- 1Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 of December 13th, 2005, on foreign exchange control.
- 2Law No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010, on the State Bank of Vietnam
- 3Law No. 47/2010/QH12 of June 16, 2010, on credit institutions
- 4Ordinance No. 06/2013/UBTVQH13 of March 18, 2013, amending and supplementing a number of articles of the ordinance on foreign exchange control
- 5Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013,
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2015/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VIỆC MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ TỔ CHỨC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức, bao gồm:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
2. Tổ chức kinh tế (không bao gồm tổ chức tín dụng).
3. Tổ chức khác bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam.
Điều 2. Các trường hợp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép
1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài theo Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối phù hợp với nội dung được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và quy định pháp luật của nước sở tại nơi mở tài khoản ngoại tệ, không phải làm thủ tục xin cấp phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp thực hiện khoản vay nước ngoài phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài theo hợp đồng hoặc thỏa thuận đã ký với bên cho vay nước ngoài về việc phải mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài và quy định pháp luật của nước sở tại nơi mở tài khoản ngoại tệ, không phải làm thủ tục xin cấp phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
3. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép), tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo các nội dung quy định trong Giấy phép, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có), quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật nước sở tại nơi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức tín dụng được phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại;
b) Tổ chức tín dụng được phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để phục vụ hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép, tổ chức kinh tế được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo các nội dung quy định trong Giấy phép, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có), quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật nước sở tại nơi tổ chức kinh tế mở tài khoản trong các trường hợp sau:
1. Tổ chức kinh tế mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật nước sở tại.
2. Tổ chức kinh tế mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.
3 .Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi là bên đi vay nước ngoài) mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài theo thỏa thuận với bên cho vay nước ngoài.
4. Doanh nghiệp thuộc diện đầu tư đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ; doanh nghiệp đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (PPP) mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài để thực hiện các cam kết với bên nước ngoài.
5. Tổ chức kinh tế mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng với bên nước ngoài bao gồm hợp đồng thầu xây dựng ở nước ngoài; hợp đồng mua bán tàu với bên nước ngoài; các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng khác với bên nước ngoài, không bao gồm việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của bên cho vay nước ngoài.
Điều 4. Các trường hợp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức khác
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép, các tổ chức khác quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo các nội dung quy định trong Giấy phép, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có), quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật nước sở tại nơi tổ chức mở tài khoản trong các trường hợp để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
Điều 5. Thời hạn của Giấy phép
Thời hạn của Giấy phép (là thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài) được xem xét căn cứ vào:
1. Thời hạn hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép tổ chức được thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong trường hợp văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép tổ chức được thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài không quy định thời hạn hiệu lực, thời hạn của Giấy phép tối đa không quá 03 (ba) năm kể từ ngày cấp Giấy phép; hoặc
2. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng vay nước ngoài giữa bên đi vay nước ngoài và bên cho vay nước ngoài; hoặc
3. Thời hạn thực hiện các cam kết, thỏa thuận hoặc thời hạn hiệu lực của hợp đồng với bên nước ngoài; hoặc
4. Thời hạn tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài; hoặc
5. Thời hạn tại văn bản của cơ quan thẩm quyền của nước sở tại cho phép thành lập và hoạt động tạm thời đối với tổ chức mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài không cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tạm thời, thời hạn của Giấy phép là 01 (một) năm kể từ ngày cấp Giấy phép.
Điều 6. Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép, cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép phải được lập thành một bộ bằng tiếng Việt, trường hợp hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được xác nhận bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với các thành phần hồ sơ bản sao, tổ chức nộp bản sao có xác nhận của tổ chức về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Trường hợp xin mở tài khoản ngoại tệ để phục vụ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, tổ chức phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật hiện hành đối với văn bản của cơ quan có thẩm quyền của bên nước ngoài cho phép tổ chức được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Điều 7. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp và thu hồi Giấy phép.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với trường hợp điều chỉnh các nội dung liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép
1. Các tổ chức (trừ tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này) khi có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, căn cứ vào quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Thông tư này lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối).
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép theo Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này cho tổ chức. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản gửi tổ chức nêu rõ lý do.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này).
2. Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng được phép.
3. Bản sao văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài.
4. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt tài liệu của bên nước ngoài chứng minh việc tổ chức tín dụng phải mở tài khoản tại nước sở tại để đáp ứng điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại.
5. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của cơ quan thẩm quyền của nước sở tại cho phép thành lập và hoạt động tạm thời cho văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài (nếu có).
1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
2. Bản sao văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.
3. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép được thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.
4. Quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng được phép ký.
5. Quyết định phê duyệt chi phí hàng năm cho hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng được phép ký.
6. Quy chế tổ chức hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng được phép ký (nếu có).
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật.
3. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt tài liệu của bên nước ngoài chứng minh việc tổ chức kinh tế phải mở tài khoản tại nước sở tại để đáp ứng điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại.
4. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của cơ quan thẩm quyền của nước sở tại cho phép thành lập và hoạt động tạm thời cho chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
2. Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam về việc cho phép hoặc xác nhận đăng ký việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.
3. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.
4. Quyết định về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký.
5. Quyết định phê duyệt chi phí hàng năm cho hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký.
6. Quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký (nếu có).
1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
2. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt thỏa thuận vay nước ngoài bên đi vay nước ngoài đã ký với bên cho vay nước ngoài.
3. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt hợp đồng hoặc thỏa thuận về tài khoản đã ký hoặc văn bản chứng minh bên cho vay nước ngoài yêu cầu bên đi vay nước ngoài phải mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong trường hợp nội dung này không có trong hợp đồng hoặc thỏa thuận về tài khoản, trong đó quy định mục đích mở tài khoản, nội dung thu, chi trên tài khoản và thời hạn duy trì tài khoản.
4. Bản sao văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) áp dụng đối với trường hợp khoản vay nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Văn bản giải trình sự cần thiết mở tài khoản ở nước ngoài kèm các tài liệu chứng minh.
4. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt hợp đồng hoặc thỏa thuận về tài khoản đã ký với bên nước ngoài (nếu có).
5. Dự kiến nội dung thu, chi ngoại tệ trên tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
2. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt cam kết, thỏa thuận, hợp đồng đã ký với bên nước ngoài có nội dung thỏa thuận về việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài hoặc bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của bên nước ngoài yêu cầu phải mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện cam kết, thỏa thuận, hợp đồng trong trường hợp điều khoản này không có trong cam kết, thỏa thuận, hợp đồng.
3. Quyết định phê duyệt dự toán chi phí sử dụng ngoại tệ ở nước ngoài do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký.
4. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt giấy tờ, tài liệu liên quan đến công trình thầu ở nước ngoài trong trường hợp thực hiện hợp đồng thầu ở nước ngoài: hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính; hợp đồng ký giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ hoặc các giấy tờ tài liệu liên quan khác.
5. Văn bản giải trình các nguồn thu dự kiến từ nước ngoài chuyển về nước kèm các tài liệu chứng minh (nếu có) (trong trường hợp thực hiện hợp đồng thầu ở nước ngoài).
6. Bản sao biên bản kiểm tra giám định hoặc Giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài (trong trường hợp mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng mua bán tàu với bên nước ngoài).
7. Văn bản chứng minh nguồn ngoại tệ để thực hiện hợp đồng mua bán tàu với bên nước ngoài (trong trường hợp mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng mua bán tàu với bên nước ngoài).
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này.
2. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc thành lập tổ chức.
3. Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc được nhận (được giao tiếp nhận) nguồn tài trợ, viện trợ hoặc các tài liệu liên quan khác (nếu có).
4. Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của bên nước ngoài về việc tài trợ, viện trợ trong đó yêu cầu mở tài khoản ở nước ngoài để nhận nguồn tài trợ, viện trợ.
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP
Điều 17. Các trường hợp thay đổi, bổ sung các nội dung trong Giấy phép
1. Các trường hợp thay đổi, bổ sung các nội dung trong Giấy phép:
a) Thay đổi tên gọi của tổ chức mở tài khoản ngoại tệ;
b) Sửa đổi, bổ sung mục đích sử dụng tài khoản;
c) Sửa đổi, bổ sung nội dung thu, chi trên tài khoản;
d) Tăng (bổ sung) hạn mức chuyển ngoại tệ từ trong nước sang tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài hàng năm;
đ) Tăng hạn mức số dư tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài;
e) Gia hạn thời hạn sử dụng tài khoản ở nước ngoài;
g) Thay đổi ngân hàng nơi tổ chức mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài khi mục đích, phạm vi và nội dung khác liên quan đến việc sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không thay đổi;
h) Thay đổi ngân hàng chuyển tiền tại Việt Nam;
i) Thay đổi đồng tiền mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Tổ chức (trừ tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này) phải thực hiện các thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với một hoặc các nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Trình tự, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Tổ chức (trừ tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này) có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy phép phải lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 19 thông tư này gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối).
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Giấy phép theo Phụ lục số 04 đính kèm Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ.
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thông báo bằng văn bản gửi tổ chức nêu rõ lý do.
Điều 19. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này;
b) Văn bản giải trình về các nội dung thay đổi kèm theo các tài liệu chứng minh;
c) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép thành lập và hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài (đối với việc thay đổi mục đích sử dụng tài khoản, bổ sung hạn mức chuyển tiền hàng năm, gia hạn thời hạn sử dụng tài khoản sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp phép thành lập và hoạt động chính thức cho chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài của tổ chức kinh tế, cấp phép thành lập và hoạt động chính thức cho văn phòng đại diện ở nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép);
d) Quyết định phê duyệt chi phí hàng năm cho hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài (đối với việc thay đổi mục đích sử dụng tài khoản, bổ sung hạn mức chuyển tiền hàng năm, gia hạn thời hạn sử dụng tài khoản sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp phép thành lập và hoạt động chính thức cho chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài của tổ chức kinh tế, cấp phép thành lập và hoạt động chính thức cho văn phòng đại diện ở nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép);
đ) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cho phép gia hạn thời hạn hoạt động tạm thời của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài hoặc văn bản giải trình về sự cần thiết phải gia hạn tài khoản trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài không cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tạm thời của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài (đối với trường hợp xin gia hạn tài khoản).
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép, tổ chức kinh tế:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này);
b) Văn bản giải trình về các nội dung thay đổi kèm theo các tài liệu chứng minh;
c) Quyết định phê duyệt chi phí hàng năm cho hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài (đối với việc thay đổi, bổ sung hạn mức chuyển tiền hàng năm);
d) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cho phép gia hạn thời hạn hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc văn bản giải trình sự cần thiết phải gia hạn tài khoản trong trường hợp văn bản của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cho phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài không quy định thời hạn hoạt động (đối với trường hợp xin gia hạn thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài).
3. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép để thực hiện khoản vay nước ngoài của bên đi vay nước ngoài:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này);
b) Văn bản giải trình về các nội dung thay đổi kèm theo các tài liệu chứng minh;
c) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt thỏa thuận sửa đổi hợp đồng tài khoản hoặc thỏa thuận sửa đổi hợp đồng vay nước ngoài đã ký liên quan đến việc thay đổi nội dung của tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (nếu có);
d) Báo cáo tình hình sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đến thời điểm đề nghị cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung kèm cam kết của Bên đi vay nước ngoài về tính chính xác của báo cáo;
đ) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố áp dụng đối với trường hợp nội dung sửa đổi, bổ sung Giấy phép liên quan đến thay đổi nội dung khoản vay nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xác nhận đăng ký thay đổi.
4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép của doanh nghiệp thuộc diện đầu tư đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ; doanh nghiệp đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (PPP) mở tài khoản để thực hiện các cam kết với bên nước ngoài:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này;
b) Văn bản giải trình về các nội dung thay đổi kèm theo các tài liệu chứng minh;
c) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt cam kết, thỏa thuận, hợp đồng thay đổi/Phụ lục sửa đổi đã ký với phía nước ngoài liên quan đến nội dung điều chỉnh Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (nếu có);
d) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của bên nước ngoài yêu cầu phải điều chỉnh nội dung mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong trường hợp điều khoản này không có trong cam kết, thỏa thuận (nếu có).
5. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép để thực hiện các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng với bên nước ngoài (không bao gồm việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của bên cho vay nước ngoài):
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này;
b) Văn bản giải trình về các nội dung thay đổi kèm theo các tài liệu chứng minh;
c) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt cam kết, thỏa thuận, hợp đồng thay đổi/Phụ lục sửa đổi đã ký với phía nước ngoài liên quan đến nội dung điều chỉnh Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (nếu có);
d) Bản sao kèm bản dịch tiếng Việt văn bản của bên nước ngoài yêu cầu phải điều chỉnh nội dung mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong trường hợp điều khoản này không có trong cam kết, thỏa thuận (nếu có).
6. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép của tổ chức khác:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này;
b) Văn bản giải trình về các nội dung thay đổi kèm theo các tài liệu chứng minh.
Điều 20. Thủ tục cấp lại Giấy phép
1. Trường hợp Giấy phép bị mất, rách, thất lạc, hư hỏng do thiên tai, hỏa hoạn không sử dụng được hoặc do các nguyên nhân khách quan khác, tổ chức phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại theo Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này;
b) Bản sao Giấy phép đã được cấp còn hiệu lực (nếu có);
c) Văn bản, tài liệu chứng minh về việc Giấy phép đã bị mất, rách, thất lạc, hư hỏng (nếu có).
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
3. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép được cấp lại phù hợp với thời hạn Giấy phép hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) đã cấp tại thời điểm gần nhất.
Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép, trường hợp Ngân hàng Nhà nước phát hiện tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động ngoại hối (bao gồm cả hành vi không tuân thủ chế độ báo cáo), việc xem xét cấp Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) của tổ chức được thực hiện sau khi hoàn tất xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
CÁC TRƯỜNG HỢP TỰ ĐỘNG HẾT HIỆU LỰC CỦA GIẤY PHÉP VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP
Điều 22. Các trường hợp tự động hết hiệu lực của Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) của tổ chức tự động hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài;
b) Tổ chức không mở tài khoản sau 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép;
c) Hợp đồng, cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài bị hủy bỏ; văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài ngừng hoạt động khi chưa hết thời hạn hoạt động của tài khoản;
d) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của bên đi vay hết hiệu lực;
đ) Tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép mở tài khoản ngoại tệ để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài nhưng cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài có văn bản thông báo từ chối không cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài trong thời gian Giấy phép còn hiệu lực;
e) Tổ chức bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc văn bản có giá trị tương đương.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Giấy phép hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức có trách nhiệm:
a) Đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản (nếu có) về nước, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đóng trụ sở chính (đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này);
b) Đóng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài và chuyển về nước toàn bộ số tiền đã chuyển ra nước ngoài theo Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc mở, đóng tài khoản ngoại tệ của tổ chức ở nước ngoài, đồng thời báo cáo gửi kèm giấy báo có của ngân hàng nhận tiền trong nước về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đóng trụ sở chính (đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này).
Điều 23. Thu hồi Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép của tổ chức.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thu hồi Giấy phép của tổ chức từ người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, Vụ Quản lý ngoại hối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) của tổ chức theo Phụ lục số 06 đính kèm Thông tư này.
Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) của tổ chức hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) có hiệu lực thi hành.
3. Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản thu hồi Giấy phép, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) cho tổ chức để thực hiện; Sao gửi văn bản thu hồi Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức có trụ sở chính và tổ chức tín dụng được phép để phối hợp quản lý, theo dõi.
4. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định thu hồi có hiệu lực, tổ chức có trách nhiệm:
a) Đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản về nước;
b) Báo cáo việc đóng tài khoản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối), đồng thời sao gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đóng trụ sở chính;
c) Nộp lại bản gốc Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối).
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 24. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
1. Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối:
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của tổ chức;
b) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép, thu hồi Giấy phép và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có);
c) Xem xét cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép;
d) Tiếp nhận, tổng hợp báo cáo liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức;
đ) Theo dõi và tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý, giám sát và xử lý các vấn đề liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức.
2. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này theo quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền;
b) Xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:
a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra giám sát đối với hoạt động mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của các tổ chức trên địa bàn theo thẩm quyền;
b) Đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức trên địa bàn chấp hành chế độ báo cáo;
c) Xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật theo thẩm quyền.
4. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép:
a) Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các tài liệu, chứng từ do tổ chức xuất trình nhằm đảm bảo việc chuyển tiền sang tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức, phù hợp với Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Lưu giữ các giấy tờ, chứng từ liên quan đến các giao dịch ngoại hối theo quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan;
c) Phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này của tổ chức, kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để có biện pháp xử lý;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư này, các quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn khách hàng thực hiện.
5. Trách nhiệm của tổ chức (trừ tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này):
a) Định kỳ hàng quý, trước ngày 10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý báo cáo, các tổ chức phải gửi báo cáo tình hình sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (theo mẫu tại phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này) về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đóng trụ sở;
b) Thực hiện theo đúng nội dung quy định tại Giấy phép và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Các tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo Quyết định mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài và các văn bản chấp thuận các nội dung thay đổi liên quan đến Quyết định này (nếu có) của Ngân hàng Nhà nước.
2. Đối với các nội dung thay đổi liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài phát sinh sau ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức phải thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2015.
2. Bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ
tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
| THỐNG ĐỐC |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………………. | ..……,ngày ....... tháng.... năm....... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY PHÉP MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
Tên tổ chức:.....................................................................................................................
Tên giao dịch đối ngoại (nếu có):.....................................................................................
Trụ sở chính:....................................................................................................................
Điện thoại:.............................................................Fax:....................................................
Quyết định thành lập số:..................................................................................................
Cơ quan cấp:.....................................................ngày......................................................
Đăng ký kinh doanh số:....................................................................................................
Cơ quan cấp:......................................................ngày......................................................
Lĩnh vực kinh doanh:........................................................................................................
Vốn điều lệ:.......................................................................................................................
Trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài (nếu có):.......................................
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét và cấp/cấp lại Giấy phép được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
Số lượng tài khoản:……. (loại ngoại tệ tương ứng)..........................................................
Nơi mở tài khoản:..............................................................................................................
Ngân hàng:........................................................................................................................
Địa chỉ:...............................................................................................................................
Mục đích mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (nêu rõ lý do mở tài khoản, số lượng tài khoản):
Dự kiến chi tiết các nguồn thu, chi trên mỗi tài khoản:
Thời gian sử dụng tài khoản ở nước ngoài:......................................................................
Số tiền cần chuyển hàng năm (hoặc quý) (Trường hợp mở tài khoản phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh/Văn phòng đại diện ở nước ngoài, thực hiện hợp đồng, cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài):....................................................................
Ngân hàng chuyển tiền tại Việt Nam:................................................................................
Các nội dung khác có liên quan (nếu có):.........................................................................
Lý do đề nghị cấp lại Giấy phép (trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép):........................
(Đối với việc xin mở tài khoản và chuyển tiền để thực hiện cam kết đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài, trong trường hợp không được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp phép, tổ chức phải cam kết đóng tài khoản và chuyển số tiền đã được NHNN cho phép chuyển ra nước ngoài về nước).
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực, chính xác của nội dung trong đơn, các tài liệu kèm theo và chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số......./2015/TT-NHNN, các quy định quản lý ngoại hối hiện hành và các quy định pháp luật liên quan.
Hồ sơ gửi kèm:.. | NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………………. | ..……,ngày ....... tháng.... năm....... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP QUYẾT ĐỊNH BỔ SUNG, SỬA ĐỔI GIẤY PHÉP MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối)
Tên tổ chức:......................................................................................................................
Tên giao dịch đối ngoại (nếu có):......................................................................................
Trụ sở chính:.....................................................................................................................
Điện thoại:.............................................................Fax:.....................................................
Quyết định thành lập số:...................................................................................................
Cơ quan cấp:.....................................................ngày.......................................................
Đăng ký kinh doanh số:.....................................................................................................
Cơ quan cấp:......................................................ngày.......................................................
Lĩnh vực kinh doanh:.........................................................................................................
Vốn điều lệ:........................................................................................................................
Trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài (nếu có):........................................
Số, ngày Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp:...............................................................................................
Nội dung thay đổi
Nội dung thay đổi tổ chức đề nghị sửa đổi, bổ sung với Ngân hàng Nhà nước:
Lý do thay đổi:
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực, chính xác của nội dung trong đơn, các tài liệu kèm theo và chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư số……../2015/TT-NHNN, các quy định quản lý ngoại hối hiện hành và các quy định pháp luật liên quan.
Hồ sơ gửi kèm:.. | NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-NHNN | Hà Nội, ngày tháng năm |
Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của……......(tên tổ chức)
Cấp lại lần thứ ngày..... tháng...năm..... (nếu có)
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
- Căn cứ Thông tư số .../2015/TT-NHNN ngày…..của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức;
- Xét đề nghị được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của (tên tổ chức)....tại công văn số... ngày... kèm theo các hồ sơ liên quan;
- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
1. Cho phép (tên tổ chức)................................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/.......số.....
- Trụ sở chính:..................................................................................................................
được mở tài khoản ngoại tệ (loại ngoại tệ) tại ngân hàng nước ngoài:
- Ngân hàng:....................................................................................................................
- Địa chỉ:...........................................................................................................................
- Quốc gia:...................................................................................................………………
2. Mục đích sử dụng của tài khoản:.................................................................................
3. Nội dung thu, chi của tài khoản:
a. Nội dung thu:................................................................................................................
b) Nội dung chi:................................................................................................................
4. Hạn mức chuyển ngoại tệ vào tài khoản ở nước ngoài (Hạn mức số dư tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài);..............................................................................................
5. Thời hạn sử dụng tài khoản ở nước ngoài:.................................................................
6. Ngân hàng chuyển tiền tại Việt Nam (Trường hợp mở tài khoản phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh/Văn phòng đại diện ở nước ngoài, thực hiện hợp đồng, cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài):..............................................................................................
Ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ hoặc tài khoản ngoại tệ tại Việt Nam (Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện đầu tư đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ, doanh nghiệp đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (PPP) mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài):.............................................................................................
7. Các nội dung khác có liên quan (nếu có):..................................................................
Điều 2:
1. (tên tổ chức).... phải sử dụng tài khoản nói trên theo đúng mục đích quy định tại Điều 1 của Giấy phép này. Hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép, (tên tổ chức)... phải đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản (nếu có) về nước, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh/thành phố ... (nơi tổ chức đóng trụ sở chính).
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài có văn bản từ chối không cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con (Tên tổ chức) phải chuyển về nước số tiền đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển ra nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định này sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc mở, đóng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (Trường hợp xin mở tài khoản và chuyển tiền để thực hiện cam kết đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài).
2. Trường hợp (tên tổ chức)... có nhu cầu điều chỉnh bất kỳ nội dung nào tại Điều 1 Giấy phép này, (tên tổ chức)... phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
3. Định kỳ hàng quý, trước ngày 10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, (tên tổ chức)... phải gửi báo cáo tình hình hoạt động của tài khoản về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh/thành phố...
Điều 3:
Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của....(tên tổ chức) có hiệu lực kể từ ngày ký.
| THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày tháng năm |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Thông tư số .../2015/TT-NHNN ngày……..của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức;
Căn cứ Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của ....(tên tổ chức) số ... ngày...;
Xét đề nghị của (tên tổ chức)....tại công văn số... ngày... kèm theo các hồ sơ liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Các nội dung……..tại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của…..(tên tổ chức) số … ngày … được sửa đổi, bổ sung như sau:
........................................................................................................................................
Điều 2:
Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của ...(tên tổ chức) có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TL. THỐNG ĐỐC |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………………. | ..……,ngày ....... tháng.... năm....... |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ Ở NƯỚC NGOÀI
(Báo cáo Quý năm )
Kính gửi: | - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối); |
Tên tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị:.................................................................................
Địa chỉ:.............................................................................................................................
Điện thoại:.......................................Fax:..........................................................................
Đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo Giấy phép số: …………ngày ... tháng... năm
Mục đích mở tài khoản (ghi đầy đủ mục đích trong Quyết định):
Tên ngân hàng mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài:
Tên ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền tại Việt Nam:
Thời hạn sử dụng tài khoản:
Ngày mở tài khoản: Số tài khoản:
Loại ngoại tệ báo cáo:
Tổng số tiền đã chuyển ra nước ngoài trong quý báo cáo:
Tổng số tiền đã chuyển về Việt Nam trong quý báo cáo (nếu có):
Kế hoạch chuyển tiền ra nước ngoài quý tiếp theo quý báo cáo:
Chỉ tiêu | Số phát sinh | Ghi chú |
I. Dư đầu kỳ |
|
|
II. Phát sinh trong kỳ (II= 1 - 2) |
|
|
1. Tổng thu: |
|
|
... |
|
|
2. Tổng chi: |
|
|
.... |
|
|
III. Dư cuối kỳ (III= I+II) |
|
|
* Cột chỉ tiêu: Ghi chi tiết nội dung thu, chi trên tài khoản. Ví dụ nhận tiền từ tài khoản trong nước chuyển sang sẽ được ghi nhận dưới phần Tổng thu, thanh toán tiền thuê văn phòng đại diện sẽ được ghi nhận dưới phần Tổng chi.
|
| .... ,ngày tháng năm |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày tháng năm |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Thông tư số .../2015/TT-NHNN ngày……..của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Thu hồi Giấy phép số……….ngày .........tháng........ năm........và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) đã cấp cho tổ chức...(tên tổ chức).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định thu hồi có hiệu lực, tổ chức có trách nhiệm:
1. Đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản về nước (nếu có);
2. Báo cáo việc đóng tài khoản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối), đồng thời sao gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đóng trụ sở chính;
3. Nộp lại bản gốc Giấy phép, các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối).
Điều 3: ...(tên tổ chức) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
| THỐNG ĐỐC |
- 1Circular No. 16/2014/TT-NHNN, dated August 01, 2014, instructions on the use of foreign currency and vietnamese dong accounts for residents and non-residents at authorized banks
- 2Circular No. 36/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013, providing for the opening and use of foreign currency account for offshore direct investment
- 1Circular No. 25/2011/TT-NHNN of August 31, 2011, on implementing the scheme of administrative procedure simplification in foreign exchange area under resolutions of the government on the simplification of administrative procedures within the jurisdiction of the State Bank of Vietnam
- 2Circular No. 25/2011/TT-NHNN of August 31, 2011, on implementing the scheme of administrative procedure simplification in foreign exchange area under resolutions of the government on the simplification of administrative procedures within the jurisdiction of the State Bank of Vietnam
- 1Circular No. 16/2014/TT-NHNN, dated August 01, 2014, instructions on the use of foreign currency and vietnamese dong accounts for residents and non-residents at authorized banks
- 2Decree No.70/2014/ND-CP dated July 17, 2014, detailing the implementation of several provisions of the Ordinance and the amended Ordinance on the foreign exchange
- 3Circular No. 36/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013, providing for the opening and use of foreign currency account for offshore direct investment
- 4Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013,
- 5Ordinance No. 06/2013/UBTVQH13 of March 18, 2013, amending and supplementing a number of articles of the ordinance on foreign exchange control
- 6Law No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010, on the State Bank of Vietnam
- 7Law No. 47/2010/QH12 of June 16, 2010, on credit institutions
- 8Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 of December 13th, 2005, on foreign exchange control.
Circular No. 20/2015/TT-NHNN dated October 28, 2015, prescribing the opening and use of overseas foreign-currency accounts of institutional residents
- Số hiệu: 20/2015/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/10/2015
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Thị Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực