Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2023/TT-BTC | Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2023 |
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2021/TT-BTC).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC như sau:
1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 2 như sau:
“b. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước, việc nộp phần chênh lệch này không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Khi doanh nghiệp nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước thì đồng thời hạch toán giảm theo từng thành phần vốn tương ứng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; khoản 15 và khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; khoản 18, khoản 19 Điều 2 và khoản 4, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.
Tổ chức có chức năng thẩm định giá căn cứ các quy định nêu trên, quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, quy định của pháp luật về thẩm định giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan để tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn, trong đó giá trị thương hiệu (bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử) trong giá trị doanh nghiệp được xác định theo các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định.
Khi chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau khi các thành viên trong công ty không mua hoặc không mua hết), cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; khoản 15 và khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; khoản 18, khoản 19 Điều 2 và khoản 4, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thoái hết phần vốn cần chuyển nhượng và không làm vượt quá số lượng thành viên tối đa theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư ra ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; khoản 12 và khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; khoản 15 và khoản 16 Điều 2, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.
Tổ chức có chức năng thẩm định giá căn cứ các quy định nêu trên, quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, quy định của pháp luật về thẩm định giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan để tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn, trong đó giá trị thương hiệu (bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử) trong giá trị doanh nghiệp được xác định theo các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định.
Khi chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau khi các thành viên trong công ty không mua hoặc không mua hết), doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, khoản 15 và khoản 16 Điều 2, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp quyết định áp dụng phương thức chuyển nhượng phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thoái hết phần vốn cần chuyển nhượng và không làm vượt quá số lượng thành viên tối đa theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế mẫu về chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Phụ lục số 01 kèm theo). Trên cơ sở Quy chế mẫu ban hành kèm theo Thông tư này, tình hình cụ thể của đơn vị có vốn góp và phần vốn cần chuyển nhượng, Tổ chức đấu giá có trách nhiệm ban hành quy chế đấu giá cổ phần/phần vốn góp, mẫu giấy tờ liên quan để tổ chức thực hiện đấu giá sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với chuyển nhượng phần vốn nhà nước hoặc ý kiến của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với chuyển nhượng phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác.
Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trên cơ sở Quy chế mẫu tại Thông tư này và cơ chế bán vốn nhà nước quy định tại Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hội đồng thành viên Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng, ban hành Quy chế mẫu bán vốn của Tổng công ty sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu”.
“Điều 7a. Phân phối lợi nhuận đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của nhà nước
Doanh nghiệp thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định tại khoản 17 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ; trường hợp doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ để xác định lợi nhuận sau thuế làm cơ sở phân phối”.
4. Sửa đổi một số khoản của Điều 9 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 1 như sau:
“a) Báo cáo định kỳ, gồm:
- Báo cáo tài chính, biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán:
Khi lập báo cáo tài chính quý, năm, doanh nghiệp lập báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính quý, năm của doanh nghiệp. Thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo cùng với thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Biểu mẫu báo cáo doanh nghiệp lập theo Phụ lục số 03 “Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng” ban hành kèm theo Thông tư này. Trong đó: Mẫu số 01 - Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng; Mẫu số 02 - Báo cáo một số chỉ tiêu ngoại bảng - Báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con”.
“4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gửi các báo cáo đến cơ quan nhận báo cáo theo đường văn thư, đồng thời gửi các báo cáo thông qua việc truy cập vào hệ thống thông tin quản lý tài chính doanh nghiệp trên website tại địa chỉ: http://taichinhdoanhnghiep.mof.gov.vn theo quy định tại Điều 8 và khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Tài khoản và mật khẩu để đăng nhập của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện như sau:
a) Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu: phân công một đơn vị trực thuộc quản lý để giao cá nhân phụ trách tài khoản và mật khẩu đăng nhập do Bộ Tài chính cung cấp.
b) Đối với doanh nghiệp: tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sẽ được hệ thống gửi về địa chỉ thư điện tử doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Tài chính.
c) Đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: tài khoản đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp, mật khẩu sẽ được hệ thống gửi về địa chỉ thư điện tử của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ Tài chính”.
5. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC như sau:
a) Bổ sung khoản 18 Điều 2 như sau:
“18. Ngày công bố kết quả đấu giá là ngày thông tin về kết quả cuộc đấu giá được công bố tại một trong các địa điểm theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Quy chế này”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 14 như sau:
“c) Trường hợp chào bán cạnh tranh
- Đối với trường hợp chào bán cạnh tranh thông thường, kết quả chào bán cạnh tranh được xác định tương tự như xác định kết quả đấu giá thông thường quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
- Đối với trường hợp chào bán cạnh tranh theo lô cổ phần/phần vốn góp, kết quả chào bán cạnh tranh được xác định tương tự như xác định kết quả đấu giá lô cổ phần/phần vốn góp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
- Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công, tổ chức bán đấu giá có văn bản thông báo cho chủ sở hữu phần vốn chuyển nhượng kết quả cuộc chào bán cạnh tranh để thực hiện chuyển sang phương thức chuyển nhượng khác theo quy định”.
6. Thay thế Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC bằng Phụ lục kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2023.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BTC ngày 17 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU NGOẠI BẢNG
(Mô hình Công ty độc lập, Công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty)
D: Số dư của khoản mục, P: Số phát sinh trong kỳ báo cáo
Chỉ tiêu | Mã chỉ tiêu | Thuyết minh | Năm nay/Số cuối kỳ | Năm trước/Số đầu kỳ |
1. Nợ phải thu khó đòi |
| D (đồng) |
|
|
a) Nợ phải thu khó đòi phát sinh trong năm |
| P (đồng) |
|
|
b) Nợ phải thu khó đòi đã xử lý trong năm |
| P (đồng) |
|
|
2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong nước |
| D (đồng) |
|
|
a) Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng |
| D (đồng) |
|
|
b) Dư nợ cuối kỳ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn |
| D (đồng) |
|
|
3. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn nước ngoài |
| D (đồng) |
|
|
a) Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng |
| D (đồng) |
|
|
b) Dư nợ cuối kỳ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn khác |
| D (đồng) |
|
|
4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn trong nước |
| D (đồng) |
|
|
a) Vay dài hạn các NHTM, TCTD |
| D (đồng) |
|
|
b) Phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi) |
| D (đồng) |
|
|
c) Thuê tài chính dài hạn trong nước |
| D (đồng) |
|
|
d) Các khoản vay dài hạn trong nước khác |
| D (đồng) |
|
|
5. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn nước ngoài |
| D (đồng) |
|
|
a) Vay lại vốn ODA của Chính phủ |
| D (đồng) |
|
|
b) Vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh |
| D (đồng) |
|
|
c) Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả |
| D (đồng) |
|
|
d) Phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi) |
| D (đồng) |
|
|
e) Các khoản vay nước ngoài còn lại |
| D (đồng) |
|
|
6. Nợ phải trả quá hạn |
| D (đồng) |
|
|
7. Thuế và các khoản phát sinh còn phải nộp NSNN năm trước chuyển sang |
|
|
|
|
8. Vốn điều lệ |
| D (đồng) |
|
|
9. Thuế và các khoản phát sinh phải nộp NSNN |
| P (đồng) |
|
|
a) Nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh nội địa |
| P (đồng) |
|
|
b) Nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh XNK |
| P (đồng) |
|
|
c) Cổ tức, số lợi nhuận còn lại phát sinh phải nộp NSNN |
| P (đồng) |
|
|
10. Thuế và các khoản phát sinh đã nộp NSNN |
| P (đồng) |
|
|
- Lợi nhuận đã nộp NSNN |
| P (đồng) |
|
|
11. Thuế và các khoản còn phải nộp NSNN chuyển năm sau |
| D (đồng) |
|
|
12. Tổng quỹ lương |
| P (đồng) |
|
|
13. Số lao động bình quân (người) |
| P (người) |
|
|
14. Tiền lương bình quân người/năm |
| P (đồng) |
|
|
Ghi chú:
Báo cáo này nằm ngoài báo cáo tài chính của đơn vị. Doanh nghiệp căn cứ vào số liệu theo dõi trên sổ sách kế toán để nhập số liệu vào mẫu biểu.
| …….………, ngày …… tháng …. năm ….
|
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU NGOẠI BẢNG HỢP NHẤT - MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON
D: Số dư của khoản mục; P: Số phát sinh trong kỳ báo cáo
Chỉ tiêu | Mã chỉ tiêu | Thuyết minh | Năm nay/Số cuối kỳ | Năm trước/Số đầu kỳ |
1. Nợ phải thu khó đòi |
| D (đồng) |
|
|
a) Nợ phải thu khó đòi phát sinh trong năm |
| P (đồng) |
|
|
b) Nợ phải thu khó đòi đã xử lý trong năm |
| P (đồng) |
|
|
2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong nước |
| D (đồng) |
|
|
a) Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng |
| D (đồng) |
|
|
b) Dư nợ cuối kỳ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn |
| D (đồng) |
|
|
3. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn nước ngoài |
| D (đồng) |
|
|
a) Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng |
| D (đồng) |
|
|
b) Dư nợ cuối kỳ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn khác |
| D (đồng) |
|
|
4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn trong nước |
| D (đồng) |
|
|
a) Vay dài hạn các NHTM, TCTD |
| D (đồng) |
|
|
b) Phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi) |
| D (đồng) |
|
|
c) Thuê tài chính dài hạn trong nước |
| D (đồng) |
|
|
d) Các khoản vay dài hạn trong nước khác |
| D (đồng) |
|
|
5. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn nước ngoài |
| D (đồng) |
|
|
a) Vay lại vốn ODA của Chính phủ |
| D (đồng) |
|
|
b) Vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh |
| D (đồng) |
|
|
c) Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả |
| D (đồng) |
|
|
d) Phát hành trái phiếu (không bao gồm trái phiếu chuyển đổi) |
| D (đồng) |
|
|
e) Các khoản vay nước ngoài còn lại |
| D (đồng) |
|
|
6. Nợ phải trả quá hạn |
| D (đồng) |
|
|
7. Thuế và các khoản phát sinh còn phải nộp NSNN năm trước chuyển sang |
|
|
|
|
8. Vốn điều lệ |
| D (đồng) |
|
|
9. Thuế và các khoản phát sinh phải nộp NSNN |
| P (đồng) |
|
|
a) Nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh nội địa |
| P (đồng) |
|
|
b) Nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh XNK |
| P (đồng) |
|
|
c) Cổ tức, số lợi nhuận còn lại phát sinh phải nộp NSNN |
| P (đồng) |
|
|
10. Thuế và các khoản phát sinh đã nộp NSNN |
| P (đồng) |
|
|
- Lợi nhuận đã nộp NSNN |
| P (đồng) |
|
|
11. Thuế và các khoản còn phải nộp NSNN chuyển năm sau |
| D (đồng) |
|
|
12. Tổng quỹ lương |
| P (đồng) |
|
|
13. Số lao động bình quân (người) |
| P (người) |
|
|
14. Tiền lương bình quân người/năm |
| P (đồng) |
|
|
Ghi chú:
Báo cáo này nằm ngoài báo cáo tài chính của đơn vị. Doanh nghiệp căn cứ vào số liệu theo dõi trên sổ sách kế toán để nhập số liệu vào mẫu biểu.
| ………, ngày …… tháng …. năm ….
|
Circular No. 16/2023/TT-BTC dated March 17, 2023 on amending and supplementing certain Articles of Circular No. 36/2021/TT-BTC providing instructions about investment of state capital in enterprises, management and use of capital and assets at enterprises prescribed in Decree No. 91/2015/ND-CP; Decree No. 32/2018/ND-CP; Decree No. 121/2020/ND-CP; and Decree No. 140/2020/ND-CP
- Số hiệu: 16/2023/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/03/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Cao Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra