- 1Circular No. 23/2014/TT-NHNN dated August 19, 2014, guiding the opening and use of payment accounts at payment service suppliers
- 2Circular No. 02/2019/TT-NHNN dated February 28, 2019 amendments to Circular 23/2014/TT-NHNN providing guidelines for opening and maintenance of current accounts at payment service providers
- 1Law No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010, on the State Bank of Vietnam
- 2Law No. 47/2010/QH12 of June 16, 2010, on credit institutions
- 3Law No. 07/2012/QH13 of June 18, 2012. prevention of money laundering
- 4Decree No. 116/2013/ND-CP of October 04, 2013, detailing implementation of a number of articles of Law on prevention and combat of money laundering
- 5Decree No. 80/2016/ND-CP date July 1, 2016, on amendments to Government''s Decree No. 101/2012/ND-CP on non-cash payments
- 6Law No. 17/2017/QH14 dated November 20, 2017
- 7Decree No. 87/2019/ND-CP dated November 14, 2019 amending a number of Articles of the Government''s Decree No. 116/2013/ND-CP detailing the implementation of a number of Articles of the Anti-Money Laundering Law
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2020/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
1. Khoản 5 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Số dư trên tài khoản thanh toán được tính lãi theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn áp dụng cho tài khoản thanh toán. Mức lãi suất do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ấn định và niêm yết công khai phù hợp với quy định của pháp luật.”.
2. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
1. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này;
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân) thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.
2. Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
b) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
c) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp kèm giấy tờ tùy thân của những người đó;
d) Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ kế toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán (nếu có) kèm giấy tờ tùy thân của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán.
3. Đối với tài khoản thanh toán chung, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này;
b) Giấy tờ của các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung:
- Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân, hồ sơ mở tài khoản thanh toán bao gồm những giấy tờ như quy định tại khoản 1 Điều này;
- Trường hợp chủ thẻ đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức, hồ sơ mở tài khoản thanh toán bao gồm những giấy tờ như quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Trường hợp thỏa thuận hoặc hợp đồng (sau đây gọi tắt là thỏa thuận) mở và sử dụng tài khoản thanh toán không có nội dung về việc quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung của các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung thì phải có văn bản thỏa thuận riêng về việc quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung của các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung.
4. Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản chính hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Việc hợp pháp hoá lãnh sự đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao điện tử, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra và đối chiếu, đảm bảo bản sao điện tử có nội dung đầy đủ, chính xác và khớp đúng so với bản chính theo quy định của pháp luật.
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thoả thuận với khách hàng về việc dịch hoặc không dịch ra tiếng Việt đối với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về nội dung được dịch ra tiếng Việt so với nội dung của các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài;
b) Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bản dịch phải có xác nhận của người có thẩm quyền của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực”.
3. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán
1. Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của cá nhân do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nhưng phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Đối với cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số thẻ căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn; ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú; mã số thuế (nếu có);
b) Đối với cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp; thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài, nơi đăng ký cư trú tại Việt Nam; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú; mã số thuế (nếu có);
c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật, ngoài thông tin của chủ tài khoản theo quy định tại điểm a, b Khoản này, giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của khách hàng phải có thêm thông tin về người đại diện theo pháp luật của khách hàng mở tài khoản, cụ thể:
- Nếu người đại diện theo pháp luật của khách hàng là cá nhân, thông tin về người đại diện theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại điểm a, b Khoản này;
- Nếu người đại diện theo pháp luật của khách hàng là tổ chức, thông tin gồm: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt, địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax (nếu có), lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính và người đại diện hợp pháp của tổ chức đó.
2. Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của tổ chức do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nhưng phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điện thoại; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; mã số thuế (nếu có);
b) Thông tin về người đại điện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
c) Thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
3. Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán chung do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nhưng phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân, phải có các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức, phải có các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này.”.
“Điều 13a. Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán
1. Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Số văn bản (nếu có), thời điểm (ngày, tháng, năm) lập thỏa thuận;
b) Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Tên chủ tài khoản, họ và tên người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản (nếu chủ tài khoản là tổ chức), họ và tên người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản (nếu chủ tài khoản là cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 11 Thông tư này);
d) Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Quy định về phí (các loại phí, mức phí (nếu có), việc thay đổi về phí);
e) Việc cung cấp thông tin và hình thức thông báo cho chủ tài khoản biết về: số dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán, việc tài khoản thanh toán bị tạm khóa, phong tỏa và các thông tin cần thiết khác trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán;
g) Các trường hợp tạm khóa, ngừng tạm khóa và phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán, trong đó có trường hợp tạm khóa, phong tỏa tài khoản thanh toán khi phát hiện có sai lệch hoặc có dấu hiệu bất thường giữa các thông tin nhận biết khách hàng với các yếu tố sinh trắc học của khách hàng trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14a Thông tư này;
h) Phạm vi sử dụng, hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán và các trường hợp tạm dừng, từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản;
i) Việc sử dụng tài khoản thanh toán để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên, định kỳ theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán;
k) Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong sử dụng tài khoản thanh toán;
l) Phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại theo quy định tại Điều 15a Thông tư này;
m) Các trường hợp đóng tài khoản thanh toán và việc xử lý số dư còn lại khi thực hiện đóng tài khoản thanh toán;
n) Trường hợp các chủ thể đứng tên mở tài khoản chung chưa có văn bản theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 thì trong thoả thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải có nội dung về việc quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung của các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung.
2. Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện:
a) Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng giao dịch trực tuyến trên Internet, điện thoại di động (nếu có) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi tiến hành việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng và có xác nhận của khách hàng về việc đã được ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp đầy đủ thông tin.”.
5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Thủ tục mở tài khoản thanh toán
1. Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, khách hàng lập một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
2. Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản và xử lý:
a) Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hoặc các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng để hoàn thiện hồ sơ;
c) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo cho khách hàng biết.
3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng như sau:
a) Đối với chủ tài khoản thanh toán của cá nhân: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật của khách hàng (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua người đại diện theo pháp luật) để giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 4, 6 Điều này và Điều 14a Thông tư này;
b) Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được gặp mặt hoặc không gặp mặt trực tiếp người đại diện hợp pháp của khách hàng khi giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán, Trường hợp không gặp mặt trực tiếp người đại diện hợp pháp của khách hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải áp dụng các biện pháp phù hợp để xác minh sự chính xác về chữ ký, dấu (nếu có), chứng thư số (nếu có) của người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trên thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán và đảm bảo sự khớp đúng với chữ ký, dấu (nếu có), chứng thư số (nếu có) của người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán;
c) Đối với tài khoản thanh toán chung:
- Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a Khoản này;
- Trường hợp các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm b Khoản này,
4. Trường hợp khách hàng là cá nhân ở nước ngoài, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mở tài khoản không gặp mặt trực tiếp khách hàng nhưng phải thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian và phải đảm bảo xác minh chính xác về khách hàng mở tài khoản và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc nhận biết, xác minh khách hàng mở tài khoản thanh toán tại đơn vị mình. Việc lựa chọn bên trung gian thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
5. Thủ tục mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử được thực hiện theo quy định tại Điều 14a Thông tư này.
6. Việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thiết lập mối quan hệ và hoàn thành việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng đó quyết định nhưng phải đảm bảo có hoặc thu thập được đầy đủ thông tin, giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
7. Sau khi giao kết thoả thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo số hiệu, tên tài khoản thanh toán, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán cho khách hàng. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo thu thập mẫu chữ ký, chứng thư số (nếu có) của chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản và những người khác có liên quan (nếu có), mẫu dấu (nếu có, đối với chủ tài khoản là tổ chức) để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán.
8. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện, khả năng cung ứng của đơn vị mình để hướng dẫn khách hàng về trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán, trong đó có trường hợp từ chối mở tài khoản thanh toán phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền và chịu trách nhiệm về tính chính xác, chặt chẽ, đầy đủ của hồ sơ mở tài khoản thanh toán với khách hàng.”.
“Điều 14a. Mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định tại Điều này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm tối thiểu các bước như sau:
a) Thu thập thông tin về hồ sơ mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 1,4, 5 Điều 12, khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Thực hiện kiểm tra, đối chiếu và xác minh thông tin nhận biết khách hàng;
c) Cảnh báo cho khách hàng về các hành vi không được thực hiện trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử;
d) Cung cấp cho khách hàng nội dung thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 13a Thông tư này và thực hiện giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng;
d) Thông báo số hiệu, tên tài khoản thanh toán, hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán cho khách hàng.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng (là các yếu tố, đặc điểm sinh học gắn liền với khách hàng thực hiện định danh, khó làm giả, có tỷ lệ trùng nhau thấp như vân tay, khuôn mặt, mống mắt, giọng nói và các yếu tố sinh trắc học khác) với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên giấy tờ tùy thân của khách hàng quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức tín dụng khác hoặc bởi tổ chức được cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử;
b) Có biện pháp kỹ thuật để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
c) Xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro, trong đó có biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trước, trong và sau khi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; biện pháp để kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo khách hàng thực hiện giao dịch trên tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử là chủ tài khoản thanh toán đó. Trường hợp phát hiện có rủi ro, sai lệch hoặc có dấu hiệu bất thường giữa các thông tin nhận biết khách hàng với các yếu tố sinh trắc học của khách hàng hoặc phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kịp thời từ chối hoặc dừng giao dịch, tạm khóa hoặc phong tỏa tài khoản thanh toán và tiến hành xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng. Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro phải thường xuyên được rà soát, hoàn thiện dựa trên những thông tin, dữ liệu cập nhật trong quá trình cung ứng dịch vụ;
d) Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết theo thời gian đối với các thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, như: thông tin nhận biết khách hàng; các yếu tố sinh trắc học của khách hàng; âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm; số điện thoại thực hiện giao dịch; nhật ký giao dịch. Các thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng, đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Thời gian lưu trữ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện công nghệ để đánh giá rủi ro, xác định phạm vi sử dụng và quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán của khách hàng mở bằng phương thức điện tử nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giá trị giao dịch (ghi Nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.
4. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức quy định tại khoản 3 Điều này đối với một trong các trường hợp sau:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng giải pháp cuộc gọi ghi hình (video call) để thực hiện thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở tài khoản thanh toán đảm bảo hiệu quả như quy trình nhận biết, xác minh thông tin khách hàng qua phương thức gặp mặt trực tiếp; giải pháp video call phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau: đảm bảo an toàn, bảo mật; độ phân giải cao; tín hiệu liên lục; cho phép tương tác âm thanh, hình ảnh với khách hàng theo thời gian thực để đảm bảo nhận diện người thật; lưu trữ toàn bộ dữ liệu âm thanh, hình ảnh hoặc bản ghi hình, ghi âm trong quá trình mở tài khoản thanh toán cho khách hàng;
b) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng công nghệ để kiểm tra, đối chiếu đặc điểm sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học công dân thông qua cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
c) Sau khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản;
d) Các giao dịch chuyển tiền để gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng phương thức điện tử cho chính chủ tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó;
đ) Các trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
5. Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử quy định tại Điều này không áp dụng đối với tài khoản thanh toán chung, khách hàng cá nhân là người nước ngoài và các đối tượng quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 11 Thông tư này.”.
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 03 năm 2021.
2. Thông tư này bãi bỏ khoản 7, 8, 9 Điều 1 Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán./.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
Circular No. 16/2020/TT-NHNN dated December 04, 2020 on amendments to the Circular No. 23/2014/TT-NHNN providing guidelines for opening and use of checking accounts at payment service providers
- Số hiệu: 16/2020/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/12/2020
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Kim Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết