Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2018/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018 |
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Thông tư này quy định về tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng bao gồm: Chương trình đào tạo, nhà giáo giảng dạy chương trình chất lượng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, người học và tổ chức quản lý chương trình chất lượng cao.
Thông tư này áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng và trường đại học có đăng ký đào tạo chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình chất lượng cao là chương trình tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có các điều kiện đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và quy định tại Thông tư này.
2. Tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao gồm những quy định về chương trình đào tạo, nhà giáo, cơ sở vật chất thiết bị, người học, tổ chức và quản lý đào tạo để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình chất lượng cao.
Điều 4. Mục đích của tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao
Tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao là cơ sở để các trường xác định chi phí đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, thuê giáo viên, giảng viên, chuyên gia thực hiện chương trình chất lượng cao, trên cơ sở đó xác định mức thu học phí tương xứng với chi phí đầu tư theo quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Điều 5. Chương trình đào tạo chất lượng cao
1. Chương trình đào tạo chất lượng cao phải đáp ứng đầy đủ các quy định đối với một chương trình đào tạo thông thường được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có chuẩn đầu ra cao hơn chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thông thường về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp;
b) Năng lực ngoại ngữ của người học khi tốt nghiệp ra trường phải đạt bậc 4/6 đối với nhóm ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương; đạt bậc 2/6 ở trình độ trung cấp, bậc 3/6 ở trình độ cao đẳng đối với các nhóm ngành, nghề khác;
c) Năng lực về công nghệ thông tin của người học những ngành, nghề không thuộc nhóm ngành, nghề công nghệ thông tin và máy tính phải đạt tối thiểu chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
2. Đối với chương trình chuyển giao, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, chương trình đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí quy định tại Thông tư này thì được công nhận là chương trình đào tạo chất lượng cao.
Điều 6. Nhà giáo giảng dạy chương trình chất lượng cao
1. Nhà giáo giảng dạy chương trình chất lượng cao phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đối với từng ngành, nghề đào tạo theo các quy định hiện hành.
2. Nhà giáo dạy những nội dung kiến thức cơ sở và nội dung chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với đào tạo trung cấp, thạc sỹ trở lên đối với đào tạo cao đẳng và đúng với chuyên môn ngành, nghề tham gia giảng dạy. Nhà giáo hướng dẫn, giảng dạy các nội dung thực hành, thực tập phải có kinh nghiệm thực tế làm việc trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo từ 3 năm trở lên.
3. Nhà giáo giảng dạy các nội dung bằng ngoại ngữ trong chương trình chất lượng cao phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
Điều 7. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chương trình chất lượng cao
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với chương trình chất lượng cao phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của từng ngành, nghề, trình độ đào tạo và phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phòng học cho lớp đào tạo theo chương trình chất lượng cao phải được thiết kế là các phòng học chuyên môn hóa, có đủ điều kiện để thực hiện giảng dạy theo phương pháp tích hợp cả lý thuyết và thực hành, được trang bị máy tính kết nối mạng internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập khác phù hợp với ngành, nghề đào tạo;
b) Đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, được cập nhật thường xuyên; có thư viện và thư viện điện tử cho nhà giáo và người học tra cứu thông tin và khai thác sử dụng trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;
c) Đủ phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; có các phần mềm mô phỏng cần thiết phục vụ giảng dạy cho người học và các cơ sở vật chất cần thiết khác theo yêu cầu của chương trình chất lượng cao do nhà trường quy định;
d) Huy động được các nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị của doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo chương trình chất lượng cao.
2. Đối với các chương trình chuyển giao từ nước ngoài phải đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với từng chương trình của quốc gia chuyển giao.
Điều 8. Người học chương trình chất lượng cao
1. Người học chương trình chất lượng cao phải có đầy đủ các điều kiện để học tập trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định hiện hành và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có kết quả học tập ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt từ trung bình khá trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu đạt bậc 2/6 đối với các ngành, nghề ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài; đạt bậc 1/6 đối với các ngành, nghề khác theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam hoặc tương đương;
c) Người học chương trình chất lượng cao là người nước ngoài phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông của Việt Nam, có năng lực tiếng Việt đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo do hiệu trưởng nhà trường quy định;
d) Tự nguyện tham gia học, cam kết đóng học phí theo quy định của cơ sở đào tạo đối với chương trình chất lượng cao.
Điều 9. Tổ chức và quản lý đào tạo
1. Tổ chức đào tạo
Việc tổ chức thực hiện chương trình chất lượng cao phải đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành về đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Chương trình đào tạo chất lượng cao phải có sự hợp tác, tham gia của doanh nghiệp vào quá trình tổ chức đào tạo. Có tối thiểu 30% thời lượng chương trình để người học thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cùng lĩnh vực chuyên môn của ngành, nghề đào tạo;
b) Phải có hợp đồng ký kết hợp tác đào tạo và tiếp nhận người học đến thực hành, thực tập giữa nhà trường và doanh nghiệp, trong đó quy định rõ mục tiêu công việc và các yêu cầu đối với người học trong quá trình thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
2. Bằng cấp của chương trình chất lượng cao
Người học tốt nghiệp chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được các trường cấp bằng tốt nghiệp theo trình độ và ngành, nghề tương ứng. Bằng tốt nghiệp được ghi bổ sung nội dung: “Chương trình chất lượng cao”.
3. Hoạt động tư vấn nghề nghiệp và việc làm
a) Các trường đào tạo theo chương trình chất lượng cao phải có bộ phận chuyên trách về công tác tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp;
b) Có cam kết đào tạo theo địa chỉ hoặc giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp; phải đảm bảo trên 80% người học sau khi ra trường có việc làm, tự tạo việc làm đúng với ngành, nghề được đào tạo hoặc tiếp tục học tập lên các trình độ cao hơn.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các trường có đăng ký đào tạo chương trình chất lượng cao tổ chức thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
2. Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
3. Quyết định đình chỉ việc thực hiện đào tạo theo chương trình chất lượng cao của các trường nếu không đảm bảo chất lượng đào tạo và các điều kiện kiểm định khác theo các tiêu chí chương trình chất lượng cao.
1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo và tạo điều kiện để các trường trực thuộc thực hiện đúng các quy định trong việc tổ chức thực hiện chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Kiểm tra các điều kiện và giám sát việc tổ chức thực hiện chương trình chất lượng cao của trường trực thuộc; đôn đốc việc cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung chương trình chất lượng cao phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thị trường lao động của Bộ, ngành, địa phương.
3. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo, đầu tư kinh phí để các trường tổ chức thực hiện chương trình chất lượng cao.
Điều 12. Trách nhiệm của các trường đào tạo chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
1. Xây dựng đề án thực hiện chương trình chất lượng cao theo các tiêu chí quy định tại Thông tư này; thành lập Hội đồng thẩm định chương trình chất lượng cao với sự tham gia phản biện của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Đối với các ngành nghề mới chưa đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các trường cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trước khi xây dựng đề án.
2. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định phê duyệt chương trình chất lượng cao của trường, báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau thời gian 20 ngày kể từ khi ra quyết định phê duyệt đề án thì được phép tổ chức tuyển sinh.
3. Báo cáo bằng văn bản về cơ quan chủ quản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện chương trình chất lượng cao của trường. Kết thúc mỗi khóa học phải có rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của các chương trình.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.
2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các trường và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Circular No. 03/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017, prescribing the procedures for design, evaluation and issuance of the training programs; writing, selection and evaluation of the training materials for intermediate- and college-level vocational education
- 2Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017,
- 3Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016,
- 4Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015,
- 5Law No. 74/2014/QH13 dated November 27, 2014, on vocational education
Circular No. 21/2018/TT-BLDTBXH dated November 30, 2018 prescribing criteria for determination of high-quality education programs at the intermediate diploma and associate degree level
- Số hiệu: 21/2018/TT-BLDTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/11/2018
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đào Ngọc Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra