí sinh;

c) Các tài liệu, sổ sách có liên quan đến việc tổ chức ging dạy, học tập.

3. Đối với thí sinh phải lưu trcác giấy tờ sau:

a) Hồ sơ dự học, thi, kiểm tra, xét cp, cấp lại, chuyển đi GCNKNCM, CCCM ca cá nhân;

b) Các loại bng, GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM cũ bị ct góc (nếu có).

4. Thời gian lưu trhồ sơ:

a) Không thời hạn đối với scấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM;

b) Tối thiểu 02 năm đối vi bài thi, kiểm tra và các tài liệu còn lại;

c) Việc hủy tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành.

Chương VI

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ COI THI, CHẤM THI, COI KIỂM TRA, CHẤM KIỂM TRA; NỘI DUNG TẬP HUẤN, KIỂM TRA; XỬ LÝ VI PHẠM TRONG COI THI, CHẤM THI, COI KIỂM TRA, CHẤM KIỂM TRA

Điều 21. Ngành, loại, hạng trong thực hiện coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra

1. Ngành:

a) Điều khiển phương tiện, ký hiệu là T: được coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra ngành điều khiển phương tiện;

b) Máy phương tiện, ký hiệu là M: được coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kim tra ngành máy phương tiện.

2. Loại:

a) Lý thuyết tng hp: ký hiệu là LTTH, được coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kim tra môn lý thuyết tổng hợp;

b) Lý thuyết chun môn: ký hiệu là LTCM, được được coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kim tra môn lý thuyết chuyên môn và môn lý thuyết tổng hợp;

c) Thực hành: ký hiệu là TH, được coi thi, chấm thi, coi kim tra, chấm kiểm tra thực hành;

d) Lý thuyết - thực hành: ký hiệu là LT - TH, được coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra cả lý thuyết và thực hành.

3. Hạng:

a) Hạng nhất, ký hiệu là 1: được coi thi, chấm thi, coi kim tra, chấm kim tra đến thuyền trưởng, máy trưng hạng nhất;

b) Hạng nhì, ký hiệu là 2: được coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chm kim tra đến thuyn trưởng, máy trưởng hạng ba.

Điều 22. Tiêu chuẩn tham dự tập huấn nghiệp vụ để được thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra

1. Đối với người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra lý thuyết tổng hợp: tốt nghiệp trung cấp trở lên.

2. Đối vi người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kim tra, chấm kiểm tra lý thuyết chuyên môn: tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành điều khiển tàu thy hoặc điều khiển tàu biển, ngành máy tàu thủy hoặc máy tàu biển, đã tham gia giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực đường thủy nội địa từ 12 tháng tr lên.

3. Đi vi người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kim tra thực hành: tt nghiệp trung học phthông hoặc tương đương trlên và có GCNKNCM thuyền trưng cao hơn ít nhất 01 hng so với GCNKNCM đăng ký tham dự tập huấn, kiểm tra; trưng hợp tham dự tập huấn đđược thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi thực hành thuyền trưởng hạng nht phải có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nht và có thời gian đm nhiệm chc danh thuyền trưởng hạng nhất từ 24 tháng tr lên.

Điều 23. Tập huấn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra

1. Người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra phải tham dự tập huấn nghiệp vụ tương ứng với từng ngành, loại, hạng theo quy định của Thông tư này.

2. Nội dung tập huấn: giới thiệu, hướng dẫn các văn bn quy phạm pháp luật hiện hành về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan và ôn luyn knăng thực hành ngành điều khin và ngành máy; tiếp cận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

3. Danh sách đăng ký tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 24. Công bố danh sách người hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đạt yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra

1. Người hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đạt yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kim tra được công bố trên Cổng thông tin điện tử ca Cục Đưng Thủy nội địa việt Nam.

2. Người thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi, coi kim tra, chm kiểm tra chỉ được coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kim tra đúng ngành, loi, hng đã được tập huấn.

Điều 25. Xử lý vi phạm đối với thành viên Ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra

1. Không được thực hiện coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra trong thời hạn 03 tháng khi vi phạm một trong các quy định dưới đây:

a) Có thái độ, hành vi ứng xử không đúng mực khi tham gia công tác coi thi, chấm thi, coi kim tra, chấm kiểm tra;

b) Không kiểm tra việc chấp hành nội quy thi, kim tra; danh sách thí sinh dự thi, kiểm tra; điều kiện an toàn phòng thi, kiểm tra; điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị phục vụ kỳ thi, kim tra;

c) Không báo cáo Trưởng ban coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chm kiểm tra khi các quy định về điều điều kiện an toàn phòng thi, kiểm tra; điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị phục vụ kỳ thi, kim tra không đảm bảo theo quy định;

d) Không chấp hành sự phân công của Trưởng ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra;

đ) Làm việc riêng, uống rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng trong khi tham gia công tác coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chm kiểm tra;

e) Tự ý làm những công việc không được phân công;

g) Không kiểm tra kỹ bài thi, kiểm tra dẫn đến thiếu sót các nội dung liên quan bài thi, kiểm tra khi bàn giao bài thi, kiểm tra cho thư ký Hội đồng thi, kiểm tra.

2. Không được thực hiện coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra trong thời hạn 06 tháng khi vi phạm một trong các quy định dưới đây:

a) Không báo cáo Trưởng ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chm kiểm tra đnghị Hội đồng thi, kiểm tra điều chnh kịp thời khi phát hiện sai sót trong đề thi, kiểm tra;

b) Coi thi, chấm thi, coi kim tra, chấm kiểm tra không bảo đảm nguyên tc mỗi môn thi, kiểm tra phải có tối thiểu 02 thành viên;

c) Trợ giúp thí sinh dưới mọi hình thức;

d) Đxảy ra xô xát, va chạm, tai nạn trong khi coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kim tra do nguyên nhân chủ quan;

đ) Không tập hợp kết quả chm thi, kim tra và bàn giao cho thư ký Hội đng thi, kim tra;

e) Bị xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này 02 (hai) ln trong thi gian 12 tháng.

3. Không được thực hiện coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm một trong các quy đnh dưới đây:

a) Không thực hiện đúng nội dung, quy trình và thtục của kỳ thi, kiểm tra theo quy định hin hành;

b) Chấm thi, kiểm tra không chính xác làm ảnh hưởng đến kết quả thi, kiểm tra của thí sinh;

c) Bao che cho những hành vi sai phạm, tiêu cực;

d) Có biểu hiện tiêu cực làm sai lệch kết quả thi, kiểm tra;

đ) Bị xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều này 02 (hai) ln trong thời gian 12 tháng.

4. Hy kết qucông nhận thực hiện coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kim tra khi bị xử lý vi phạm 02 (hai) lần theo quy định ti khoản 3 Điều này.

Điều 26. Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thành viên Ban coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra

1. Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra đình chthực hiện nhiệm vụ coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra đi vi thành viên Ban coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Thông tư này và báo cáo, kiến nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam x lý sau khi kết thúc kỳ thi, kiểm tra.

2. Cục Đường thy nội địa Việt Nam thực hiện xử lý vi phạm đối với thành viên Ban coi thi, chm thi, coi kiểm tra, chấm kiểm tra trên cơ sở báo cáo, kiến nghị ca Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, các cơ sở đào tạo báo cáo Sở Giao thông vận tải kết quả đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và công tác cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này và cập nhật dữ liệu về thông tin của thuyền viên, người lái phương tiện theo phạm vi trách nhiệm được giao quản lý vào cơ sở dữ liệu.

2. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kết quả đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện và công tác cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này và cập nhật dữ liệu về thông tin của thuyền viên, người lái phương tiện theo phạm vi trách nhiệm được giao quản lý vào cơ sở dữ liệu.

Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp

1. Thẻ coi thi, chấm thi được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực còn thời hạn sdụng được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ca thẻ. Trưng hợp thẻ coi thi, chấm thi hết thời hạn, người có thcoi thi, chấm thi có nhu cầu tiếp tục thực hiện coi thi, chấm thi, coi kim tra, chấm kiểm tra phải tham gia tập huấn, kiểm tra tương ứng với từng ngành, loại, hạng theo quy định tại Thông tư này.

2. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng được tchức trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tc thực hiện theo quy định ca Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 ca Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cp lại, chuyn đi giấy chng nhận khả năng chuyên môn, chng ch chuyên môn thuyn viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thy nội địa và Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 ca Bộ trưởng Bộ Giao thông vận ti sa đổi, bổ sung một sđiều ca Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 ca Bộ trưởng Bộ Giao thông vận ti quy định thi, kiểm tra, cp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chng chỉ chuyên môn thuyên vn, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chc danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.

Điều 29. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đưng thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm:

a) Tchức thực hiện Tng tư này;

b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trong phạm vi cnước;

c) In, phát hành và quản lý thống nhất việc sử dụng phôi GCNKNCM, CCCM trong phạm vi toàn quốc;

d) Xây dựng nội dung tập hun, tchức tập huấn nghiệp vụ coi thi, chấm thi, coi kim tra, chm kim tra;

đ) Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra và đáp án theo nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thy nội địa; xây dựng mẫu giy thi, kim tra;

e) Đăng tải danh sách người trả hoàn thành lp tập huấn nghiệp vụ coi thi, chấm thi, coi kiểm tra, chm kiểm tra đạt yêu cu tương ứng với từng ngành, loại, hạng trên Cổng thông tin điện tử của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

g) Ch trì, phối hợp với cơ quan, đơn vliên quan xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dliệu phục vụ công tác qun lý trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

2. Sở Giao thông vận tải;

a) Tchức thực hiện Thông tư này;

b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Sở Giao thông vận tải cấp phép và quản lý;

c) Chu sự kiểm tra, thanh tra, hướng dn về nghiệp vụ của Cục Đường thủy nội đa Việt Nam;

3. Cơ sở đào tạo;

a) Chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này;

b) Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát, hướng dn về nghiệp vụ của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận ti và cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền.

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Bãi b Thông tư s 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 ca Bộ trưởng Bộ Giao thông vận ti quy định thi, kim tra, cp, cp lại, chuyn đi giy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyn viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa và Thông tư s 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sa đổi, bổ sung một số điều ca Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 ca Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kim tra, cấp, cấp lại, chuyn đi giấy chng nhận khả năng chuyên môn, chng ch chuyên môn thuyn viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưng Cục Đường thy nội địa Việt Nam, Th trưng cơ quan, tchức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- NĐiều 31;
- Văn phòng Chính ph;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Các Th trưng Bộ GTVT;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Tng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TBXH);
- Cục Kim tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cng TTĐT CP, Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Ldt).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Nhật

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Circular No. 40/2019/TT-BGTVT dated October 15, 2019 on test, examination, issuance, re-issuance and change of certificates of competency and qualifications of seafarers and operators of inland waterway ships

  • Số hiệu: 40/2019/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 15/10/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Nhật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản