Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2013/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
Thông tư này quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; nội dung, hình thức các báo cáo: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; mức giá trị của kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan.
1. Các đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật phòng, chống rửa tiền.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; người nước ngoài hoặc người không quốc tịch sinh sống hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động hoặc không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các giao dịch tài chính hay giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 3. Các biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao
Đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 và 17 của Luật phòng, chống rửa tiền, ngoài việc áp dụng biện pháp nhận biết theo quy định tại Điều 9 Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường sau:
1. Có sự phê duyệt của cấp quản lý cao hơn ít nhất một cấp so với cấp phê duyệt áp dụng đối với khách hàng thông thường khi khách hàng lần đầu thiết lập quan hệ hoặc khi khách hàng hiện tại được đánh giá là khách hàng có rủi ro cao. Đối với khách hàng hiện tại, khi đánh giá hoặc đánh giá lại được xếp loại là khách hàng có rủi ro cao, đối tượng báo cáo phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt lại mối quan hệ với khách hàng này và áp dụng các biện pháp tăng cường theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Thu thập bổ sung các thông tin sau:
a) Đối với khách hàng là cá nhân:
- Mức thu nhập trung bình hàng tháng trong 6 tháng gần nhất của khách hàng; tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc chủ cơ sở nơi làm việc hoặc có thu nhập chính;
- Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của vợ, chồng, con của khách hàng.
b) Đối với khách hàng là tổ chức:
- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo doanh thu chính;
- Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất;
- Danh sách (họ tên, địa chỉ, điện thoại) thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, thành viên Ban điều hành, Kế toán trưởng hoặc tương đương;
- Danh sách (tên, địa chỉ, người đại diện) của công ty mẹ, công ty con, văn phòng đại diện (nếu có).
3. Giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng có rủi ro cao.
Điều 4. Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị
1. Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật phòng, chống rửa tiền được đăng tải trên Trang thông tin điện tử (website) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa chỉ http://www.sbv.gov.vn.
2. Việc truy cập, khai thác Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị theo hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (dưới đây gọi là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng); đối tượng báo cáo không được cung cấp thông tin về Danh sách này cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Đối tượng báo cáo phải đăng ký bằng văn bản với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (qua Cục Phòng, chống rửa tiền) thông tin về người truy cập, khai thác Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, gồm: họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, chức vụ, điện thoại và địa chỉ nơi làm việc, hòm thư điện tử.
Điều 5. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn
1. Khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản theo mẫu biểu số 02 đính kèm Thông tư này hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.
3. Nội dung báo cáo giao dịch có giá trị lớn:
a) Thông tin về khách hàng:
- Đối với khách hàng là cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (khách hàng có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam;
- Đối với khách hàng là tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ, quốc gia, mã số thuế; trường hợp tổ chức không có mã số thuế thì bắt buộc phải có số giấy phép hoạt động hoặc quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh.
b) Thông tin về giao dịch:
- Đối với giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ): ngày thực hiện giao dịch, số tài khoản (nếu có), loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), số tiền giao dịch, loại tiền giao dịch, số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá loại giao dịch tương ứng tại thời điểm phát sinh giao dịch), lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;
- Đối với giao dịch mua, bán vàng có giá trị lớn: ngày thực hiện giao dịch, loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), khối lượng (đơn vị: kilogram; liệt kê theo từng loại hàng hóa), giá trị từng giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày quy đổi sang đồng Việt Nam, lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;
c) Thông tin khác được quy định cụ thể trong các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối tượng báo cáo phải rà soát, sàng lọc các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn để kịp thời phát hiện giao dịch đáng ngờ.
Điều 6. Báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Khi phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền và Điều 14 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản theo mẫu biểu số 01 đính kèm Thông tư này hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Cục Phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ và phản hồi cho đối tượng báo cáo những vấn đề phát sinh nếu cần thiết.
Điều 7. Báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
2. Nội dung báo cáo gồm các thông tin sau:
a) Tổ chức phát lệnh chuyển tiền: tên giao dịch của tổ chức hoặc điểm giao dịch; địa chỉ liên lạc; quốc gia.
b) Tổ chức phục vụ người thụ hưởng: tên giao dịch của tổ chức hoặc điểm giao dịch; địa chỉ liên lạc; quốc gia.
c) Cá nhân, tổ chức chuyển tiền và cá nhân, tổ chức thụ hưởng:
- Cá nhân: họ tên; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực; số tài khoản (nếu có); mã giao dịch; số tiền, loại tiền giao dịch; địa chỉ liên lạc; quốc gia.
- Tổ chức: tên; số tài khoản; mã số thuế; số đăng ký kinh doanh; mã giao dịch; số tiền, loại tiền giao dịch; địa chỉ liên lạc; quốc gia.
3. Tổ chức trung gian phải lưu giữ hồ sơ giao dịch bao gồm các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 5 năm kể từ ngày phát sinh giao dịch và có trách nhiệm cung cấp hồ sơ đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu và không phải báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
4. Đối tượng báo cáo được phép thực hiện chuyển tiền điện tử quốc tế phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho việc báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này và phải có hệ thống phần mềm để lọc, phân tích giao dịch nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền và ngăn ngừa các rủi ro khác.
Điều 8. Báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố
2. Trường hợp đối tượng báo cáo bằng văn bản thì nội dung báo cáo bao gồm các thông tin sau:
a) Đối tượng báo cáo: tên, địa chỉ, số điện thoại;
b) Cơ quan nhận báo cáo: tên, địa chỉ;
d) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan: tên; quốc tịch; mối quan hệ với tổ chức, cá nhân nêu tại điểm c khoản này; các thông tin khác như số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số tài khoản, số tham chiếu của giao dịch (nếu có);
đ) Đối với chuyển tiền điện tử, gồm các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
e) Các biện pháp tạm thời đã áp dụng và thông tin về giao dịch, tài sản liên quan đến các biện pháp đã áp dụng;
g) Họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của đối tượng báo cáo (nếu có).
3. Thời hạn gửi báo cáo được thực hiện như đối với báo cáo giao dịch có dấu hiệu liên quan đến tội phạm theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.
1. Mức giá trị của kim loại quý, đá quý (trừ vàng): 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng, trong đó:
a) Kim loại quý (trừ vàng) gồm: bạc, bạch kim, đồ mỹ nghệ và đồ trang sức bằng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có bạc, bạch kim.
b) Đá quý gồm: kim cương, ruby, saphia và ê-mơ-rốt.
2. Mức giá trị các công cụ chuyển nhượng: 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng.
3. Mức giá trị của ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, mức giá trị của vàng phải khai báo hải quan thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 10. Hình thức báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử
1. Báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử là báo cáo thể hiện dưới dạng file dữ liệu được truyền qua đường truyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng, ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc fĩle theo hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Đối tượng báo cáo phải truyền tin theo quy trình do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và có biện pháp bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 29 Luật phòng, chống rửa tiền.
4. Đối tượng báo cáo phải cài đặt phần mềm truyền file do Cục Phòng, chống rửa tiền cung cấp.
5. Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ cuối ngày làm việc, đối tượng báo cáo phải tổng hợp dữ liệu báo cáo và gửi theo quy định. Thời hạn gửi chậm nhất là đến 16 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch. Nếu ngày tiếp theo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó. Trong trường hợp gửi chậm, thiếu báo cáo từ 2 (hai) ngày trở lên, đối tượng báo cáo phải giải trình về việc gửi chậm, thiếu cho Cục Phòng, chống rửa tiền. Trường hợp phát hiện sai sót trong các báo cáo đã gửi thì đối tượng báo cáo phải kịp thời gửi công văn hoặc thư điện tử (email) báo cáo giải trình về những sai sót đó cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
6. Đối tượng báo cáo phải đăng ký bằng văn bản với Cục Phòng, chống rửa tiền về cán bộ phụ trách báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử, bao gồm các thông tin: họ tên, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc, điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email) và phải thông báo bằng văn bản khi có sự thay đổi thông tin về cán bộ phụ trách hoặc thay đổi cán bộ phụ trách khác.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2014
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền, Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
1. Thủ trưởng Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đối tượng báo cáo phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cục Phòng, chống rửa tiền) để được hướng dẫn kịp thời.
| THỐNG ĐỐC |
Báo cáo giao dịch đáng ngờ | Số báo cáo: | |
PHẢI ĐIỀN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀO CÁC TRƯỜNG YÊU CẦU (Xem phần hướng dẫn điền báo cáo) |
| |
Báo cáo này có sửa đổi hay bổ sung báo cáo nào trước không? | ||
□ Không | □ Có: - Số của báo cáo được sửa đổi: - Ngày của báo cáo được sửa đổi: - Nội dung sửa đổi: | |
Phần I | THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO | |
1. Thông tin về đối tượng báo cáo | ||
a. Tên đối tượng báo cáo: | ||
b. Địa chỉ (số nhà, đường/phố): | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
c. Điện thoại: | d. Fax: | |
e. Tên điểm phát sinh giao dịch: | ||
f. Địa chỉ điểm phát sinh giao dịch: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
g. Điện thoại: | h. Fax: | |
2. Thông tin về người lập báo cáo: | ||
a. Họ và tên: | ||
b. Điện thoại cố định: | c. Điện thoại di động: | |
d. Bộ phận công tác: | ||
Phần II | THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ | |
3. Thông tin về cá nhân thực hiện giao dịch: | ||
a. Họ và tên: | ||
b. Ngày, tháng, năm sinh: | ||
c. Nghề nghiệp: | ||
d. Quốc tịch: | ||
e. Nơi đăng ký thường trú: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
f. Nơi ở hiện tại: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
g. Số CMT: | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
i. Điện thoại cố định: | k. Điện thoại di động: | |
l. Số tài khoản: | ||
m. Loại tài khoản: | ||
n. Ngày mở tài khoản: | ||
o. Tình trạng tài khoản: | ||
£ Hoạt động bình thường | □ Bất thường (nêu rõ lý do): | |
2. Thông tin về tổ chức thực hiện giao dịch | ||
2.1. Thông tin về tổ chức | ||
a. Tên đầy đủ của tổ chức | ||
b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có): | ||
c. Tên viết tắt: | ||
d. Địa chỉ: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
e. Giấy phép thành lập số: | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
f. Đăng ký kinh doanh số: | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
g. Mã số thuế: | ||
h. Ngành nghề kinh doanh: | ||
i. Điện thoại: | k. Fax: | |
l. Số tài khoản: | ||
m. Loại tài khoản: | ||
o. Tình trạng tài khoản: | ||
□ Hoạt động bình thường | □ Bất thường (nêu rõ lý do): | |
2.2. Thông tin về người đại diện cho tổ chức | ||
a. Họ và tên: | ||
b. Ngày, tháng, năm sinh: | ||
c. Nghề nghiệp: | ||
d. Quốc tịch: | ||
e. Nơi đăng ký thường trú: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
f. Nơi ở hiện tại: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
g. Số CMT: | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
i. Điện thoại cố định: | k. Điện thoại di động: | |
3. Thông tin về giao dịch | ||
a. Thời gian tiến hành giao dịch: vào hồi……….., ngày……… tháng……… năm……… | ||
b. Số tiền giao dịch: | ||
Bằng số: | Bằng chữ: | |
c. Mục đích giao dịch: | ||
4. Thông tin bổ sung
| ||
Phần III | THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN TỚI GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ | |
3. Thông tin về cá nhân liên quan đến giao dịch: | ||
a. Họ và tên: | ||
b. Ngày, tháng, năm sinh: | ||
c. Nghề nghiệp: | ||
d. Quốc tịch: | ||
e. Nơi đăng ký thường trú: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
f. Nơi ở hiện tại: | ||
Quận/Huyện/Thị trấn: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
g. Số CMT: | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
i. Điện thoại cố định: | k. Điện thoại di động: | |
l. Số tài khoản: | ||
m. Mở tại ngân hàng: | ||
n. Địa chỉ ngân hàng: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
2. Thông tin về tổ chức có liên quan tới giao dịch | ||
a. Tên đầy đủ của tổ chức | ||
b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có): | ||
c. Tên viết tắt: | ||
d. Địa chỉ: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
e. Giấy phép thành lập số: | Ngày cấp: | Nơi cấp: |
f. Ngành nghề kinh doanh: | ||
g. Đăng ký kinh doanh số: | ||
h. Điện thoại cố định: | i. Fax: | |
k. Số tài khoản: | ||
l. Mở tại ngân hàng: | ||
m. Địa chỉ ngân hàng: | ||
Quận/Huyện: | Tỉnh/Thành phố: | Quốc gia: |
3. Thông tin bổ sung
| ||
PHẦN IV | LÝ DO NGHI NGỜ GIAO DỊCH VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN | |
1. Mô tả giao dịch và lý do nghi ngờ:
| ||
2. Những công việc đã xử lý liên quan đến giao dịch đáng ngờ:
| ||
PHẦN V | TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM | |
* Hồ sơ mở tài khoản * Bản sao kê giao dịch (số phụ) từ ngày phát sinh giao dịch có liên quan đến ngày báo cáo giao dịch đáng ngờ * Tài liệu, chứng từ khác có liên quan đến giao dịch đáng ngờ (bản sao điện chuyển tiền, giấy rút tiền, nộp tiền, phiếu chuyển khoản…) |
NGƯỜI LẬP PHIẾU | TRƯỞNG PHÒNG (bộ phận) | TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ghi chú:
Phần I:
Tất cả các trường trong phần này đều không được để trống
(2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người lập báo cáo.
Phần II:
(1): Áp dụng cho khách hàng cá nhân (để trống nếu khách hàng là tổ chức)
(1a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân thực hiện giao dịch
(1b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh
(1h):
- Không bắt buộc đối với cá nhân thực hiện giao dịch là người cư trú.
- Bắt buộc phải là số hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân thực hiện giao dịch là người không cư trú.
(1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm...
(1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch...
(2): Áp dụng cho khách hàng là tổ chức (để trống nếu là khách hàng cá nhân)
(2.1b): Để trống nếu tổ chức không có tên nước ngoài tương ứng
(2.1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm...
(2.1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch...
(2.2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân đại diện cho tổ chức
(2.2b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh
(2.2h):
- Không bắt buộc đối với cá nhân đại diện cho tổ chức là người cư trú.
- Bắt buộc phải là số hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân đại diện cho tổ chức là người không cư trú.
Phần III:
Không bắt buộc trong trường hợp tổ chức báo cáo không có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ (đối tác)
Trong trường hợp tổ chức báo cáo có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ: chỉ cần điền vào các trường có thông tin, không bắt buộc phải điền đầy đủ vào tất cả các trường.
Phần IV:
(1): Mô tả cụ thể, rõ ràng và chi tiết nhất có thể về các dấu hiệu, nhân tố, tình huống bất thường dẫn tới việc tổ chức báo cáo nghi ngờ giao dịch và/hoặc tin rằng giao dịch có liên quan đến rửa tiền hay hoạt động tội phạm.
(2): Mô tả cụ thể những công việc đã thực hiện liên quan đến việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ.
(Đính kèm Thông tư số.... ngày... tháng... năm 2013 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền)
Tên đối tượng báo cáo:
Địa chỉ; số điện thoại
Địa điểm phát sinh giao dịch:
Địa chỉ; số điện thoại
Ngày ... tháng ... năm 20... (1)
STT | Loại giao dịch (2) | Tên khách hàng (3) | Địa chỉ | Giấy tờ nhận dạng (4) | Số tiền giao dịch (triệu đồng) (5) | Loại tiền giao dịch (6) | Số tài khoản (7) | Nội dung giao dịch (8) | |||
Số CMND | Số hộ chiếu | Số đăng KD | Mã số thuế | ||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (9) |
1 Ngày, tháng, năm phát sinh giao dịch;
2 Nộp hoặc rút tiền mặt. Trong trường hợp khách hàng nộp tiền đồng/ngoại tệ để rút ngoại tệ/tiền đồng thì chỉ báo cáo giao dịch nộp;
3 Họ và tên (khách hàng là cá nhân); tên đầy đủ và tên viết tắt (khách hàng là tổ chức);
4 Ghi đầy đủ, chi tiết từng cột; nếu không có thông tin, ghi "không";
5 Tổng số tiền nộp hoặc rút trong một ngày; nếu là ngoại tệ thì quy đổi về đồng Việt Nam theo tỷ giá vào thời điểm phát sinh giao dịch;
6 Ký hiệu loại tiền khách hàng nộp (3 kí tự theo chuẩn ISO-4217);
7 Số tài khoản khách hàng nộp hoặc rút tiền (nếu có);
8 Lý do, mục đích thực hiện giao dịch;
9 Tổng giám đốc/ Giám đốc hoặc người được ủy quyền
- 1Circular No. 12/2011/TT-BXD of September 01, 2011, guiding some provisions of the Government’s Decree No. 74/2005/ND-CP of June 7, 2005, on prevention and combat of money laundering in real estate business
- 2Circular No. 148/2010/TT-BTC of September 24, 2010, guiding the application of anti-money laundering measures in insurance, securities and prize-winning gaming sectors
- 1Circular No. 22/2009/TT-NHNN of November 17, 2009, guiding the implementation of measures of money laundering prevention and combating
- 2Circular No. 41/2011/TT-NHNN of 15 December 2011, guiding the identification and update of customer information on the risk basis for serving the anti-money laundering
- 3Circular No. 31/2014/TT-NHNN dated November 11, 2014, amending Circular No. 35/2013/TT-NHNN guiding the implementation of a number of provisions on anti-money laundering
- 4Circular No. 20/2019/TT-NHNN dated November 14, 2019 amending a number of Articles of the Circular No. 35/2013/TT-NHNN guiding implementation of a number of regulations on anti-money laundering
- 5Circular No. 20/2019/TT-NHNN dated November 14, 2019 amending a number of Articles of the Circular No. 35/2013/TT-NHNN guiding implementation of a number of regulations on anti-money laundering
- 1Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013,
- 2Decree No. 116/2013/ND-CP of October 04, 2013, detailing implementation of a number of articles of Law on prevention and combat of money laundering
- 3Law No. 07/2012/QH13 of June 18, 2012. prevention of money laundering
- 4Circular No. 12/2011/TT-BXD of September 01, 2011, guiding some provisions of the Government’s Decree No. 74/2005/ND-CP of June 7, 2005, on prevention and combat of money laundering in real estate business
- 5Circular No. 148/2010/TT-BTC of September 24, 2010, guiding the application of anti-money laundering measures in insurance, securities and prize-winning gaming sectors
- 6Law No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010, on the State Bank of Vietnam
Circular No. 35/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013, guiding implemetation of a number of provisions on prevention of money laundering
- Số hiệu: 35/2013/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2013
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Đặng Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/02/2014
- Ngày hết hiệu lực: 01/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra