- 1Circular No. 01/2012/TT-BTNMT of March 16, 2012, regulation on setting-up, assessment, approval, inspection and certification of the implementation of detailed environmental protection project; setting-up and registration of simple environmental protection project
- 2Circular No. 22/2014/TT-BTNMT dated May 5, 2014, prescribing and guiding Decree No. 35/2014/ND-CP amending Decree No. 29/2011/ND-CP providing strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment
- 1Circular No. 25/2019/TT-BTNMT dated December 31, 2019 elaborating some Articles of the Government’s Decree 40/2019/ND-CP on amendments to Decrees on guidelines for the Law on Environmental Protection and provide for management of environmental monitoring services
- 2Circular No. 02/2022/TT-BTNMT dated January 10, 2022 on Detailing a number of articles of law on environmental protection
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2015/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015 |
QUY ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản,
Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi tắt là đề án chi tiết) và việc lập, đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi tắt là đề án đơn giản).
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHI TIẾT
Điều 3. Đối tượng phải lập đề án chi tiết
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết
1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.
Điều 5. Tham vấn ý kiến về đề án chi tiết
1. Trong giai đoạn lập đề án chi tiết, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo tóm tắt những nội dung chính của đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.
2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp, Ủy ban nhân dân cấp xã được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ cơ sở thì được coi như đồng ý với nội dung của đề án chi tiết.
3. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu chủ cơ sở tổ chức đối thoại với đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn về nội dung đề án chi tiết; chủ cơ sở có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền tham gia đối thoại.
4. Các trường hợp không phải thực hiện tham vấn bao gồm:
a) Cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án chi tiết;
b) Cơ sở nằm trên vùng biển chưa xác định cụ thể được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.
Điều 6. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 7. Thẩm định, phê duyệt và thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết
1. Thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Rà soát, đánh giá tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết. Trường hợp không đúng quy định, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện;
b) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn là đại diện của cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án, trường hợp cần thiết có một (01) phó trưởng đoàn; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở (trường hợp đề án chi tiết do Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt) và các chuyên gia về môi trường, lĩnh vực liên quan đến loại hình hoạt động của cơ sở. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở; đo đạc, lấy mẫu phân tích để kiểm chứng số liệu trong trường hợp cần thiết. Việc kiểm tra được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất hai phần ba (2/3) số lượng thành viên đoàn kiểm tra, trong đó phải có trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn (khi được trưởng đoàn ủy quyền) và có mặt của đại diện có thẩm quyền của cơ sở. Thành viên đoàn kiểm tra phải có bản nhận xét về đề án chi tiết của cơ sở. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản kiểm tra. Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra và biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 7, Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở và đề án chi tiết của cơ sở; tổng hợp, xử lý ý kiến của các cơ quan, chuyên gia có liên quan (nếu có);
d) Thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định đề án chi tiết theo một (01) trong ba (03) trường hợp sau: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung khi tất cả thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung kèm theo yêu cầu cụ thể về việc chỉnh sửa, bổ sung khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét không thông qua (nêu rõ lý do).
đ) Tổ chức rà soát nội dung đề án chi tiết đã được chủ cơ sở hoàn thiện;
g) Phê duyệt đề án chi tiết, mẫu quyết định phê duyệt quy định tại Phụ lục 9 Thông tư này.
2. Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, chủ cơ sở có trách nhiệm:
a) Trường hợp đề án chi tiết được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: gửi ba (03) bản đề án chi tiết theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đóng dấu giáp lai đến cơ quan thẩm định để phê duyệt;
b) Trường hợp đề án chi tiết được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: chỉnh sửa, bổ sung đề án theo yêu cầu và gửi ba (03) bản đề án theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đóng dấu giáp lai kèm theo một (01) đĩa CD ghi đề án đã chỉnh sửa, văn bản giải trình về việc chỉnh sửa, bổ sung đề án đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, phê duyệt. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung và gửi lại cơ quan có thẩm quyền tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày thông báo của cơ quan thẩm định, phê duyệt;
c) Trường hợp đề án chi tiết không được thông qua: lập lại đề án chi tiết và gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt. Thời hạn thẩm định lại đề án chi tiết thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết được quy định như sau:
a) Tối đa bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư này;
b) Tối đa hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của cơ quan quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này;
c) Thời hạn quy định tại các điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 8. Ký, đóng dấu xác nhận và gửi đề án chi tiết
1. Sau khi có quyết định phê duyệt đề án chi tiết, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt ký, đóng dấu xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của đề án theo mẫu quy định tại Phụ lục 10a ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt cho chủ cơ sở; gửi một (01) quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi quyết định phê duyệt và đề án chi tiết đã được phê duyệt theo quy định riêng của an ninh, quốc phòng;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt và xác nhận cho chủ cơ sở; gửi quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt và xác nhận cho chủ cơ sở; gửi quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường sao lục quyết định phê duyệt đề án chi tiết do các Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1. Trách nhiệm của chủ cơ sở:
a) Đầu tư, xây lắp, cải tạo công trình bảo vệ môi trường bảo đảm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong thời hạn đã được quy định tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết;
b) Báo cáo bằng văn bản tiến độ thực hiện đề án chi tiết theo thời hạn quy định tại quyết định phê duyệt đến cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này để theo dõi, kiểm tra;
c) Sau khi hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết, gửi văn bản báo cáo hoàn thành toàn bộ các công trình đến cơ quan thẩm định, phê duyệt để kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 Thông tư này;
d) Trường hợp có thay đổi về nội dung so với đề án đã được phê duyệt nhưng chưa tới mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án chi tiết theo quy định hiện hành, phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết để xem xét và có ý kiến chấp thuận.
2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt:
a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết do mình phê duyệt theo nội dung và tiến độ quy định tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết;
b) Trên cơ sở báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của chủ cơ sở hoặc đến thời hạn hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết, cơ quan thẩm định, phê duyệt tiến hành kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
c) Nội dung kiểm tra bao gồm: việc đầu tư xây lắp, cải tạo, vận hành, hiệu quả xử lý của các công trình bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; tiến độ thực hiện theo quy định tại quyết định phê duyệt đề án.
Điều 10. Đối tượng phải lập đề án đơn giản
Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị đăng ký đề án đơn giản
1. Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Ba (03) bản đề án đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:
a) Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án đơn giản
1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
b) Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
c) Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.
4. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký xác nhận đề án đơn giản, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa xác nhận, cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 13. Ký, đóng dấu xác nhận và gửi đề án đơn giản
1. Sau khi đề án đơn giản đã được xác nhận đăng ký, cơ quan xác nhận ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án đơn giản theo mẫu quy định tại Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi một (01) bản giấy xác nhận kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản giấy xác nhận đề án cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở hoạt động;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi một (01) bản giấy xác nhận kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản giấy xác nhận đề án cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã gửi một (01) bản xác nhận đăng ký kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản xác nhận đề án cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 14. Thực hiện đề án đơn giản
1. Trách nhiệm của chủ cơ sở:
a) Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các nội dung của đề án đơn giản đã được xác nhận đăng ký;
b) Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, phải dừng hoạt động, thực hiện các biện pháp khắc phục và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở hoạt động và các cơ quan có liên quan.
2. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo đề án đơn giản đã được xác nhận;
b) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của chủ cơ sở.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Chế độ tài chính đối với việc lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường
Chế độ tài chính cho việc lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết và việc lập, đăng ký đề án đơn giản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp
1. Cơ sở đã được phê duyệt đề án chi tiết và xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; cơ sở đã được xác nhận đề án đơn giản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục thực hiện theo các nội dung, yêu cầu đã phê duyệt, xác nhận.
2. Cơ sở đã được phê duyệt đề án chi tiết nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thực hiện quy định tại Điều 9 Thông tư này và không phải lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết, đăng ký xác nhận đề án đơn giản được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 nhưng chưa được phê duyệt, xác nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm tiếp nhận. Trường hợp này cơ sở không phải lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với đề án chi tiết nhưng phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này; đối với đối tượng đăng ký đề án đơn giản sau khi được xác nhận ngoài việc thực hiện các yêu cầu, nội dung về bảo vệ môi trường thì phải thực hiện các quy định tại Điều 14 Thông tư này.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường là cơ quan thẩm định, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn thẩm định, trình Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký đề án đơn giản thuộc thẩm quyền xác nhận.
Điều 18. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015 và thay thế Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản và Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (theo quy định trước đây) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định trước đây và quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:
a) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
c) Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.
ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:
a) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;
b) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;
c) Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
e) Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...../….. V/v thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của…(2)… | (Địa danh), ngày… tháng… năm… |
Kính gửi: …(3)…
…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, số điện thoại …. , fax ….., email ….
xin gửi đến …(3)… bẩy (07) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)…
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.
Kính đề nghị …(3)… sớm xem xét, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết này.
Xin trân trọng cám ơn./.
Nơi nhận: | …(5)… (ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở
(2) Tên đầy đủ của cơ sở
(3) Tên cơ quan thẩm quyền thẩm định
(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện
(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở
(6) Nơi nhận khác (nếu có)
BÌA, PHỤ BÌA, NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ - nếu có) (TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT của …(1)…
(Địa danh), Tháng… năm…
|
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).
(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
MỞ ĐẦU
1. Việc hình thành của cơ sở
- Tóm tắt quá trình hình thành cơ sở: Cơ sở được hình thành từ cơ sở đầu tư nào, ai/cấp nào đã thành lập cơ sở này, số và ngày của văn bản hay quyết định đó; cơ sở có hay không có đăng ký đầu tư, nếu có thì nêu rõ số và ngày của văn bản đăng ký đó; có hay không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nếu có thì nêu rõ số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư, các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Cơ sở được hình thành có phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt hay không (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, các quy hoạch liên quan khác), có phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn hay không.
- Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (khu kinh tế, khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu/cụm sản xuất/kinh doanh/dịch vụ tập trung khác) thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).
2. Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
2.1. Căn cứ pháp lý
Liệt kê đầy đủ các văn bản sau đây (số, ngày ban hành, cơ quan ban hành, nội dung trích yếu của văn bản):
- Văn bản là căn cứ lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, kể cả các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan.
- Văn bản của ban quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chấp thuận cho cơ sở đầu tư vào khu này (trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung).
2.2. Các thông tin, tài liệu liên quan
Liệt kê các tài liệu (tên, tác giả, xuất xứ thời gian, nơi xuất bản hoặc nơi lưu giữ) có những thông tin, số liệu được sử dụng cho việc lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
3. Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết của chủ cơ sở; trường hợp có thuê tư vấn thì nêu rõ tên đơn vị tư vấn kèm theo địa chỉ liên hệ, họ và tên người đứng đầu đơn vị tư vấn và phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hộp thư điện tử).
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, bao gồm người của cơ sở và của đơn vị tư vấn kèm theo chỉ dẫn về học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng người.
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên cơ sở
Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường chi tiết này).
1.2. Chủ cơ sở
Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hộp thư điện tử).
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
- Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.
- Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở (sông, suối, ao, hồ và các vực nước khác; vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn thiên nhiên khác; hệ thống giao thông thủy, bộ đi đến cơ sở; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các điểm dân cư, bệnh viện, trường học, nhà thờ, đền, chùa; các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng và các đối tượng kinh tế - xã hội khác).
- Mô tả rõ vị trí xả nước thải của cơ sở và mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).
- Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.
1.4. Nguồn vốn đầu tư của cơ sở
- Tổng vốn đầu tư của cơ sở;
- Vốn đầu tư của cơ sở qua các giai đoạn;
- Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường của cơ sở.
1.5. Các hạng mục xây dựng của cơ sở
1.5.1. Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);
1.5.2. Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;
1.5.3. Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.
Cần liệt kê tất cả các hạng mục xây dựng kèm theo sơ đồ tổng mặt bằng chỉ dẫn rõ ràng từng hạng mục, trong đó liệt kê các hạng mục đã xây dựng xong; các hạng mục đang và sẽ xây dựng kèm theo mô tả cách thức/công nghệ thi công, kinh phí đầu tư, khối lượng thi công, tiến độ thi công đối với từng hạng mục.
1.6. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
- Quy mô/công suất thiết kế tổng thể, thiết kế cho từng giai đoạn (nếu có) của cơ sở.
- Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; thời điểm dự kiến đóng cửa hoạt động của cơ sở (nếu có).
1.7. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở
Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ khối để minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).
1.8. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ của cơ sở
1.8.1. Máy móc, thiết bị
Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành với chỉ dẫn cụ thể về: tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu phần trăm).
1.8.2. Nguyên liệu, nhiên liệu
Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
1.8.3. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
Nêu cụ thể khối lượng nước, lượng điện và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
1.9. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua
- Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở đến thời điểm lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Lý do không thực hiện đúng các thủ tục về môi trường và phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
- Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về môi trường (nếu có). Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.
- Những tồn tại, khó khăn (nếu có).
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Các nguồn chất thải
2.1.1. Nước thải
2.1.2. Chất thải rắn thông thường
2.1.3. Chất thải nguy hại
2.1.4. Khí thải
Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:
Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg,tấn,m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
Mô tả rõ và đánh giá từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội
- Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;
- Mô tả và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
- Mô tả các vấn đề kinh tế - xã hội do cơ sở tạo ra (nếu có) liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng (đền bù/bồi thường tái định cư và các hoạt động khác liên quan đến việc giải phóng mặt bằng);
Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.
- Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).
- Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).
2.3. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung
2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:
- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
- Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.
- Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, CẢI TẠO, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Chỉ áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường)
3.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa
3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom,lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
3.4. Các biện pháp chống ồn, rung
3.5. Các công trình, biện pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Đối với từng công trình cần mô tả:
- Tiến độ thực hiện (nêu rõ tiến tiến độ thực hiện của từng hạng mục khi bắt đầu, hoàn thành).
- Kinh phí dự kiến.
- Trách nhiệm thực hiện.
- Thông số đo đạc, phân tích khi vận hành công trình (phải đảm bảo đủ các thông số đặc trưng cho chất thải của cơ sở và đã được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng).
- Các thiết bị quan trắc môi trường cho từng nguồn thải (nếu có).
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
4.1. Chương trình quản lý môi trường
Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1, 2, 3 dưới dạng bảng như sau:
Các hoạt động của cơ sở | Các tác động môi trường | Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường | Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường | Thời gian thực hiện và hoàn thành | Trách nhiệm tổ chức thực hiện | Trách nhiệm giám sát |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2. Chương trình giám sát môi trường
Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:
- Giám sát nước thải và khí thải: phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải với tần suất theo quy định; vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.
- Giám sát chất thải rắn: giám sát khối lượng, chủng loại chất thải rắn phát sinh.
- Giám sát các vấn đề môi trường khác (nếu có) như: đa dạng sinh học, hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này.
Yêu cầu:
- Đối với giám sát chất thải: chỉ thực hiện giám sát các loại chất thải hoặc thông số có trong chất thải mà cơ sở phát thải ra môi trường;
- Việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện bởi các đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện;
- Kết quả giám sát chất thải phải được đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;
- Việc quan trắc liên tục, tự động nước thải và khí thải của cơ sở được thực hiện theo pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG 5. THAM VẤN Ý KIẾN VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
5.1. Văn bản của chủ cơ sở gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã
Ghi rõ số hiệu và ngày văn bản của chủ cơ sở gửi các Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.
5.2. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã
- Ghi rõ số hiệu và ngày của văn bản trả lời của từng Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Nêu tóm tắt những ý kiến chính của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đặc biệt lưu ý đến những ý kiến không tán thành, những đề xuất, những kiến nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã không có văn bản trả lời thì phải nêu rõ bằng chứng về việc chủ cơ sở đã gửi văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã (giấy biên nhận trực tiếp của cấp xã hoặc giấy biên nhận của bưu điện nơi gửi hoặc bằng chứng khác).
- Trường hợp phải tổ chức cuộc họp với đại diện cộng đồng dân cư trong xã để trình bày, đối thoại về nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết, cần nêu rõ các ý kiến, kiến nghị của cộng đồng.
5.3. Ý kiến phản hồi của chủ cơ sở
- Nhận xét về tính sát thực, khách quan của các ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với cơ sở.
- Tiếp thu, giải trình của chủ cơ sở đối với các ý kiến không tán thành, các đề xuất, các kiến nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã; trường hợp không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do và đề xuất hướng xử lý tiếp theo.
Các văn bản tham vấn ý kiến, giấy tờ là bằng chứng của chủ cơ sở; văn bản trả lời của Uỷ ban nhân dân cấp xã, các văn bản liên quan khác (nếu có) phải được sao và đính kèm ở phần phụ lục của đề án, chỉ dẫn rõ các bản sao này đã được đính kèm ở phụ lục cụ thể nào của đề án.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Phải kết luận rõ:
- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội;
- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cơ quan liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.
3. Cam kết
- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các văn bản liên quan
Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở
Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)
Phụ lục 1.3. Bản sao các văn bản về tham vấn ý kiến
Phụ lục 1.4. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)
Phụ lục 1.5. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)
Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)
Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.
MẪU VĂN BẢN THAM VẤN Ý KIẾN CỦA CHỦ CƠ SỞ GỬI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../…… V/v tham vấn ý kiến về đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với …(2)… | (Địa danh), ngày… tháng… năm… |
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã …(3) …
Thực hiện quy định pháp luật hiện hành, …(1)… xin gửi đến quý Ủy ban nội dung tóm tắt của đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)… để nghiên cứu và cho ý kiến.
Kính mong quý Ủy ban sớm có văn bản trả lời và gửi tới …(1)… theo địa chỉ sau đây:
… (địa chỉ theo đường bưu điện)…
Thông tin liên hệ khác của chúng tôi:
- Số điện thoại: ………
- Hộp thư điện tử: ……..
- Số fax (nếu có): …….
Xin trân trọng cám ơn./.
| …(4)… (ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở
(2) Tên đầy đủ của cơ sở
(3) Tên xã hoặc đơn vị hành chính tương đương
(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở
(5) Nơi nhận khác (nếu có)
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Kèm theo công văn số ......../…… ngày… tháng … năm …… của (1))
1. MÔ TẢ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
1.1. Tên cơ sở, chủ cơ sở, nguồn vốn đầu tư của cơ sở.
1.2. Vị trí tại thôn, xã, huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
1.3. Loại hình sản xuất; loại hình công nghệ của cơ sở.
1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở.
1.5. Quy mô, công suất thiết kế tổng thể, công suất thiết kế cho từng giai đoạn (nếu có) của cơ sở; thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động.
1.6. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ của cơ sở.
1.7. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở.
2. TÓM TẮT CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
2.1. Tóm tắt về các loại chất thải phát sinh và công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
2.1.1. Nước thải và nước mưa
2.1.2. Chất thải rắn thông thường
2.1.3. Chất thải nguy hại
2.1.4. Khí thải
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội
2.3. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
2.4. Khái quát về chương trình quản lý và giám sát môi trường của cơ sở
3. KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
3.1. Kiến nghị
Kiến nghị với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.
3.2. Cam kết
- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.
MẪU VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRẢ LỜI CHỦ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
UBND …(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../…… V/v ý kiến về đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với …(2)… | (Địa danh), ngày… tháng… năm… |
Kính gửi: …(3) ……………..…
Phúc đáp Văn bản số …………. ngày …. tháng ….năm …….của …(3)…, Uỷ ban nhân dân …(1)… xin có ý kiến như sau:
1. Về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của …(3)…
- Nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.
- Nêu cụ thể các yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng đối với chủ cơ sở liên quan đến việc cam kết thực hiện các biện pháp, giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của cơ sở đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng và các kiến nghị khác có liên quan đến cơ sở (nếu có).
2. Kiến nghị đối với chủ cơ sở
Các kiến nghị của địa phương có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở.
Nơi nhận: | …(4)… (ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên xã hoặc đơn vị hành chính tương đương.
(2) Tên đầy đủ của cơ sở.
(3) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(4) Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
(5) Nơi nhận khác (nếu có).
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
… (1) … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | (Địa danh), ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định
đề án bảo vệ môi trường chi tiết của “… (2) …”
… (3) …
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số …/QĐ… ngày … tháng … năm … của ………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;
Căn cứ Thông tư số /2015/TT-BTNMT ngày tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Xét đề nghị của … (4) … tại Văn bản số … ngày … tháng … năm về việc đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của “… (2) …”;
Theo đề nghị của … (5) …,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với “… (2) …” gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông/bà …, Trưởng đoàn;
2. Ông/bà …, Phó Trưởng đoàn (nếu có);
3. Ông/bà …, thành viên;
.....
….Ông/bà …, thành viên, thư ký;
Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của “… (2) …” làm căn cứ để thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày … tháng … năm …
Điều 4. Chi phí cho hoạt động của đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc “… (1) …”, các ông, bà có tên trong Điều 1, chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của “… (2)…” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | … (3) … (ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra
(2) Tên cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định
(4) Tên của cơ quan là chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
(5) Thủ trưởng cơ quan được giao trách nhiệm kiểm tra
(6) Nơi nhận khác (nếu có)
MẪU BẢN NHẬN XÉT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
BẢN NHẬN XÉT
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
CỦA …………………………..
I. Người viết nhận xét
1. Họ và tên: …
2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …
3. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail)
4. Chức danh trong đoàn kiểm tra: …..
II. Nhận xét về nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết
1. Những nội dung đạt yêu cầu: (nhận xét chung về những ưu điểm, những mặt tích cực của nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết)
2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của đề án)
3. Những nhận xét khác:
III. Kết quả kiểm tra thực tế
1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
4. Các biện pháp chống ồn, rung
5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
IV. Kết luận và đề nghị:
(trong đó cần nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua)
| (Địa danh nơi viết nhận xét), ngày… tháng … năm… |
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
BIÊN BẢN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Đoàn kiểm tra theo Quyết định số …/QĐ-… ngày tháng … năm 20..… của (1)về việc kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với (2),
- Thời gian kiểm tra: từ … giờ … ngày … tháng … năm … đến … giờ … ngày … tháng … năm …
Tên cơ sở:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
I. Thành phần Đoàn kiểm tra:(ghi đầy đủ họ tên tất cả các thành viên có mặt)
II. Đại diện cơ sở …(2)…: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)
III. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của (2) theo quy định của pháp luật, làm căn cứ để thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Lấy mẫu kiểm chứng số liệu về các nguồn chất thải của cơ sở (nếu có).
IV. Nhận xét: Nhận xét chi tiết về tình hình hoạt động và công tác bảo vệ môi trường của cơ sở, cụ thể:
1. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
1.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
1.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
1.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
1.4. Các biện pháp chống ồn, rung
1.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
1.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
2. Việc lấy và phân tích mẫu chất thải (nếu có)
V. Ý kiến của các thành viên trong đoàn kiểm tra
VI. Kết luận:
1. Các kết quả đạt được
2.Các tồn tại về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết
3. Các tồn tại về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
4. Các yêu cầu cần phải thực hiện
VII. Ý kiến của chủ cơ sở
Biên bản được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.
Chủ cơ sở | Thư ký đoàn kiểm tra (Ký, ghi họ tên) | Trưởng đoàn kiểm tra |
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra
(2) Tên cơ sở
(*) Trưởng đoàn kiểm tra và chủ cơ sở ký nháy vào góc dưới phía trái của từng trang biên bản (trừ trang cuối).
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../… | (Địa danh), ngày… tháng… năm… |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)…
…(3)…
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số/2015/TT-BTNMT ngày tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Căn cứ …(4)…;
Căn cứ Quyết định/Văn bản số … ngày … tháng … năm … của …(3)… về việc ủy quyền/nhiệm cho …(5)… ký quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (nếu có ủy quyền);
Căn cứ Biên bản kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết của…(2)…;
Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)… đã được hoàn chỉnh gửi kèm Văn bản số… ngày… tháng… năm… của …(6)…;
Xét đề nghị của …(7)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi là Đề án) của …(2)… (sau đây gọi là Cơ sở) được lập bởi …(6)… (sau đây gọi là Chủ cơ sở) với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Vị trí, quy mô/công suất hoạt động:
1.1. Vị trí của cơ sở
1.2. Quy mô/công suất hoạt động của cơ sở
2. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở:
2.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các giải pháp, biện pháp, cam kết về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án.
2.2. Phải đảm bảo các chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra môi trường.
2.3. Phải hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo các thời hạn như sau:
- Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…
- Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…
- Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…
…
2.4. Đến thời điểm yêu cầu hoàn thành từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, hoàn thành toàn bộ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, báo cáo về kết quả thực hiện đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(các mục 2.3, 2.4 chỉ áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường)
3. Các điều kiện kèm theo (nếu có):
Điều 2. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi so với nội dung đề án chi tiết đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải có văn bản báo cáo với …(1)… và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| …(8)… (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan thẩm quyền phê duyệt
(2) Tên đầy đủ của cơ sở
(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm quyền phê duyệt
(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
(5) Họ, tên và chức danh của người được ủy quyền (trường hợp có văn bản ủy quyền)
(6) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở
(7) Thủ trưởng cơ quan thẩm định
(8) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm quyền phê duyệt
(9) Nơi nhận theo quy định tương ứng tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.
MẪU XÁC NHẬN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phụ lục 10a. Mẫu xác nhận đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết
…(1)…xác nhận: Đề án bảo vệ môi trường chi tiết này đã được phê duyệt bởi Quyết định số… ngày… tháng… năm … của …(2)... (Địa danh), ngày… tháng… năm…
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan phê duyệt đề án hoặc cơ quan thẩm định khi được ủy quyền
(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt
Phụ lục 10b. Mẫu xác nhận đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
…(1)…xác nhận: Đề án bảo vệ môi trường đơn giản này đã được cấp giấy xác nhận đăng ký số… ngày… tháng… năm … của …(2)... (Địa danh), ngày… tháng… năm…
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan xác nhận đề án hoặc cơ quan thường trực xác nhận khi được ủy quyền
(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan xác nhận
MẪU BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | (Địa danh), ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: … (2) …
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
của …(3)…
1. Thông tin chung về cơ sở:
Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………….
Điện thoại:………… Fax: ............ E-mail:...............................
Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày ... tháng … năm …. của ...
2. Các công trình/biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở đã hoàn thành
2.1. Công trình/biện pháp đã hoàn thành …Ngày hoàn thành…, Ngày đi vào vận hành…
2.2. Công trình/biện pháp đã hoàn thành …Ngày hoàn thành…, Ngày đi vào vận hành…
...
3. Kết quả quan trắc, phân tích các thông số đặc trưng khi vận hành công trình/biện pháp bảo vệ môi trường
(phải đảm bảo đủ các thông số đặc trưng cho chất thải của cơ sở và đã được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng).
4. Các nội dung thay đổi so với đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt(nếu có)
4. Hồ sơ kèm theo báo cáo (nếu có)
Nơi nhận:
| (4) (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Chủ Cơ sở
2) Tên cơ quan thẩm định
(3) Tên của Cơ sở
(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.
MẪU CÔNG VĂN BÁO CÁO HOÀN THÀNH TOÀN BỘ CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … V/v báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án BVMT chi tiết của…(3)… | (Địa danh), ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: …(2)…
Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………….
Địa điểm thực hiện: ………………………………………………
Điện thoại:………… Fax: ............ E-mail:...............................
Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày ... tháng … năm …. của ...(2)…
Đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo các nội dung tại Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, gồm có:
1…
2…
Xin gửi đến quý …(2)… hồ sơ gồm:
- Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được (4) phê duyệt;
- Bẩy (07) bản báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu được đưa ra trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Nơi nhận: | (4) (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp/chủ cơ sở
(2) Tên cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
(3) Tên đầy đủ của cơ sở;
(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.
BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
của Cơ sở (3)
1. Thông tin chung về cơ sở:
Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………….
Địa điểm thực hiện: ………………………………………………
Điện thoại:………… Fax: ............ E-mail:...............................
Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày ... tháng … năm …. của ...
2. Các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở đã hoàn thành
2.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
2.1.1. Mạng lưới thu gom nước thải và nước mưa
(cần mô tả rõ các thông số kỹ thuật của mạng lưới thu gom nước thải, nước mưa; vị trí của các công trình này kèm theo sơ đồ minh họa và thiết kế kỹ thuật)
2.1.2. Công trình xử lý nước thải và nước mưa đã được xây lắp, cải tạo:
(cần mô tả rõ quy trình công nghệ, quy mô công suất, các thông số kỹ thuật của công trình, các thiết bị đã được xây lắp, cải tạo)
(Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm))
2.1.3. Kết quả vận hành công trình xử lý nước thải và nước mưa
(cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: thời gian, phương pháp, khối lượng mẫu giả định được tạo lập (nếu có); thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)
Kết quả vận hành công trình xử lý nước thải, nước mưa được trình bày theo mẫu bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đối chiếu. | Lưu lượng thải (Đơn vị tính) | Thông số ô nhiễm đặc trưng(*) của cơ sở | |||||
Thông số A (Đơn vị tính) | Thông số B (Đơn vị tính) | v.v…
| |||||
Trước khi xử lý | Sau khi xử lý | Trước khi xử lý | Sau khi xử lý | Trước khi xử lý | Sau khi xử lý | ||
Lần 1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
TCVN/QCVN………. |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(*) Thông số ô nhiễm đặc trưng của cơ sở là những thông số ô nhiễm do cơ sở trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra.
2.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
(Làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ cơ sở tự xử lý)
(Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án). sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành)
2.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
(cần liệt kê đầy đủ các công trình; biện pháp xử lý bụi, khí thải đã được xây lắp; nguồn gốc và hiệu quả xử lý của các thiết bị xử lý bụi, khí thải chính đã được lắp đặt; kết quả vận hành các công trình xử lý bụi, khí thải và thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải (trừ cột trước khi xử lý).
2.4. Các biện pháp chống ồn, rung
2.5.Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
2.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.
Lưu ý: Trong trường hợp chủ cơ sở có điều chỉnh, thay đổi các công trình biện pháp bảo vệ môi trường so với đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt thì phải giải trình và kèm theo văn bản đồng ý/cho phép của cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
3. Hồ sơ kèm theo báo cáo
Chúng tôi xin gửi những hồ sơ, tài liệu có liên quan được đóng thành tập gửi theo báo cáo này gồm:
- Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được (4) phê duyệt;
- Bẩy (07) bản báo cáo kết quả thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở; Kèm theo các Phụ lục sau đây: (tùy loại hình cơ sở mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):
+ Hồ sơ bản vẽ hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường (trường hợp chưa có bản vẽ hoàn công, có thể cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trường hợp chỉ có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, cần nêu rõ đã thực hiện đúng như hồ sơ thiết kế kỹ thuật hay không. Nếu có sai khác cần chỉ rõ);
+ Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);
+ Các phiếu lấy mẫu và kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;
+ Biên bản nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
+ Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường với đơn vị có chức năng (đối với trường hợp cơ sở có phát sinh chất thải rắn thông thường trong giai đoạn vận hành và không có công trình xử lý chất thải rắn thông thường);
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng, kèm theo văn bản chứng minh chức năng của đơn vị đó (đối với trường hợp cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành và không có công trình xử lý chất thải nguy hại);
+ Hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận về việc đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải (đối với trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và có phát sinh nước thải trong giai đoạn vận hành);
+ Quyết định phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu; văn bản chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cấp cho cơ sở (đối với trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải có các loại văn bản này theo quy định của pháp luật).
4. Chương trình giám sát môi trường
Trên cơ sở chương trình giám sát môi trường trong đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt, chủ cơ sở rà soát những nội dung bất cập và chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình giám sát môi trường cho phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở.
Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| (4) (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...../….. V/v xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)… | (Địa danh), ngày… tháng… năm… |
Kính gửi: …(3)…
…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, xin gửi đến …(3)… ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.
Kính đề nghị quý (3) sớm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản này.
Xin trân trọng cám ơn./.
Nơi nhận: | …(5)… (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(2) Tên đầy đủ của cơ sở.
(3) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện
(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(6) Nơi nhận khác (nếu có).
BÌA, PHỤ BÌA, CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ - nếu có) (TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN của …(1)…
(Địa danh), Tháng… năm…
|
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).
(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
MỞ ĐẦU
- Cơ sở được thành lập theo quyết định của ai/cấp nào, số và ngày của văn bản hay quyết định thành lập; số và ngày của văn bản đăng ký đầu tư (nếu có); số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư (nếu có); các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này).
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên của cơ sở
Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường này).
1.2. Chủ cơ sở
Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
- Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.
- Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở.
- Chỉ dẫn địa điểm đang và sẽ xả nước thải của cơ sở và chỉ dẫn mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).
- Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.
1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở
- Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);
- Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;
- Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.
1.5. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
- Quy mô/công suất.
- Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; dự kiến đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động (đối với cơ sở quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
1.6. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở
Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).
1.7. Máy móc, thiết bị
Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành; đang và sẽ lắp đặt (đối với cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này) với chỉ dẫn cụ thể về: Tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu).
1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: Tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
Nêu cụ thể khối lượng điện, nước và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
1.9. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua
- Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong quá trình hoạt động.
- Lý do đã không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây.
- Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường (nếu có).
- Những tồn tại, khó khăn (nếu có).
Yêu cầu: Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Các nguồn phát sinh chất thải
2.1.1. Nước thải
2.1.2. Chất thải rắn thông thường
2.1.3. Chất thải nguy hại
2.1.4. Khí thải
Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:
Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg, tấn, m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
Mô tả rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội
- Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;
Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.
- Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).
- Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).
2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung
2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:
- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
- Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.
- Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.
2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải
- Biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác
Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiểu tác động xấu đó. Trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
3.3. Kế hoạch giám sát môi trường
- Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm đặc trưng có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho cơ sở, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ cơ sở giám sát nước thải đối với cơ sở có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Yêu cầu:
- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.
- Đối với đối tượng lập lại đề án bảo vệ môi trường, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
- Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.
- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Phải kết luận rõ:
- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội;
- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.
3. Cam kết
- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các văn bản liên quan
Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở
Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)
Phụ lục 1.3. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)
Phụ lục 1.4. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)
Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)
Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng.
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ - nếu có) (TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN của …(1)…
(Địa danh), Tháng… năm…
|
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở
(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
- Cơ sở được thành lập trên cơ sở giấy phép kinh doanh/đăng ký hộ kinh doanh nào, số và ngày của văn bản đó (nếu có, sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục).
- Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này).
Phần 1. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ
1.1. Tên của cơ sở
Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở
1.2. Chủ cơ sở
Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
Nêu cụ thể vị trí thuộc địa lý của cơ sở
1.4. Quy mô/công suất, quy trình sản xuất và thời gian hoạt động của cơ sở
- Quy mô/công suất.
- Quy trình sản xuất của cơ sở.
- Thời gian bắt đầu hoạt động, thời gian hoạt động trong năm (đối với các loại hình hoạt động theo mùa vụ).
Phần 2. NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường
2.2. Nguồn chất thải lỏng
2.3. Nguồn chất thải khí
2.4. Nguồn chất thải nguy hại (nếu có)
Đối với các loại chất thải rắn, lỏng và khí:Liệt kê nguồn phát sinh chất thải, tổng lượng/lưu lượng thải (kg,tấn,m3) của từng nguồn và của cả cơ sở trong một ngày đêm (24 giờ); biện pháp quản lý, xử lý.
2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
Liệt kê các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung, mức độ; biện pháp xử lý.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
- Về tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý các nguồn chất thải của cơ sở.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.
3. Cam kết
- Cam kết thực hiện những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đặc biệt là các nội dung về xử lý chất thải.
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở.
- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.
PHỤ LỤC
- Các văn bản liên quan.
- Các hình vẽ, hình ảnh (nếu có).
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng.
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
UBND...(1)…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:...../….. | (Địa danh), ngày… tháng … năm ….. |
GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
của … (2) …
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số… /2015/TT-BTNMT ngày…tháng…năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Căn cứ …(3)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;
Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)… kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của …(4)…,
… (1) …
XÁC NHẬN:
Điều 1. Bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là Đề án) của …(2)… (sau đây gọi là Cơ sở) do …(4)… lập (sau đây gọi là Chủ cơ sở) đã được đăng ký tại …(1)...
Điều 2. Chủ cơ sở có trách nhiệm:
2.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường đề ra trong đề án; đảm bảo các chất thải và các vấn đề môi trường khác được quản lý, xử lý đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2. … (nếu có yêu cầu khác)
Điều 3. Giấy xác nhận này có giá trị kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | …(5)… (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
(2) Tên đầy đủ của cơ sở.
(3) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1)…
(4) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(5) Đại diện có thẩm quyền của (1).
(6) Nơi nhận khác (nếu có).
Phụ lục 1a. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 1b. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Phụ lục 2. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 3. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 4. Mẫu văn bản tham vấn ý kiến của chủ cơ sở gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 5. Mẫu văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời chủ cơ sở
Phụ lục 6. Mẫu quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 7. Mẫu bản nhận xét đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 8. Mẫu biên bản kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 9. Mẫu quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 10. Mẫu xác nhận đề án
Phụ lục 10a. Mẫu xác nhận đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 10b. Mẫu xác nhận đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Phụ lục 11. Mẫu báo cáo thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 12. Mẫu công văn báo cáo hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Phụ lục 13. Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Phụ lục 14. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Phụ lục 14a. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Phụ lục 14b. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở có quy mô hộ gia đình
Phụ lục 15. Mẫu giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- 1Circular No. 32/2015/TT-BGTVT dated July 24, 2015, regulations on environmental protection in traffic infrastructure development
- 2Circular No. 22/2015/TT-BTNMT dated May 28, 2015, stipulating the environmental protection in the process of using drilling fluids; waste management and environmental monitoring for offshore oil and gas operations
- 3Circular No. 60/2015/TT-BTC dated April 27, 2015, amending Circular No. 152/2011/TT-BTC on providing guidance Decree No. 67/2011/ND-CP on providing guidance the Law on environmental protection tax
- 1Circular No. 01/2012/TT-BTNMT of March 16, 2012, regulation on setting-up, assessment, approval, inspection and certification of the implementation of detailed environmental protection project; setting-up and registration of simple environmental protection project
- 2Circular No. 22/2014/TT-BTNMT dated May 5, 2014, prescribing and guiding Decree No. 35/2014/ND-CP amending Decree No. 29/2011/ND-CP providing strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment
- 3Circular No. 25/2019/TT-BTNMT dated December 31, 2019 elaborating some Articles of the Government’s Decree 40/2019/ND-CP on amendments to Decrees on guidelines for the Law on Environmental Protection and provide for management of environmental monitoring services
- 4Circular No. 25/2019/TT-BTNMT dated December 31, 2019 elaborating some Articles of the Government’s Decree 40/2019/ND-CP on amendments to Decrees on guidelines for the Law on Environmental Protection and provide for management of environmental monitoring services
- 1Circular No. 32/2015/TT-BGTVT dated July 24, 2015, regulations on environmental protection in traffic infrastructure development
- 2Circular No. 22/2015/TT-BTNMT dated May 28, 2015, stipulating the environmental protection in the process of using drilling fluids; waste management and environmental monitoring for offshore oil and gas operations
- 3Circular No. 60/2015/TT-BTC dated April 27, 2015, amending Circular No. 152/2011/TT-BTC on providing guidance Decree No. 67/2011/ND-CP on providing guidance the Law on environmental protection tax
- 4Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015, on environmental protection planning, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plans
- 5Law No. 55/2014/QH13 dated June 23, 2014, on environmental protection
- 6Decree No. 21/2013/ND-CP of March 4, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment
Circular No. 26/2015/TT-BTNMT dated May 28, 2015, regulating detailed environmental protection project, simple environmental protection project
- Số hiệu: 26/2015/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/05/2015
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Bùi Cách Tuyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/07/2015
- Ngày hết hiệu lực: 15/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực