Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG AN
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 04/2004/TT-BCA

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2004

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2003/NĐ-CP NGÀY 04/4/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Ngày 04 tháng 4 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy". Để thực hiện thống nhất trong cả nước, Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định nêu trên như sau:

I. HỒ SƠ THEO DÕI, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:

a. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

b. Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

c. Phiếu phân loại cơ sở về phòng cháy và chữa cháy;

d. Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng;

đ. Phương án chữa cháy đã được phê duyệt;

e. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

g. Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

h. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy (nếu có).

2. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bổ sung thường xuyên và kịp thời.

3. Hồ sơ thco dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập và lưu giữ.

II. THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Thống kê về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a. Thống kê về số lần kiểm tra an toàn, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy, xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;

b. Thống kê số lượng cán bộ, đội viên dân phòng, đội viên phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

c. Thống kê phương tiện chữa cháy;

d. Thống kê về học tập, thực tập phương án chữa cháy; về vụ cháy, công tác chữa cháy và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a. Báo cáo về vụ cháy, nổ;

b. Báo cáo về hoạt động phòng cháy và chữa cháy 6 tháng, một năm;

c. Báo cáo cáo sơ kết, tổng kết phòng cháy và chữa cháy theo chuyên đề.

3. Thống kê, báo cáo về tình hình phòng cháy và chữa cháy định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Trường hợp có những thay đổi lớn liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy ở cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó thông báo kịp thời cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn đó.

III. NỘI QUY AN TOÀN, SƠ ĐỒ CHỈ DẪN, BIỂN CẤM, BIỂN BÁO, BIỂN CHỈ DẪN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản, sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.

2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy; tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành những sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung trên.

3. Biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy:

a. Biển cấm lửa (biển cấm ngọn lửa trần), biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng dầu và những nơi tương tự khác có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao cần thiết cấm hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh ra tia lửa hoặc lửa thì có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm;

b. Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiềm cháy, nổ;

c. Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy là biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn và chỉ vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước, bến lấy nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.

4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 4897:1989. Phòng cháy - dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần thiết phải quy định rõ hiệu lực của các biển cấm, biển báo thì có biển phụ kèm theo.

5. Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy của nơi nào phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phải niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người khác có liên quan biết và chấp hành.

IV. THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng quy định lại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp và nội dung thiết kế với những quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn quốc tế, của nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Khi thiết kế kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cấp "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC1 Phụ lục 1 và đóng dấu "Đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC2 Phụ lục 1 Thông tư này vào từng bản vẽ đã kiểm tra, đối chiếu.

2. Việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:

a. Đối với các dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình: cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt;

b. Đối với thiết kế công trình: nội dung thẩm duyệt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP;

c. Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP không thuộc diện phải lập dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư thì phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp thuận về địa điểm trước khi tiến hành thiết kế công trình;

d. Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải được thẩm duyệt về các nội dung sau:

- Giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các chất cháy dự kiến bố trí trên phương tiện;

- Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan:

- Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ;

- Điều kiện thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra;

- Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.

- Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ phải có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có hạn dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó;

Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

a. Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm:

- Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng, trong đó nêu rõ đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng;

- Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh.

b. Đối với thiết kế công trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

c) Đốt với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm:

- Văn bản đề nghị thẩm duyệt của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;

- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện (có xác nhận của chủ đầu tư);

- Các bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm d khoản 2 mục này;

- Tài liệu về thông số kỹ thuật của các thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy được thiết kế lắp đặt và trang bị.

d. Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại cho chủ đầu tư 02 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình về phòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư lưu theo quy định sau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động.

4. Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

a. Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: không quá 10 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có văn bản trả lời chủ đầu tư về địa điểm xây dựng đó.

b. Đối với các dự án, thiết kế công trình: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

c. Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy: không quá 20 ngày làm việc.

5. Phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:

a. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư; hồ sơ thiết kế chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; những dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh đề nghị hoặc những công trình khác do Tổng cục Cảnh sát quyết định theo yêu cầu nghiệp vụ. Trong trường hợp do Tổng cục Cánh sát quyết định thì Tổng cục Cảnh sát phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết;

b. Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền. Trong trường hợp uỷ quyền. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản uỷ quyền của Cục trưởng.

V. KIỂM TRA THI CÔNG VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy gồm kiểm tra thi công các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ít nhất một lần ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế được duyệt.

2. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt.

3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra việc thi công về phòng cháy và chữa cháy đối với những công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền hoặc yêu cầu.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cùng với Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy.

4. Khi kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy, đại diện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các thành phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các chứng chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

5. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công công trình, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương nơi có công trình xây dựng.

6. Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế hoạch kiểm tra.

7. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản.

VI. NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị gồm:

a. Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

b. Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy;

c. Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;

d. Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

đ. Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;

e. Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện;

g. Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.

Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

3. Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu:

a. Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị;

b. Kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;

c) Tổ chức thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.

4. Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quan thông qua biên bản, cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

5. Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:

a. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt;

b. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và các công trình do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền.

VII. CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động mà có đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 9 hoặc khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP thì được xem xét cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC4 Phụ lục 1 Thông tư này. Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về công năng, tính chất sử dụng thì phải làm thủ tục cấp lại như lần đầu; nếu không duy trì đầy đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy như tại thời điểm cấp giấy thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy":

a. Hồ sơ đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" gồm:

- Đơn đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC5 Phụ lục 1 Thông tư này;

- Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;

- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu PC6 Phụ lục 1 Thông tư này;

- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;

- Phương án chữa cháy.

b. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy"; trường hợp không đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy để cấp giấy chứng nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị biết.

3. Thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy":

a. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" cho các đối tượng do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

b. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" đối với các đối tượng còn lại quy định tại phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và các đối tượng do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền.

VIII. CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

1. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định và phải có giấy phép vận chuyển do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp.

"Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" được ban hành thống nhất trong toàn quốc theo mẫu PC7 Phụ lục 1 Thông tư này và phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo mẫu PC7a Phụ lục 1 Thông tư này dán trên kính chắn gió phía trước của phương tiện. Riêng việc cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và chất nổ thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.

2. Thủ tục cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ":

a. Hồ sơ của chủ phương tiện đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" gồm:

- Đơn đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" theo mẫu PC8 Phụ lục 1 Thông tư này;

- Bản sao "Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do cơ quan đăng kiểm cấp; biên bản kiểm tra điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện cơ giới đường thuỷ, đường sắt;

- Bản sao hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

- Bản sao các giấy tờ cần thiết đảm bảo phương tiện được phép lưu hành theo quy định của pháp luật (khi nộp hồ sơ phải có bản chính để đối chiếu);

b. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép vận chuyển; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do cho chủ phương tiện biết.

c. Thời hạn "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" quy định như sau:

- Có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển từng chuyến;

- Có giá trị 6 tháng đối với phương tiện chuyên dùng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an cấp tỉnh nơi chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép vận chuyển cho các phương tiện.

IX. THỦ TỤC KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Kiểm tra định kỳ:

a. Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, khi tiến hành kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 3 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra. Tuỳ theo tình hình và yêu cầu mà việc kiểm tra có thể tiến hành theo từng nội dung hoặc kiểm tra toàn diện;

b. Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báo kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, bố trí người có trách nhiệm và thẩm quyền để làm việc với đoàn kiểm tra;

c. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên khi tổ chức kiểm tra hoặc trực tiếp kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở, địa bàn tham gia đoàn kiểm tra cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, địa bàn được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn biết.

2. Kiểm tra đột xuất:

a. Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, khi kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do cho đối tượng được kiểm tra biết. Riêng người có trách nhiệm kiểm tra theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 35/2003/NĐ-CP phải có giấy giới thiệu của cơ quan;

b. Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báo phải chấp hành theo yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ các nội dung và bố trí người có trách nhiệm và thẩm quyền để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra.

3. Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất an toàn về phòng cháy và chữa cháy đều phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này.

X. TẠM ĐÌNH CHỈ, GIA HẠN TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Việc tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP được tiến hành theo trình tự như sau:

a. Lập biên bản vi phạm theo mẫu PC9 Phụ lục 1 Thông tư này; biên bản vi phạm qui định an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải có chữ ký của người lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản) và chữ ký của người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức vi phạm, cơ quan, tổ chức có liên quan và người lập biên bản lưu giữ một bản;

b. Căn cứ biên bản vi phạm, người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu PC10 Phụ lục 1 Thông tư này; trường hợp xét thấy nguy cơ cháy, nổ ở mức cao cần phải ngăn chặn kịp thời ngay thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời và trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc phải thể hiện quyết định đó bằng văn bản trừ trường hợp nguy cơ cháy, nổ đó đã được khắc phục ngay;

c. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng bị tạm đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ.

2. Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động:

a. Trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc các vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa khắc phục được vì lý do khách quan và cần có thêm thời gian để khắc phục thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động phải có đơn đề nghị gia hạn tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu PC11 Phụ lục 1 Thông tư này gửi cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét quyết định việc gia hạn;

b. Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc gia hạn tạm đình chỉ hoạt động. Quyết định gia hạn tạm đình hoạt động được thể hiện bằng văn bản theo mẫu PC12 Phụ lục 1 Thông tư này và được gửi cho các đối tượng như quy định tại điểm c khoản 1 mục này.

3. Phục hồi hoạt động:

a. Cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động khi đã loại trừ được nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc đã khắc phục được vi phạm về phòng cháy và chữa cháy thì có đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động trở lại theo mẫu PC13 phụ lục 1 Thông tư này gửi tới cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét cho phục hồi hoạt động trở lại.

Đối với các đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động trong trường hợp có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ do bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, khi xét thấy nguy cơ đó không còn nữa thì làm văn bản thông báo cho người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động biết để tiến hành kiểm tra, xem xét quyết định việc phục hồi hoạt động. Đối với trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động bằng lời mà ngay sau đó nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được khắc phục và được người ra quyết định tạm đình chỉ xác nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ không nhất thiết phải làm đơn hoặc công văn đề nghị cho phục hồi hoạt động;

b. Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hoặc văn bản thông báo đề nghị cho phục hồi hoạt động thì người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải tổ chức kiểm tra, xem xét kết quả khắc phục và các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc các vi phạm về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì ra quyết định phục hồi hoạt động bằng văn bản theo mẫu PC14 Phụ lục 1 Thông tư này.

Riêng trường hợp quyết định tạm đình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được khắc phục hoặc loại trừ ngay sau đó thì việc quyết định phục hồi hoạt động được thực hiện bằng lời;

c. Quyết định phục hồi hoạt động phải được gửi cho các đối tượng qui định tại điểm c khoản 1 mục này.

XI. THỦ TỤC ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Các trường hợp bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động (bao gồm cả thời gian gia hạn nếu có) mà cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động không khắc phục hoặc không thể khắc phục được nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm về phòng cháy và chữa cháy và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xem xét để quyết định việc đình chỉ hoạt động theo trình tự như sau:

1. Kiểm tra và lập biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này; biên bản kiểm tra phải có chữ ký của người lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản) và người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan;

2. Căn cứ biên bản kiểm tra, xét thấy phải đình chỉ hoạt động thì người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động theo mẫu PC15 Phụ lục 1 Thông tư này; Quyết định đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị đình chỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng bị đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ.

XII. THÀNH LẬP ĐỘI CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Khi có yêu cầu thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập đề án trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt, sau đó báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định.

XIII. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DOANH TRẠI ĐƠN VỊ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Việc bố trí Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở các đô thị hoặc khu vực cần bảo vệ thực hiên theo quy định tại các Điều 5.16 và Điều 7.16 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, tập I.

XIV. PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

1. Phương án chữa cháy được xây dựng theo mẫu PC16 Phụ lục 1 Thông tư này;

2. Thời hạn phê duyệt phương án chữa cháy được quy định như sau:

a. Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Trưởng phòng Cánh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc, Công an cấp tỉnh: thời hạn phê duyệt không quá 10 ngày làm việc;

b. Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: thời hạn phê duyệt không quá 15 ngày làm việc.

3. Thực tập phương án chữa cháy:

a. Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm một lần; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể xử lý theo một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm cho tất cả các tình huống trong phương án đều lần lượt được thực tập. Khi tổ chức thực tập thì người phê duyệt phương án chữa cháy có thẩm quyền được huy động lực lượng, phương tiện tham gia thực tập phương án chữa cháy và quyết định quy mô của cuộc thực tập;

b. Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương hoặc quốc gia hoặc theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

XV. THỦ TỤC HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI SẢN ĐỂ CHỮA CHÁY

Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định 35/2003/NĐ-CP và được thực hiện như sau:

1. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được thực hiện bằng Lệnh theo mẫu PC17 Phụ lục 1 Thông tư này; trong trường hợp khẩn cấp để chữa cháy thì có thể được huy động bằng lời nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản;

2. Khi huy động bằng lời, người huy động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đồng thời phải nói rõ yêu cầu về người, phương tiện và tài sản cần huy động, thời gian và địa điểm tập kết.

XVI. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LUỢNG DÂN PHÒNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH

1. Tổ chức, biên chế của đội dân phòng:

a. Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người hoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc. Đội dân phòng có thể được chia thành nhiều tổ theo cụm dân cư, khu vực; biên chế của tổ dân phòng từ 5 đến 10 người hoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc;

b. Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú;

c. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.

d. Công an cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đội dân phòng.

2. Tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

a. Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được quy định như sau:

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do những người lãnh đạo cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đó làm đội trưởng, đội phó;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;

- Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 1 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 5 đến 7 người, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc.

b. Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là những người thường xuyên làm việc tại cơ sở hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới đó.

c. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, tổ trưởng, tổ phó tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

3. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách:

a. Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách phải bảo đảm đủ quân số bố trí phù hợp với phương tiện chữa cháy đã trang bị, làm việc theo ca bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban Lãnh đạo đội gồm có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;

b. Người đứng đầu Ban quản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ra quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.

4. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở chuyên ngành có quy định riêng.

5. Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàng năm tổ chức phân loại và có kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

Giao Tổng Cục Cảnh sát hướng dẫn cụ thể về phân loại đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

XVII. HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy gồm:

a. Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;

b. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành;

c. Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ.

d. Người chỉ huy tàu thuỷ, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

đ. Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

e. Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này. Người đứng đầu cơ sở đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên có trách nhiệm đưa nội dung kiến thức phòng cháy và chữa cháy vào trong chương trình đào tạo.

3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:

a. Thời gian huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu được quy định như sau:

- Từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 mục này;

- Từ 16 đến 32 giờ đối với đối tượng quy định tại các điềm đ, e khoản 1 mục này;

b. Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này tối thiểu là 16 giờ.

4. Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy":

a. Các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trở lên thì được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC18 Phụ lục 1 Thông tư này;

b. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh cấp. Phôi "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức in và phát hành.

5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 mục này.

XVIII. ĐIỀU ĐỘNG LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành được điều động tham gia tuyên truyền, cổ động, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy, bảo vệ liên quan đến cháy, nổ; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Việc điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải có quyết định bằng văn bản theo mẫu PC19 Phụ lục 1 Thông tư này; trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời, nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải có quyết định bằng văn bản. Khi điều động bằng lời, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ; đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người, phương tiện cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động.

3. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.

XIX. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và chuyên môn kỹ thuật sau đây:

a. Có nhà xưởng, thiết bị công nghệ đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với cơ sở sản xuất;

b. Trong mỗi lĩnh vực sản xuất phải có cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp;

c. Cán bộ, công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải có đủ năng lực thiết kế sau đây:

a. Chủ nhiệm thiết kế, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phải có đủ năng lực thiết kế xây dựng theo quy định hoặc có trình độ đại học phòng cháy chữa cháy trở lên;

b. Các thành viên trực tiếp thiết kế phải có trình độ đại học chuyên ngành trở lên phù hợp với nhiệm vụ thiết kế đảm nhiệm

XX. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Nội dung kiểm định:

a. Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

b. Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2. Phương thức kiểm định:

a. Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số seri và các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

b. Kiểm tra chủng loại, mẫu mã;

c. Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiền hành kiểm định mẫu không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhung không ít hơn 10 mẫu; trường hợp số lượng phương tiện cần kiểm định dưới 10 thì kiểm định toàn bộ; .

d. Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC2O Phụ lục 1 Thông tư này;

đ. Cấp "Giấy chứng nhận kiểm định" theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu kiểm định theo mẫu PC22 Phụ lục 1 Thông tư này.

3. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

a. Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:

- Đơn đề nghị kiểm định của chủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC 23 Phụ lục 1 Thông tư này;

- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

- Chứng nhận chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.

b. Chủ phương tiện chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

XXI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng Cục Cảnh sát có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Thông tư này.

Tổng Cục trưởng các Tổng cục, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình có nhiệm vụ phối hợp với Tổng Cục Cảnh sát tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Đề nghị Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công An (qua Tổng Cục Cảnh sát) để nghiên cứu hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.

 

 

Lê Thế Tiệm

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC SỐ 2

DANH MỤC CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ KHI VẬN CHUYỂN PHẢI CÓ GIẤY PHÉP
(ban hành kèm theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an)

Số thứ tự

Tên hàng

Số UN (mã số Liên Hợp quốc)

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

1

Acetylene

1001

3

239

2

1,2-Butadien, hạn chế

1010

3

239

3

1,3-Butadien, hạn chế

1010

3

239

4

Hỗn hợp của 1,3-Butadien và hydrocarbon, hạn chế

1010

3

239

5

Butane

1011

3

23

6

1-Butylene

1012

3

23

7

Butylenes hỗn hợp

1012

3

23

8

Trans-2-Butylene

1012

3

23

9

Dichlorodifluoromethane (R21)

1029

3

23

10

1,1-Difluorethane (R152a)

1030

3

23

11

Dimethylamine, anhydrous

1032

3

23

12

Dimethl ether

1033

3

23

13

Chất Etan

1035

3

23

14

Chất Etylamin

1036

3

23

15

Clorua etylic

1037

3

23

16

Ethylene, chất lỏng đông lạnh

1038

3

223

17

Etylic metyla ête

1039

3

23

18

Hợp chất etylen oxit và cacbon dioxyt có etylen oxit từ 9 đến 87%

1041

3

239

19

Hydro ở thể nén

1049

3

23

20

Butila đẳng áp

1055

3

23

21

Hợp chất P1, P2: xem hợp chất methylacetylene và propadiene, cân bằng

1060

3

239

22

Hợp chất Methylacetylene và Propandien, cân bằng

1060

3

239

23

Methylamine, thể khan

1061

3

23

24

Methyl chloride

1063

3

23

25

Dầu khí hóa lỏng

1075

3

23

26

Propylene

1077

3

23

27

Trimethylamine, thể khan

1083

3

23

28

Vinyl bromide, hạn chế

1085

3

239

29

Vinyl chloride, hạn chế và ổn định

1086

3

239

30

Vinyl methyl ether, hạn chế

1087

3

239

31

Acetal

1088

3

33

32

Acetaldehyde

1089

3

33

33

Acetone

1090

3

33

34

Acetone dầu

1091

3

33

35

Acrylonitrile, hạn chế

1093

3+6.1

336

36

Ally bromide

1099

3+6.1

336

37

Ally chloride

1100

3+6

336

38

Amyl axetats

1104

3

30

39

Pentanos

1105

3

30

40

Pentanots

1105

3

33

41

Amylamine (n-amylamine, tert-anylamine)

1106

3+8

339

42

Amylamine (sec-amylamine)

1106

3+8

38

43

Amyl chloride

1107

3

33

44

1-Pentene (n-Amyiene)

1108

3

33

45

Amyl formates

1109

3

30

46

n-Amyl methyl ketone

1110

3

30

47

Amyl mercaptan

1111

3

33

48

Amyl nitrate

1112

3

30

49

Amyl nitrite

1113

3

33

50

Benzene

1114

3

33

51

Butanols

1120

3

33

52

Butyl axetats

1123

3

33

53

n-Butylamine

1125

3+8

338

54

1-Bromobutane

1126

3

33

55

n-Butyl bromide

1126

3

33

56

Chloro butanes

1127

3

33

57

n-Butyl formate

1128

3

33

58

Butyraldehyde

1129

3

33

59

Dầu Long não

1130

3

30

60

Carbon disulphide

1131

3+6.1

336

61

Carbon sulphide

1131

3+6.1

336

62

Các chất dính

1133

3

33

63

Chlorobenzen

1134

3

30

64

Dung dịch phủ

1139

3

33

65

Crotonylene (2-Butyne)

1144

3

339

66

Cyclohexane

1145

3

33

67

Cyclopentane

1146

3

33

68

Decahydronaphthalene

1147

3

30

69

Rượu cồn diacetone, làm tinh bằng hóa học

1148

3

30

70

Rượu cồn diacetone, làm tinh bằng kỹ thuật

1148

3

33

71

Dibutyl ether

1149

3

30

72

1,2-Dichloroethylene

1150

3

33

73

Dichloropentanes

1152

3

30

74

Etylene glycol diethyl ether

1153

3

30

75

Diethylamine

1154

3.8

338

76

Diethyl ether (ethyl ether)

1155

3

33

77

Diethyl ketone

1156

3

33

78

Diisobutyl ketone

1157

3

33

79

Diisopropylamine

1158

3+8

338

80

Diiisopropyl ether

1159

3

33

81

Dung dịch dimethylamine

1160

3+8

338

82

Dimethyl carbonate

1161

3

33

83

Dimethydichlorosilane

1162

4+8

X338

84

Dimethyl sulphide

1164

3

33

85

Dioxane

1165

3

33

86

Dioxolane

1166

3

33

87

Divinyl ether hạn chế

1167

3

33

88

Các chiết xuất hợp chất thơm dạng lỏng Ethanol (Ethyl Rượu cồn) hoặc ethwol (Rượu cồn Ethyl) gồm hơn 70% khối lượng cồn

1169

3

30

89

Phương pháp Ethanol (Dung dịch Rượu cồn Ethyl) chứa trên 24% và dưới 70% lượng cồn

1170

3

30

90

Ethylene glycol monoethyl ether

1171

3

30

91

Ethylene glycol monoethyl ether axetat

1172

3

30

92

Ethyl axetat

1173

3

33

93

Ethyl benzene

1175

3

33

94

Ethyl bocate

1176

3

33

95

Ethylbutyl axetat

1177

3

30

96

2-Ethylbutyraldehyde

1178

3

33

97

Ethyl butylether

1179

3

33

98

Ethyl butyrate

1180

3

30

99

Ethyldichlorosilace

1183

4.3+3+8

X338

100

1,2 Dichloroethane (Ethylene dichlorocide)

1184

3+6.1

336

101

Ethylene glycol monomethyl ether

1188

3

30

102

Ethylene glycol monomethyl ether axetat

1189

3

30

103

Ethyl formate

1190

3

33

104

Ocryl aldehydes (ethyl hexanldehydes)

1191

3

30

105

Ethyl lactate

1192

3

30

106

Ethyl methyl ketone (methyl ethyl ketone)

1193

3

33

107

Giải pháp Ethyl nitrite

1194

3+6.1

336

108

Ethyl propionate

1195

3

33

109

Ethyltrichlorosilane

1196

3+8

X338

110

Chất lỏng dễ hấp thụ

1197

3

30

111

Chất lỏng dễ hấp thụ

1197

3

33

112

Formaldehyde dung dịch, dễ cháy

1198

3+8

38

113

Dầu rượu tạp

1201

3

30

114

Dầu rượu tạp

1201

3

33

115

Dầu Diesel

1202

3

30

116

Khí dầu

1202

3

30

117

Dầu nóng (nhẹ)

1202

3

30

118

Dầu bôi trơn máy

1203

3

33

119

Heptanes

1206

3

33

120

Hexaldehyde

1207

3

30

121

Hexane

1208

3

33

122

Isobutanol

1212

3

30

123

Isobutyl axetat

1213

3

30

124

Isobutylamine

1214

3+8

338

125

Isooctenes

1216

3

33

126

Isoprene, hạn chế

1218

3

339

127

Isopropanol (isopropyl Rượu cồn)

1219

3

33

128

Isopropyl axetat

1220

3

33

129

Isopropylamine

1221

3+8

338

130

Dầu lửa

1223

3

30

131

Xe ton

1224

3

30

132

Xe ton

1224

3

33

133

Hợp chất mercaptans hoặc mercaptan, lỏng, dễ cháy, độc hại

1228

3+6.1

336

134

Hợp chất mercaptans hoặc mercaptan, lỏng, dễ cháy, độc hại

1228

3+6.1

36

135

Mosityl oxide

1229

3

30

136

Methanol

1230

3+6.1

336

137

Methyl axetat

1231

3

33

138

Methylamy axetat

1233

3

30

139

Methylal

1234

3

33

140

Dung dịch methylamine

1235

3+8

338

141

Methylbutyrate

1237

3

33

142

Methyldichlomsilane

1242

4.3+3+8

X338

143

Methyl Formate

1243

3

33

144

Methyl isobutyl ketone

1245

3

33

145

Methyl isobutyl ketone, hạn chế

1246

3

339

146

Methyl methacrylate monomer, hạn chế

1247

3

339

147

Methyl propionate

1248

3

33

148

Methyl propyl ketone

1249

3

33

149

Mothyitrichlorosilme

1250

3+8

X338

150

Octanes

1262

3

33

151

Paraldehyde

1264

3

30

152

Pentanes, lỏng

1265

3

33

153

Các chất sản phẩm có mùi thơm

1266

3

30

154

Các chất sản phẩm có mùi thơm

1266

3

33

155

Dầu thô Petrol

1267

3

33

156

Sản phẩm dầu mỏ

1268

3

33

157

Sản phẩm dầu mỏ

1268

3

30

158

Dầu gỗ thông

1272

3

30

159

n-Propnol

1274

3

30

160

n-Propnol

1274

3

33

161

Propionaldehyde

1275

3

33

162

n-Propyl axetat

1276

3

33

163

Propylamine

1277

3+8

338

164

1-Chloropropane (Pryopyl chloride)

1278

3

33

165

1,2-Dichloropropane

1279

3

33

166

Propylene oxide

1280

3

33

167

Propyl định hình

1281

3

33

168

Pryridine

1282

3

33

169

Dầu rosin

1286

3

30

170

Dầu rosin

1286

3

33

171

Dầu đá phiến sét

1288

3

30

172

Dầu đá phiến sét

1288

3

33

173

Chất thải Nát ri methylate

1289

3+8

338

174

Chất thải Nát ri methylate

1289

3+8

38

175

Tetraethyl silicate

1292

3

30

176

Cồn thuốc, dạng thuốc y tế

1293

3

30

177

Cồn thuốc, dạng thuốc y tế

1293

3

33

178

Toluene

1294

3

33

179

Trichlorosilane

1295

4.3+3+8

X338

180

Triethylamine

1296

3+8

338

181

Trimethylamine, dung dịch

1297

3+8

338

182

Trimethylamine, dung dịch

1297

3+8

38

183

Trimethylchlorosilane

1298

3+8

X338

184

Vinyl axetat, hạn chế

1301

3

339

185

Vinyl ethyl ether, hạn chế

1302

3

339

186

Vinylidene chloride, hạn chế

1303

3

339

187

Vinyl isobutyl ether, hạn chế

1304

3

339

188

Vinyltrichlomsilane, hạn chế

1305

3+8

X338

189

Wood preservatvies, dạng lỏng

1306

3

30

190

Wood presevatvies, dạng lỏng

1306

3

33

191

Xylenes

1307

3

30

192

Xylenes

1307

3

33

193

Ziconium trong chất lỏng dễ cháy

1308

3

33

194

Ziconium trong chất lỏng dễ cháy

1308

3

30

195

Bomeol

1312

4.1

40

196

Calcium resminate

1313

4.1

40

197

Calcium resinate, được hợp nhất

1314

4.1

40

198

Cabalt resinate, dạng kết tủa

1318

4.1

40

199

Ferrocerium

1323

4.1

40

200

Chất rắn dễ cháy, chất hữu cơ

1325

4.1

40

201

Hafnium bột, làm ướt

1326

4.1

40

202

Hexa, methylenetetramine

1328

4.1

40

203

Maganese resinate

1330

4.1

40

204

Metaldehyde

1332

4.1

40

205

Naphthalene thô hoặc tinh khiết

1334

4.1

40

206

Phosphorus không tinh khiết

1338

4.1

40

207

Phosphorus heptasulphide

1339

4.1

40

208

Phosphorus pentasulphide

1340

4.3

423

209

Phosphorus sesquisulphide

1341

4.1

40

210

Phosphorus trisulphide

1343

4.1

40

211

Silicon dạng bột, không tinh khiết

1346

4.1

40

212

Sulphur

1350

4.1

40

213

Titanium dạng bột, làm ướt

1352

4.1

40

214

Ziconium dạng bột hoặc làm ướt

1358

4.1

40

215

Copra

1363

4.2

40

216

Diethyl Kẽm

1366

4.2+4.3

X333

217

p-Nitrosodimethylaniline

1369

4.2

40

218

Dimethyl Kẽm

1370

4.2+4.3

X333

219

Chất xúc tác kim loại, ướt

1378

4.2

40

220

Pentaborane

1380

4.2+6.1

333

221

Phosphorus mầu trắng hoặc mầu vàng, khô

1381

4.2+6.1

46

222

Postassium sulphide, anhydrous

1382

4.2

40

223

Postassium sulphide, anhydrous, với ít hơn 30% nước của crystallisation

1382

4.2

40

224

Nát ri dithionite

(Nát ri hydrosulphite)

1384

4.2

40

225

Nát ri sulphite, anhydrous

1385

4.2

40

226

Nát ri sulphite, với ít hơn 30% nước của crystallisation

1385

4.2

40

227

Amalgam kim loại kiềm

1389

4.3

X423

228

Amides kim loại kiềm

1390

 

 

229

Kim loại kiềm phân tán

1391

4.3+3

X423

230

Chất phân tán kim loại trong lòng đất alkaline

1391

4.3+3

X423

231

Hỗn hợp kim loại trong lòng đất alkaline

1392

4.3

X423

232

Ferrosilicon nhôm dạng bột

1395

4.3+6.1

462

233

Caesium

1407

4.3

X423

234

Ferrsilicon

1408

4.3+6.1

462

235

Lithium

1415

4.3

X423

236

Hợp chất kim loại potasium

1420

4.3

X423

237

Hợp chất kim loại alkali, dạng lỏng

1421

4.3

X423

238

Hợp chất potassium Nát ri

1422

4.3

X423

239

Rubidium

1423

4.3

X423

240

Nát ri

1428

4.3

X423

241

Methylate nát ri

1431

4.2+8

49

242

Zicronium hydrite

1437

4.1

40

243

Acetonitrile (methyl cyanide)

1468

3

33

244

Allyl iodide

1723

3+9

338

245

Amyltrichlorosilane

1728

9

X80

246

Propionyl chloride

1815

3+8

338

247

Silicon tetrafiluoride, dạng nén

1859

6.1+8

268

248

Vinyl filuoride, hạn chế

1860

3

239

249

Ethyl crotonate

1862

3

33

250

Nhiên liệu dùng trong hàng không và động cơ tuabin

1863

3

30

251

Nhiên liệu dùng trong hàng không và động cơ tuabin

1863

3

30

252

Decaborane

1868

4.1+6.1

46

253

Magnesium

1869

4.1

40

254

Hợp chất Magnesium

1869

4.1

40

255

Titanium hydride

1871

4.1

40

256

Methyl chloride và methylene chloride hỗn hợp

1912

3

23

257

Butyl propinates

1914

3

30

258

Cyclohexanone

1915

3

30

259

Ethyl arylate, hạn chế

1917

3

339

260

Isoprobenzene (Cumene)

1918

3

30

261

Methyl acrylate, hạn chế

1919

1

339

262

Nonanes

1920

3

30

263

Propyleneimine, hạn chế

1921

3+6.1

336

264

Pyprrolidine

1922

3+8

331

265

Calcium dithionite

1923

4.2

40

266

Methyl magnesium bromide trong ethyl ether

1928

4.3+3

X323

267

Potasium dithionite

1929

4.2

40

268

Kẽm dithionite

1931

9

90

269

Phế liệu zirconium

1932

4.2

40

270

Dibromodifluoromethane

1941

9

90

271

Khí dạng nén, độc, dễ cháy

1954

3

23

272

Deuterium, dạng nén

1957

3

23

273

1,1-Difluorothylene (R1132a)

1959

3

239

274

Ethane, làm lạnh dạng lỏng

1961

3

223

275

Ethyime, dạng nén

1962

3

23

276

Hỗn hợp khí hydrocabon, nén

1964

3

23

277

Butane (tên thương mại): xem hỗn hợp A, AO1, AO2, AO

1965

3

23

278

Hỗn hợp khí hidrocacbon, hóa lỏng

1965

3

23

279

Miture A, AO1, AO2, AO, AI

BI, B2, B, C: xem hỗn hợp khí hidrocarbon hóa lỏng

1965

3

23

280

Propane (tên thương mại): xem hỗn hợp C

1965

3

23

281

Hydrocarbon, làm lạnh dạng lỏng

1966

3

223

282

IsoButane

1969

3

23

283

Methane, dạng nén

1971

3

23

284

Khí tự nhiên dạng nén

1971

3

23

285

Methane, làm lạnh dạng lỏng

1972

3

223

286

Natund gas, làm lạnh dạng lỏng

1972

3

223

287

Rượu cồn, dễ cháy, chất độc

1986

3+6.1

36

288

Rượu cồn, dễ cháy, chất độc

1986

3+6.1

336

289

Rượu cồn, dễ cháy

1987

3

33

290

Rượu cồn, dễ cháy

1987

3

30

291

Aldehyde, dễ cháy, chất độc

1988

3+6.1

336

292

Aldehyde, dễ cháy, chất độc

1988

3+6.1

36

293

Aldehyde, dễ cháy

1989

3

33

294

Aldehyde, dễ cháy

1989

3

30

295

Benzldehyde

1990

9

90

296

Chloroprene, hạn chế

1991

3+6.1

336

297

Chất lỏng dễ cháy, chất độc

1992

3+6.1

336

298

Chất lỏng dễ cháy, chất độc

1992

3+6.1

36

299

Chất lỏng dễ cháy

1993

3

33

300

Chất lỏng dễ cháy

1993

3

30

301

Cobalt naphthenates, dạng bột

2001

4.1

40

302

Alkyl kim loại, có thể kết hợp với nước hoặc aryls kim loại, có thể kết hợp với nước

2003

4.2+4.3

X333

303

Magnesium diamide

2004

4.2

40

304

Magnesium diphenyl

2005

4.2+4.3

X333

305

Zirconium dạng bột, khô

2008

4.2

40

306

Hỗn hợp Hydrogen và methane, dạng nén

2034

3

23

307

1,1.1-Trifluoroethane (R 143a)

2035

3

23

308

2,2-Dimethylpropane

2044

3

23

309

Isobutyraldehyde

2045

3

33

310

Cymnes (o-, m-, p-) (Methyl isopropyl benzenes)

2046

3

30

311

Dichloropropenes

2047

3

30

312

Dichloropropenes

2047

3

33

313

Dicyclopentadine

2048

3

30

314

Diethylbenzenes (o-, m, p-)

2049

3

30

315

Diisobutylene, isomeric hợp chất

2050

3

33

316

Dipentene

2052

3

30

317

Methyl isobutyl carbinol

2053

3

30

318

Morpholine

2054

3

30

319

Styrene monomer, hạn chế (Vinilbenzene)

2055

3

39

320

Tetrahydrofuran

2056

3

33

321

Tripropylene

2057

3

30

322

Tripropylene

2057

3

33

323

Valeraldehyde

2058

3

33

324

Nitrocellulose dung dịch, dễ cháy

2059

3

30

325

Nitrocellulose dung dịch, dễ cháy

2059

3

33

326

Propadiene, hạn chế

2200

3

239

327

Silane, dạng nén

2203

3

23

328

Maneb

2210

4.2+4.3

40

329

Chất điều chế Maneb

2210

4.2+4.3

40

330

Hạt Polymeric được làm nở

2211

 

90

331

Parafomaldehyde

2213

4.1

40

332

Allyl glycidyl ether

2219

3

30

333

Anisole (phmyl methyl ether)

2222

3

30

334

n-Butyl methacrylate, hạn chế

2227

3

39

335

Chlorobenzotifluorides (o-, m-, p-)

2234

3

30

336

Chlorotoluenes (o-, m, p-)

2238

3

30

337

Cycloheptane

2241

3

33

338

Cycloheptane

2242

3

33

339

Cyclohexyl axetat

2243

3

30

340

Cyclopentanol

2244

3

30

341

Cyclopentanone

2245

3

30

342

Cyclopentene

2246

3

33

343

n-Deccane

2247

3

30

344

2,5-Norbomadiene

(Dicycloheptadiene)

2251

3

339

345

1,2-Dimethoxyethne

2252

3

33

346

Cyclohexene

2256

3

33

347

Potassium

2257

4.3

X423

348

Tripropylamine

2260

3+9

39

349

Dimethylcyclohexanes

2263

3

33

350

N,N-Dimethylfomamide

2265

3

30

351

Dimethy-N-Propylamine

2266

3+8

338

352

3,3-iminodipropylamine

2269

8

50

353

Ethylamin dung dịch

2270

3+8

338

354

Ethyl amil Xe ton

2271

3

30

355

N-Ethyl-N-benzeyianiline

2274

6.1

60

356

2-Ethylbutanol

2275

3

30

357

2-Ethylhexylamine

2276

3+8

38

358

Ethyl methacrylate

2277

3

339

359

n-Heptene

2278

3

33

360

Hexanols

2282

3

30

361

Isobutyl methacrylate, hạn chế

2283

3

39

362

Isobutyronitrile

2284

3+6.1

336

363

Pentamethylheptane (isododecane)

2286

3

30

364

Isoheptene

2287

3

33

365

Isobexene

2288

3

33

366

4.Methoxy-4-methylpentan-2-one

2293

3

30

367

Mothylcyclohome

2296

3

33

368

Mothylcyclohexanones

2297

3

30

369

Methylcyclopentane

2298

3

33

370

2-Methylheran

2301

3

33

371

5-Methylhexan-2-one

2302

3

30

372

Isopropenylbenzene

2303

3

30

373

Naphthalene, dạng chảy

2304

4.1

44

374

Niitrobenzotriflurides

2306

6.1

60

375

Các chất metallic có thể kết hợp với nước

2308

4.3

423

376

Octadiene

2309

3

33

377

Pentan-2,4-dione

2310

3+6.1

36

378

Isopetenes

2311

3

33

379

Picolines

2313

3

30

380

Polychlorinated biphenyls

2315

9

90

381

Natri hydrosulphide hydrated

2318

4.2

40

382

Terpene hydrocarbons

2319

3

30

383

Triethyl phosphite

2323

3

30

384

Triisobutylene (isbutylene trimer)

2324

3

30

385

1,3,5-trimethyliylbenzene

2325

3

30

386

Trimethyl phosphite

2329

3

30

387

Undecane

2330

3

30

388

Acetaldehyde oxime

2332

3

30

389

Allyl axetat

2333

3+6.1

336

390

Allyl ethyl ether

2335

3+6.1

336

391

Allyl fomate

2336

3+6.1

336

392

2-Broniobutane

2339

3

33

393

Beenzotrifluoride

2339

3

33

394

2-Bromethyl ethel ether

2340

3

33

395

1-Bromo-3-methylbutane

2341

3

30

396

Bromomethylpropanes

2342

3

33

397

2-Bromopentane

2343

3

33

398

Bromopropanes

2344

3

33

399

Bromopropanes

2344

3

30

400

3-Bromopropyne

2345

3

33

401

Butanedione (diacetyl)

2346

3

33

402

Butyl mercaptan

2347

3

33

403

Butyl acrylates, hạn chế

2348

3

39

404

Butyl methyl ether

2350

3

33

405

Butyl nitrites

2351

3

33

406

Butyl nitrites

2351

3

30

407

Butyl vinyl ether, hạn chế

2352

 

339

408

Butyryl chloride

2353

3+8

338

409

Chloromethyl ethyl ether

2354

3+6.1

336

410

2-chloopropane

2356

3

33

411

Cyclooctatetraene

2358

3

33

412

Diallylamine

2359

3+8+6.1

338

413

Diallyl ether

2360

3+6.1

336

414

Diisobutylamine

2361

3+8

38

415

1,1-Dichloroethane (Ethylidene chloride)

2362

3

33

416

Ethyl mercaptan

2363

3

33

417

n-Propylbenzen

2364

3

30

418

Diethyl carbonate (Ethyl carbonate)

2366

3

30

419

Alpha-Methylvaleraldehyde

2367

3

33

420

Alpha-Pinene

2368

3

30

421

1-Hexene

2370

3

33

422

1,2.Di-(dimethylamino) ethane

2372

1

33

423

Diethoxymethane

2373

3

33

424

3,3-Diethoxypropene

2374

3

33

425

Diethyl sulphide

2375

3

33

426

2,3-Dihydropyran

2376

3

33

427

1,1-Dimethoxyethane

2377

3

33

428

2-Dimethylaminoacetonitrile

2378

3+6.1

336

429

1,3-Dimethylbutylamine

2379

3+8

338

430

Dimethyidiethoxysilane

2380

3

33

431

Dimethyl disulphide

2381

3

33

432

Dipropylamine

2383

3+8

338

433

Ethyl isobutyrate

2385

3

33

434

Fluorobenzene

2387

3

33

435

Fluorotoluenes

2388

3

33

436

Furan

2389

3

33

437

2-lodobutane

2390

3

33

438

Iodomethylpropanes

2391

3

33

439

Iodopropanes

2392

3

30

440

Isobutyl formate

2393

3

33

441

Di-n-propyl ether

2394

3

33

442

Isobutyl propionate

2394

3

33

443

Isobutyryl chloride

2395

3+8

338

444

I-Ethylpiperidine

2396

3+8

338

445

Methacrylaldehyde, hạn chế

2396

3+6.1

336

446

3-Methybutan-2-one

2397

3

33

447

Methyl tert-butyl ether

2398

3

33

448

I-Methylpiperidine

2399

3+8

338

449

Methyl isovalerate

2400

3

33

450

Propannethiols (propyl mercaptans)

2402

3

33

451

Isopropenyl axetat

2403

3

33

452

Propionitrile

2404

3+6.1

336

453

Isopropyl butyrate

2405

3

30

454

Isopropyl isobutyrate

2406

3

33

455

Isopropyl propionate

2409

3

33

456

1,2,3,6-Tetrahydropyridine

2410

3

33

457

Butyronitrile

2411

3+6.1

336

458

Tetrahydrothiophene (thiolanne)

2412

3

33

459

Tetrapropyl orthotitanate

2413

3

30

460

Thiophene

2414

3

33

461

Trimethyl borate

2416

3

33

462

Bromotrifluoroethylene

2419

3

23

463

Thioacetic acid

2436

3

33

464

Stannic chloride pentahydrate

2440

9

50

465

Lithium alkyls

2445

4.2+4.3

X333

466

Phosphorus, mầu trắng hoặc mầu vàng dạng chảy

2447

4.1

44

467

Sunphur, dạng chảy

2448

4.1

44

468

Nitrogen trifluoride, dạng nén

2451

2+05

25

469

Ethylacetylene, hạn chế

2452

3

239

470

Ethyl fluoride (R161)

2453

3

23

471

Methyl fluoride (R41)

2454

3

23

472

2-Chloropropene

2456

3

23

473

2,3-Dinethylbutane

2457

3

23

474

Hexadiene

2458

3

23

475

2-Methyl-1-butene

2459

3

23

476

2-Methyl-1-butene

2460

3

23

477

Methylpentadiene

2461

3

23

478

Isocyanatesofisocyanate dung dịch, dễ cháy, chất độc

2478

3+6.1

336

479

Isocyanatesofisocyanate dung dịch, dễ cháy, chất độc

2478

3+6.1

36

480

Isopropyl isocyanate

2483

3+6.1

336

481

Hexmethyleneimine

2493

3+8

338

482

1,2,3,6-Tatrahydrobenzaldehyde

2498

3

30

483

Bromobenzenet

2514

3

30

484

I-Chloro-1, 1-difluorethane (R 142b)

2517

3

23

485

Cyclooctadines

2520

3

30

486

Ethyl orthoformate

2524

3

30

487

Furfurylamine

2526

3+8

38

488

Isobutyl acrylate, hạn chế

2527

3

39

489

Isobutyl isobutyrate

2528

3

30

490

Isobutyric acid

2529

3+8

38

491

Isobutyric anhydride

2530

3+8

38

492

4-Methylmorpholine

2535

3+8

338

493

Methyltetrahydrofuran

2536

3

33

494

Nitronaphthalete

2538

4.1

40

495

Terpinolene

2541

3

30

496

Hafnium dạng bột, khô

2545

4.2

40

497

Titanium dạng bột, khô

2546

4.2

40

498

Methylallyl chloride

2554

3

33

499

2-Methylpentan-2-ol

2560

3

30

500

3-Methyl-1-butene

(Isopropylethylene)

2561

3

33

501

Asbestos mầu trắng (Actinolite, Anthophyllite, Chrysotile hoặc Tremolite)

2590

9

90

502

Cyclobutane

2601

3

23

503

Cycloheptatriene

2603

3+6.1

336

504

Methoxymethyl isocyanate

2605

3+6.1

336

505

Acrolein, dimer, được làm ổn định

2607

3

39

506

Nitropropanes

2608

3

30

507

Triallylamine

2610

3+8

38

508

Methyl propyl ether

2612

3

33

509

Rượu cồn Methalyl

2614

3

30

510

Ethyl propil ether

2615

3

33

511

Triisopropyl borate

2616

3

30

512

Triisopropyl borate

2616

3

33

513

Methylcycloxanols

2617

3

30

514

Viniltoluene, hạn chế (o-, m-, p-)

2618

3

39

515

Amyl butyrates

2620

3

30

516

Acetyl methyl carbinol

2621

3

30

517

Glycidaldehyde

2622

3+6.1

336

518

Magnesium cilicide

2624

4.3

423

519

Diethylaminopropylamine

2684

3+8

38

520

Dicyclohexylamonium nitrite

2687

4.1

40

521

Dimithyldioxanes

2707

3

30

522

Dimithyldioxanes

2707

3

33

523

Butylbenzenes

2709

3

30

524

Resinate kẽm

2714

4.1

40

525

Resinate nhôm

2715

4.1

40

526

Camphor, synthetic

2717

4.1

40

527

Aminesorpolyamines, dễ cháy, ăn mòn

2733

3+8

338

528

Aminesorpolyamines, dễ cháy, ăn mòn

2733

3+8

38

529

Tetramethylsilane

2749

3

33

530

1,2-Epoxy-3-ethoxypropane

2752

3

30

531

Lithium hydride, chất rắn được hợp nhất

2805

4.3

423

532

Chất rắn có thể kết hợp với nước

2813

4.3

423

533

Lithium ferrosilicon

2830

4.3

423

534

Hydride Natri nhôm

2835

4.3

423

535

Vinil butyrate, hạn chế

2838

3

339

536

Butyraidoxime

2840

3

30

537

Di-n-amylamine

2841

3+6.1

36

538

Nitroethane

2842

3

30

539

Calcium manganenes silicon

2844

4.3

423

540

Pyrophoric dạng lỏng, chất hữu cơ

2845

4.2

333

541

Propylene tetramer

2850

3

30

542

Borohydride nhôm

2870

4.2+4.3

X333

543

Titanium xốp, dạng bột hoặc hạt nhỏ

2878

4.1

40

544

Metal catalyst khô

2881

4.2

40

545

Chất lỏng ăn mòn dễ cháy

2924

3+8

338

546

Chất lỏng ăn mòn dễ cháy

2924

3+9

38

547

Chất rắn ăn mòn, dễ cháy, chất hữu cơ

2925

4.1+8

48

548

Chất rắn ăn mòn, dễ cháy, chất hữu cơ

2926

4.1+6.1

46

549

Methyl 2-chloropionate

2933

3

30

550

Isopropil 2-chloropropionate

2934

3

30

551

Ethyl 2-chloropropionate

2935

3

30

552

9-Phosphabicyclononanes

(cyclooctadine phosphines)

2940

4.2

40

553

Tetrahydrofurfurylamine

2943

3

30

554

N-Methylbutylamine

2945

3+8

338

555

Isopropyl chloroaxetat

2947

3

30

556

Magnesium hạt nhỏ, dạng màng

2950

4.3

423

557

Boron trifluoride dimethyl etherate

2965

4.3+3+8

382

558

Maneb chất điều chế, được làm ổn định

2968

4.3

423

559

Maneb ổn định

2968

4.3

423

560

Ethylene oxide và propylene hỗn hợp

2983

3+6.1

336

561

Clorosilane, dễ cháy, ăn mòn

2985

3+8

339

562

Clorosilane, ăn mòn, dễ cháy

2986

9+3

X83

563

Clorosilane, có thể kết hợp với nước, dễ cháy, ăn mòn

2988

4.3+3+8

X339

564

Chì, phosphite, dibasic

2989

4.1

40

565

Hợp chất alkyl và kim loại, kết hợp được với nước, hoặc hợp chất aryl và kim loại, kết hợp được với nước

3049

4.2+4.3

X333

566

Hợp chất alkyl và kim loại, kết hợp được với nước, hoặc hợp chất aryl và kim loại, kết hợp được với nước

3050

4.2+4.3

X333

567

Nhôm alkyls

3051

4.2+4.3

X333

568

Nhôm alkyl hợp chất

3052

4.2+4.3

X333

569

Magnesium alkyls

3053

4.2+4.3

X333

570

Cyclohexyl mercaptan

3054

3

30

571

Nhôm alkyl hydrides

3076

4.2+4.3

X333

572

Các chất rắn gây nguy hiểm đến môi trường

3077

9

90

573

Cerium

3078

4.3

423

574

Metharylonitrile, hạn chế

3079

3+6.1

336

575

Chất rắn có thể tự cháy, chất hữu cơ

3088

4.2

40

576

Kim loại dạng bột, dễ cháy

3089

4.1

40

577

1-Methoxy-2-propanol

3092

3

30

578

Chất ăn mòn chất rắn, tự cháy

3095

9+4.2

884

579

Chất ăn mòn chất rắn, dễ cháy, chất hữu cơ

3126

4.2+9

48

580

Chất ăn mòn chất rắn, dễ cháy, chất hữu cơ

3128

4.2+6.1

46

581

Chất ăn mòn dạng lỏng, có thể kết hợp với nước

3129

4.3+8

382

582

Chất ăn mòn dạng lỏng, có thể kết hợp với nước

3129

4.3+8

X382

583

Chất độc dạng lỏng, có thể kết hợp với nước

3130

4.3+6.1

X362

584

Chất lỏng ăn mòn, có thể kết hợp với nước độc

3130

4.3+6.1

362

585

Chất rắn ăn mòn có thể kết hợp với nước ăn mòn

3131

4.3+8

482

586

Chất độc rắn, có thể kết hợp với nước

3134

4.3+6.1

462

587

Ethylene, acetylene và propylene hỗn hợp, làm lạnh dạng lỏng

3138

3

223

588

Chất lỏng có thể kết hợp với nước

3148

4.3

X323

589

Chất lỏng có thể kết hợp với nước

3148

4.3

323

590

Perfluoromrthylvinyl ether

3153

3

23

591

Perfuoethylvinyl ether

3154

3

23

592

Khí làm lỏng, dễ cháy

3161

3

23

593

Titanium disulphide

3174

4.2

40

594

Chất rắn chứa chất lỏng dễ cháy

3175

4.1

40

595

Chất rắn dễ cháy, nấu chảy

3176

4.1

44

596

Chất rắn dễ cháy, chất vô cơ

3178

4.1

40

597

Chất rắn dễ cháy, độc, chất vô cơ

3179

4.1+6.1

46

598

Chất rắn dễ cháy, ăn mòn, chất vô cơ

3180

4.1+8

48

599

Muối kim loại của hợp chất hữu cơ dễ cháy

3181

4.1

40

600

Metal hydrides, dễ cháy

3182

4.1

40

601

Chất lỏng tự cháy, chất hữu cơ

3183

4.2

30

602

Chất lỏng tự cháy, độc, chất hữu cơ

3184

4.2+6.1

36

603

Chất lỏng tự cháy, ăn mòn, chất hữu cơ

3185

4.2+8

38

604

Chất lỏng tự cháy, chất vô cơ

3186

4.2

30

605

Chất lỏng tự cháy, độc, chất vô cơ

3187

4.2+6.1

36

606

Chất lỏng tự cháy, ăn mòn chất vô cơ

3188

4.2+8

38

607

Kim loại dạng bột, tự cháy

3189

4.2

40

608

Chất rắn tự cháy, chất vô cơ

3190

4.2

40

609

Chất rắn tự cháy, chất độc, chất vô cơ

3191

4.2+6.1

46

610

Chất rắn tự cháy, ăn mòn, chất vô cơ

3192

4.2+8

48

611

Pyrophoric dạng lỏng, chất vô cơ

3194

4.2

333

612

Pyrophoric orgnometallic hợp chất, có thể kết hợp với nước

3203

4.2+4.3

X333

613

Cồn có chứa kim loại kiềm trong lòng đất

3205

4.2

40

614

Cồn kim loại kiềm

3206

4.2+8

48

615

Hợp chất organometalic hoặc dung dịch hoặc chất phân tán, kết hợp được với nước, dễ cháy

3207

4.3+3

X323

616

Hợp chất organometalic hoặc dung dịch hoặc chất phân tán, kết hợp được với nước, dễ cháy

3207

4.3+3

323

617

Các chất kim loại có thể kết hợp với nước tự cháy

3209

4.3+4.2

423

618

Thuốc dạng lỏng, dễ cháy, chất độc

3248

3+6.1

336

619

Thuốc dạng lỏng, dễ cháy, chất độc

3248

3+6.1

36

620

Difluoromethane

3252

3

23

621

Chất lỏng nhiệt độ cao dễ cháy

3256

3

30

622

Chất lỏng nhiệt độ cao dễ cháy

3257

9

99

623

Chất rắn nhiệt độ cao dễ cháy

3258

9

99

624

Ethers

3271

3

30

625

Ethers

3271

3

33

626

Ethers

3272

3

33

627

Ethers

3272

3

33

628

Nitrles dễ cháy, chất độc

3273

3+6.1

336

629

Alcholates dung dịch

3274

3+9

338

630

Chất lỏng dễ cháy, độc, ăn mòn

3286

3+6.1+8

368

631

Hydrocarbons, dạng lỏng

3295

3

33

632

Hydrocarbons, dạng lỏng

3295

3

30

633

Mercaptans, dạng lỏng, dễ cháy hoặc mercapptan hỗn hợp dạng lỏng, dễ cháy

3336

3

33

634

Mercaptans, dạng lỏng, dễ cháy hoặc mercapptan hỗn hợp dạng lỏng, dễ cháy

3336

3

30

635

Thiourea dioxide

3341

4.2

40

636

Xanthates

3342

4.2

40

 

PHỤ LỤC 1

QUY CÁCH CÁC BIỂU MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an)

 

BỘ CÔNG AN
-----

Số:……/TD-PCCC (…)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC1

BH theo Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
Xét hồ sơ và văn bản đề nghị thẩm duyệt về PCCC số………ngày……/…../….. của:………………

Người đại diện là ông/bà:………………………………..Chức danh:...................................................

(1)................................................................................................................................................

CHỨNG NHẬN:

(2)................................................................................................................................................

Địa điểm:......................................................................................................................................

Chủ đầu tư/chủ phương tiện:.........................................................................................................

Đơn vị lập dự án/thiết kế:..............................................................................................................

Đã được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy các nội dung sau:..................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

………………………………………………………………………. theo các tài liệu, bản vẽ ghi ở trang 2.

Các yêu cầu kèm theo: (3) ............................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

 

 

………,ngày……tháng .........năm 20......
(4)…………………………………………..
(Ký tên, đóng dấu)

 

Nơi nhận:
………………..
………………..
………………..
____________

(1) Tên cơ quan Cảnh sát PCCC cấp giấy.
(2) Tên dự án, công trình, hạng mục công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới.
(3) Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện phải thực hiện tiếp.
(4) Chức danh người ký giấy.

 

 

DANH MỤC

TÀI LIỆU, BẢN VẼ ĐÃ ĐƯỢC THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

SỐ TT

TÊN TÀI LIỆU, BẢN VẼ

KÝ HIỆU

GHI CHÚ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu PC2
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

MẪU DẤU THẨM DUYỆT

VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Mẫu A: Dành cho Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy

Quy cách mẫu A:

- Chất liệu:

Kim loại, gỗ…;

- Kích thước:

Chiều dài: 70mm; Chiều rộng: 40mm;

- Khung viền:

Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt;

- Kiểu chữ:

Bộ Công an: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In hoa, In đậm;

Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 8, In hoa, In đậm;

Đã thẩm duyệt: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 13, In hoa, In đậm;

Về phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In hoa, In đậm;

Số: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In thường;

Dấu chấm: Để co 9, Kiểu VnTime.

Mẫu B: Dành cho Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Quy cách mẫu B:

- Chất liệu:

Kim loại, gỗ…;

- Kích thước:

Chiều dài: 70mm; Chiều rộng: 40mm;

- Khung viền:

Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt;

- Kiểu chữ:

Công an: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 9, In hoa, In đậm;

Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 7,5, In hoa, In đậm;

Đã thẩm duyệt: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 13, In hoa, In đậm;

Về Phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In hoa, In đậm;

Số: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In thường;

Dấu chấm: Để co 9, Kiểu VnTime.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC3

BH theo Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

(1)..................................................................................................................................

Hồi………giờ…..ngày……..tháng……..năm………., tại......................................................

......................................................................................................................................

Địa chỉ:...........................................................................................................................

......................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Đã tiến hành kiểm tra.......................................................................................................

......................................................................................................................................

đối với............................................................................................................................

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:

(2)..................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

_________________

(1) Ghi nội dung kiểm tra về vấn đề gì.

(2) (Ghi phần trình bày của cơ sở, phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nội dung kiểm tra của từng vấn đề, xét đánh giá và kiến nghị kết luận).

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Biên bản lập xong hồi…….giờ……..phút, ngày……..tháng……..năm……….., gồm…….trang được lập thành…….bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã được đọc lại cho mọi người nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.

 

ĐẠI DIỆN
CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN
ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN
ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

BỘ CÔNG AN
-----

Số:……/ĐK-PCCC (…)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC4

BH theo Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;

Xét hồ sơ đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC” của ông/bà:..................................

…………………………………………………. Chức vụ:.......................................................................

đại diện cho:.................................................................................................................................

và biên bản kiểm tra các điều kiện về phòng cháy chữa cháy của....................................................

lập ngày……..tháng…….năm……..

(1)................................................................................................................................................

CHỨNG NHẬN:

(2)................................................................................................................................................

Thuộc...........................................................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................................

Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận này có đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật để:................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

 

Đồng thời ông/bà:………………………………………………có trách nhiệm duy trì liên tục điều kiện về PCCC đã chứng nhận của………………………………………. trong suốt quá trình hoạt động.

 

 

………ngày……tháng……năm………
(3)……………………………………….
(Ký tên, đóng dấu)

 

_________________

(1) Tên cơ quan Cảnh sát PCCC cấp giấy.

(2) Tên cơ sở hoặc phương tiện giao thông cơ giới.

(3) Chức danh người ký giấy.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Mẫu PC5

BH theo Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Kính gửi: ………………………………………………………

Tôi là:………………………………………Chức vụ:....................................................................

CMND/hộ chiếu số:………………………do……………………………. cấp ngày……./……/..........

là đại diện cho:.....................................................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………Fax:...........................................................................

Quyết định thành lập doanh nghiệp số…………………………….ngày……tháng……năm............

Đăng ký kinh doanh số……………….....ngày……tháng……năm……..tại..................................

Số tài khoản:………………………………tại ngân hàng:............................................................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy”

Cho:......................................................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................................

Để:........................................................................................................................................

Tôi cam kết thực hiện, bảo đảm và duy trì liên tục các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định như đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy xác nhận; đồng thời có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Quý cơ quan biết về những thay đổi có liên quan đến điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận.

 

 

..........,ngày…….tháng……..năm……
…………………………………………
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu PC6
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

BẢNG THỐNG KÊ

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

SỐ THỨ TỰ

TÊN PHƯƠNG TIỆN

CHỦNG LOẠI VÀ KÝ HIỆU

SỐ LƯỢNG

NƠI BỐ TRÍ, LẮP ĐẶT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………., ngày…… tháng…… năm……
……………………………………………….
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

BỘ CÔNG AN
-----

Số:…/VC-PCCC (…..)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC7

BH theo Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

GIẤY PHÉP

VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Có giá trị đến hết ngày…… tháng…… năm……)

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
Theo đề nghị của:………………………………………………………………..

(1)………………………………………CHO PHÉP:

Phương tiện:……………………………….Số BKS:...........................................................................

Chủ phương tiện:..........................................................................................................................

Đại diện là ông/bà:…………………………Chức danh:......................................................................

CMND/hộ chiếu số:………………………do:…………… cấp ngày:.....................................................

Được phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang 2, đồng thời chủ phương tiện, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm duy trì các điều kiện về PCCC của phương tiện và chấp hành đầy đủ các quy định về PCCC trong suốt quá trình vận chuyển.

 

 

…….,ngày…….tháng………năm…...
(2)………………………………………
 (Ký tên, đóng dấu)

 

Chú ý:

- Người điều khiển, người chỉ huy, người làm việc trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và phải xuất trình khi có thẩm quyền yêu cầu.

- Giấy phép này phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát.

- Sau khi hoàn thành việc vận chuyển phải nộp lại giấy phép cho cơ quan cấp.

- Không để phương tiện chở chất hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở nơi tập trung đông người.

- Khi cần nghỉ lại đêm trên đường phải báo cho cơ quan công an sở tại biết.

_____________________________

(1) Tên cơ quan Cảnh sát PCCC cấp giấy.

(2) Chức danh người cấp giấy.

 

 

DANH MỤC

CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN

SỐ TT

TÊN CHẤT, HÀNG

KÝ HIỆU

LOẠI

GHI GHÚ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu PC7A
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

MẪU BIỂU TRƯNG CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

Mặt trước

Mặt sau

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

1. Khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện phải dán biểu trưng “Chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ” trên kính chắn gió phía trước của phương tiện. Hết thời hạn cho phép vận chuyển phải nộp biểu trưng này cho cơ quan cấp.

2. Chỉ được chở loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi trong giấy phép.

3. Ngoài chủ phương tiện, người điều khiển, người áp tải hàng, không được chở người và hàng hóa khác.

4. Phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

5. Phải duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn và phòng cháy chữa cháy của phương tiện trong suốt thời gian được phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

6. Có giá trị đến ngày…… tháng…… năm……

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC8
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT,
HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

Kính gửi: ………………………………………………………….

Tên chủ phương tiện:.........................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………………… Fax:..........................................................

Quyết định thành lập doanh nghiệp số…………………… ngày…… tháng…… năm.................

Đăng ký kinh doanh số…………………………………….. ngày…… tháng…… năm.................

tại.....................................................................................................................................

Số tài khoản:……………………………. tại ngân hàng:..........................................................

Họ tên người đại diện pháp luật:………………………………….. Chức danh:..........................

CMND/hộ chiếu số:……………………………… do:…………………… cấp ngày……/……/.......

Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................................

 

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ” cho phương tiện: …………………………………………………….. BKS:............................................................. được vận chuyển số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ (ghi tại trang 2).

Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

 

 

…………., ngày…… tháng…… năm……
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký tên, đóng dấu)

 

DANH MỤC

CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY NỔ XIN PHÉP VẬN CHUYỂN

SỐ THỨ TỰ

TÊN CHẤT, HÀNG

KÝ HIỆU

LOẠI

GHI CHÚ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……………
(1)…………
Số:……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC9
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

BIÊN BẢN VI PHẠM

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Hôm nay hồi ……..giờ ……….phút, ngày…… tháng…… năm……… tại:...............................

.........................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Lập biên bản vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy đối với........................................

.........................................................................................................................................

Địa chỉ hoặc đơn vị công tác:.............................................................................................

CMND/hộ chiếu số:…………………… do………………………… Cấp ngày …../……/..............

Nội dung vi phạm:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Yêu cầu:............................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Biên bản lập xong hồi ……giờ …… cùng ngày, được lập thành …… bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã được đọc lại cho mọi người nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.

 

BÊN VI PHẠM
(Ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Nếu có)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ghi rõ họ tên)

 

____________

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người lập biên bản.

 

……………
(1)…………
Số:……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC10
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

……….., ngày…… tháng…… năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG

(2)……………………………………………………………………..

- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;

- Căn cứ biên bản vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy lập ngày …… tháng …… năm ……….;

- Xét.....................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm đình hoạt động:.................................................................................................

............................................................................................................................................

trong thời gian ……… ngày, kể từ ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm...........................

đến ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm…………

Điều 2. Ông/bà:…………………………………………. là...........................................................

có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2
- ……………………
- ……………………
- Lưu ………………

(2)……………………………………
(Ký tên, đóng dấu)

 

____________________

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.

(2) Chức danh người ký quyết định.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC11
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

GIA HẠN TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG

Kính gửi: …………………………………………………………………….

Đơn vị/cá nhân:..................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………………… Fax:..........................................................

Họ tên người đại diện pháp luật:.........................................................................................

Chức danh:........................................................................................................................

CMND/hộ chiếu số: ……………………… do:…………………… cấp ngày……/……/................

Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................................

Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ số………………………, ngày ……… tháng ……… năm ……….. của……………………….

Hiện tại:.............................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét gia hạn tạm đình chỉ hoạt động đối với..................................

.........................................................................................................................................

………………………………….. từ……….. giờ……….. ngày……… tháng………. năm..............

đến từ……….. giờ……….. ngày……… tháng………. năm…………..

Tôi xin cam đoan những điều nêu trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật/.

 

 

…………., ngày…… tháng…… năm……
………………………………………
(Ký tên, đóng dấu)

 

……………
(1)…………
Số:……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC12
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

……….., ngày…… tháng…… năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

GIA HẠN TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG

(2)……………………………………………………………………..

- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;

- Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số...........................................................

ngày……. tháng…… năm…… của..............................................................................

- Căn cứ biên bản kiểm tra của…………………………………………. lập ngày……/……/. ;

- Xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy chữa cháy của……………………………… tại................................................................................
hiện vẫn chưa khắc phục được.

- Xét đơn đề nghị gia hạn tạm đình chỉ của..........................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động:..............................................................................

.........................................................................................................................................

……………………………………………… kể từ ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm..

đến ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm…………

Điều 2. Ông/bà:…………………………………………. là.........................................................
có trách nhiệm thi hành ngay Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2
- ……………………
- ……………………
- Lưu ………………

(2)……………………………………
(Ký tên, đóng dấu)

 

____________________

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.

(2) Chức danh người ký quyết định.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC13
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CHO PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG

Kính gửi: …………………………………………………………………….

Đơn vị/cá nhân...................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………………… Fax:..........................................................

Họ tên người đại diện pháp luật:.........................................................................................

Chức danh:........................................................................................................................

CMND/hộ chiếu số: ………………………… do:………………………… cấp ngày……/……/......

Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................................

Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ số ………………………, ngày ……… tháng ……… năm ……….. của………………………

Hiện tại:.............................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét cho phục hồi hoạt động đối với.............................................

.........................................................................................................................................

kể từ……….. giờ……….. ngày……… tháng………. :năm …………..

Tôi xin cam đoan những điều nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật/.

 

 

…………., ngày…… tháng…… năm……
………………………………………
(Ký tên, đóng dấu)

 

……………
(1)…………
Số:……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC14
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

……….., ngày…… tháng…… năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG

(2)……………………………………………………………………..

- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;

- Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số………………………………, ngày……./……/......

của...........................................................................................................................

- Căn cứ biên bản kiểm tra của..............................................................................................
lập ngày……/……/……………….;

- Xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy chữa cháy của……………………………… hiện đã được khắc phục.

- Xét đơn đề nghị phục hồi hoạt động của...........................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phục hồi hoạt động:...............................................................................................

thuộc ................................................................................................................................

kể từ ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm …………

Điều 2. Ông/bà:…………………………………………. Chức danh:..........................................
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2
- ……………………
- ……………………
- Lưu ………………

(2)……………………………………
(Ký tên, đóng dấu)

 

____________________

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.

(2) Chức danh người ký quyết định.

 

……………
(1)…………
Số:……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC15
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

……….., ngày…… tháng…… năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG

(2)……………………………………………………………………..

- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;

- Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số……………………………, ngày……./……/.........

của...........................................................................................................................

- Căn cứ biên bản kiểm tra của................................................................................... lập ngày…… tháng…… năm……… thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy chữa cháy của 
tại ……………………………… hiện vẫn chưa được khắc phục.

- Xét………………………………………………………………………….. sau khi đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động nhưng không khắc phục/không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ hoạt động:...................................................................................................

kể từ ……giờ …….ngày …….tháng ……...năm …………

Điều 2. Ông/bà:…………………………………………. là...........................................................
có trách nhiệm thi hành ngay Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2
- ……………………
- ……………………
- Lưu ………………

(2)……………………………………
(Ký tên, đóng dấu)

 

____________________

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.

(2) Chức danh người ký quyết định.

 

 

Mẫu PC16
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

.......................................................................................

.......................................................................................

 

(1)

 

Loại: (2)

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

(3).....................................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:.........................................................................................................................

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp: ....................................................................................

 

(1)

 

Loại: (2)

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

(3).....................................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:.........................................................................................................................

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:.....................................................................................

 

……, ngày…/…/……
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(4)…………………………
(Ký tên, đóng dấu)

……, ngày…/…/……
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP TRÊN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ
(5)…………………………
(Ký tên, đóng dấu)

……, ngày…/…/……
CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
(6)…………………………
(Ghi rõ họ tên)

 

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY

I. Vị trí địa lý:(7)

.........................................................................................................................................

II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(8)

.........................................................................................................................................

III. Nguồn nước:(9)

THỨ TỰ

NGUỒN NƯỚC

Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s)

Vị trí, khoảng cách nguồn nước (m)

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1

2

3

4

5

*

Bên trong:

 

 

 

 

 

 

 

 

*

Bên ngoài:

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:(10)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

V. Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ:(11)

1. Lực lượng:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Phương tiện chữa cháy:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY LỚN PHỨC TẠP NHẤT

I. Giả định tình huống cháy:(12)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

II. Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy:(13)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy:(14)

THỨ TỰ

Đơn vị huy động

Điện thoại

Số người huy động

Số lượng, chủng loại phương tiện huy động

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Kế hoạch triển khai chữa cháy:

1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:(15)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:(16)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

3. Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác:(17)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

V. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để chữa cháy tình huống cháy lớn phức tạp nhất(18)

C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY CỤ THỂ(19)

THỨ TỰ

Giả định tình huống và kết quả tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy

Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy

Nhiệm vụ của các lực lượng

Lực lượng tại chỗ

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Các lực lượng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY(20)

SỐ THỨ TỰ

Ngày, tháng, năm

NỘI DUNG BỔ SUNG, CHỈNH LÝ

Chữ ký của người có trách nhiệm xây dựng phương án

 

 

 

 

Đ. THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC, THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY(21)

Ngày, tháng, năm

Nội dung, hình thức học, thực tập

Tình huống cháy

Lực lượng, phương tiện tham gia

Nhận xét, đánh giá kết quả

 

 

 

 

 

E. CÁC SƠ ĐỒ TÌNH HUỐNG CHÁY ĐÃ LẬP VÀ THỰC TẬP(22)

 

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

(1) – Độ mật: Đóng dấu “Mật”, “Tuyệt mật”, “Tối mật” theo quy định.

(2) – Loại: Ghi “A”, “B”, “C”.

(3) – Ghi tên của cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt theo văn bản giao dịch hành chính.

(4) – Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy.

(5) – Chức danh người đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý nơi xây dựng phương án chữa cháy.

(6) – Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy theo quy định.

(7) – Vị trí địa lý: Ghi rõ các công trình, đường phố, sông, hồ… tiếp giáp.

(8) – Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng đến việc lưu thông, khoảng cách đến đội Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn sở tại; đặc điểm giao thông nội bộ.

(9) – Nguồn nước: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể phục vụ chữa cháy như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào mùa mưa, mùa khô, phương án lấy nước hiệu quả; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.

(10) – Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy nổ độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, hạng sản xuất, số người thường xuyên có mặt…; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, vận tốc cháy, đặc điểm cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh.

(11) – Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ số đội viên phòng cháy chữa cháy trong và ngoài giờ làm việc, người phụ trách; chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định); Lực lượng, phương tiện tại chỗ có thể huy động bổ sung.

(12) – Giả định tình huống cháy: Giả định tình huống cháy dễ dẫn đến cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy, cứu người mà cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy cháy, điểm xuất phát cháy, nguyên nhân xảy cháy, chất cháy, thời gian cháy tự do; dự kiến khả năng lan truyền của đám cháy và những ảnh hưởng tác động tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ, khói, khí độc, sụp đổ công trình…; dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn.

(13) – Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy: Tính diện tích cháy, diện tích chữa cháy, lượng nước chữa cháy cần thiết, lực lượng, phương tiện để làm mát, chữa cháy, cứu người…

(14) – Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy: Căn cứ vào kết quả tính toán ở (13) để ghi vào bảng huy động lực lượng phương tiện.

(15) – Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ: Ghi rõ nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai chữa cháy, cứu người, cứu tài sản, đón tiếp các lực lượng được huy động đến, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng tham gia chữa cháy trong trường hợp đám cháy kéo dài, bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy.

(16) – Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của các tiểu đội, đơn vị trong việc nhận tin, điều động lực lượng phương tiện đến đám cháy, trinh sát đám cháy, chỉ huy chữa cháy, tham mưu tác chiến, bố trí lực lượng phương tiện để chữa cháy, cứu người…

(17) – Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ của các lực lượng khác như: Công an, quân đội, y tế, cấp nước…

(18) – Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện để chữa cháy tình huống cháy lớn phức tạp nhất: Vẽ mặt bằng tổng thể (riêng với nhà cao tầng phải có thêm mặt cắt đứng); các công trình, đường phố, sông, hồ… giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thông nguồn nước bên trong và chỉ dẫn nguồn nước bên ngoài; kích thước công trình, khoảng cách giữa các hạng mục công trình; vị trí đám cháy; bố trí lực lượng, phương tiện để chữa cháy; hướng tấn công chính; vị trí ban chỉ huy… Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định.

(19) – Phương án xử lý một số tình huống cháy cụ thể: Giả định tình huống cháy đối với từng hạng mục công trình, có tính chất nguy hiểm về cháy nổ độc và việc tổ chức chữa cháy khác nhau; cách ghi nội dung từng tình huống cháy cụ thể tương tự như cách ghi của tình huống cháy lớn phức tạp nhất.

(20) – Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại.

(21) – Các sơ đồ tình huống cháy đã lập và thực tập: Các tình huống cháy đã thực tập đều phải vẽ sơ đồ bố trí lực lượng và phương tiện và kẹp vào phương án chữa cháy này.


 

Số: …………………./LHĐ.
……………, ngày ……./……/………

LỆNH HUY ĐỘNG

LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, TÀI SẢN ĐỂ CHỮA CHÁY

tại:..................................................................................................

Họ tên người huy động: .....................................................

Chức vụ: .......................................................................................

Cơ quan, đơn vị: .........................................................................

Người được huy động: ...............................................................

Chức vụ: .......................................................................................

Đại diện cho cơ quan/tổ chức/hộ gia đình: .............................

.......................................................................................................

Nội dung huy động: ............................................................

+ Lực lượng: ......................................................  người.

+ Phương tiện: ...............................................................

.........................................................................................

.........................................................................................

+ Tài sản: .......................................................................

.........................................................................................

.........................................................................................

.........................................................................................

.........................................................................................

Có mặt tại: ............................................................................

.......................................................................................................

trước …… giờ ……. phút, ngày……/……/…… để chữa cháy.

Phát lệnh hồi……. giờ…………phút.

NGƯỜI CHUYỂN LỆNH
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI RA LỆNH
(Ký và ghi rõ họ tên)

BẢN KÝ NHẬN

Họ tên:………………………… Chức vụ:……………………………… Điện thoại:

Đã nhận đượcLỆNH HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, TÀI SẢN ĐỂ CHỮA CHÁY (số…./LHĐ, ngày …/…/…)

hồi …… giờ…… phút, ngày…… tháng…… năm……                                           (Ký tên)

(Ghi rõ tên)

 

Mẫu PC17
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

……………………
……………………
Số: …………/LHĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

 

………………., ngày…… tháng…… năm……

LỆNH HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG,
PHƯƠNG TIỆN, TÀI SẢN ĐỂ CHỮA CHÁY

tại:................................................................................................................................................

- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001;

- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ;

- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;

- Xét theo yêu cầu chữa cháy,

Tôi:…………………………………………… Chức vụ:................................................................

Cơ quan, đơn vị: ........................................................................................................................

Yêu cầu Ông/bà: ........................................................................................................................

Đại diện cho cơ quan/tổ chức/hộ gia đình: ...........................................................................

Điều động ngay lực lượng, phương tiện, tài sản thuộc phạm vi quản lý của mình gồm:

+ Lực lượng: ...................................................................................................... người.

+ Phương tiện:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

+ Tài sản:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Có mặt tại: ...........................................................................................................................

trước…. giờ…… phút, ngày…… tháng….. năm............................................... để chữa cháy.

Ghi chú:
Giờ phát lệnh:…………….
Giờ nhận lệnh……………

NGƯỜI RA LỆNH HUY ĐỘNG
(Ký và ghi rõ họ và tên)

 


 

Mẫu PC18
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Mẫu 18A: Dành cho Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy

Mặt trước

Mặt sau

Mẫu 18B: Dành cho Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Mặt trước:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

GIẤY CHỨNG NHẬN

HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

 

Số………………………………….

 

Mặt sau

 

BỘ CÔNG AN
................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
CHỨNG NHẬN:

Ông/bà:……………………… Năm sinh:………………...

Nơi làm việc/thường trú:………………………………….

Đã được huấn luyện nghiệp vụ PCCC…………... ngày, từ……/……/…… đến……/……/……

 

……, ngày…… tháng…… năm……
Trưởng phòng Cảnh sát PCCC
(Ký tên, đóng dấu)

Có giá trị sử dụng trên cả nước

 

* Kích thước như Mẫu 18A

 

 (1)…………
……………
Số:……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC19
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

……….., ngày…… tháng…… năm………

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN THAM GIA
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(2)……………………………………………………………………..

- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;

- Theo đề nghị của.............................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều động lực lượng và phương tiện của................................................................

.......................................................................................................................  gồm:

- Về người:........................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Về phương tiện:...............................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Thời gian điều động: ……ngày, kể từ ………. giờ…….. ngày ……. tháng ……... năm ……… đến ………. giờ…….. ngày ……. tháng ……... năm……..

Đúng ………. giờ…….. ngày ……. tháng ……... năm…… có mặt tại:....................................

…………………………………………………… để...................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Điều 2. Ông/bà:.................................................................................................................
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- ……………………
- ……………………
- ……………………
- ……………………

(2)……………………………………
(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan của người ra quyết định.

(2) Chức danh người ký quyết định.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC20
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Hồi…… giờ …… phút, ngày…… tháng…… năm…… tại:......................................................

.........................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Đã tiến hành kiểm định chất lượng, chủng loại, mẫu mã, số phương tiện phòng cháy và chữa cháy ghi ở trang 2 và 3 của.........................................................................................................................................

I. PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH:

1. Mẫu thử nghiệm:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Kiểm định các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy chữa cháy:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

II. THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Số thứ tự

Tên phương tiện

Ký mã hiệu

Đơn vị tính

Số lượng

Nơi sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm sản xuất

Kết quả kiểm định các thông số kỹ thuật

Yêu cầu về thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn, Catalog

Nhận xét, đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. KẾT LUẬN

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Biên bản được lập thành …….. bản.

 

NGƯỜI KIỂM ĐỊNH
(Ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

BỘ CÔNG AN
CỤC CẢNH SÁT PCCC

Số:……/KĐ-PCCC (…)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC21
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

 

- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;

- Căn cứ kết quả kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại biên bản kiểm định ngày…… tháng…… năm…… của.................................................................................................................

- Xét đề nghị của ………………………………………… về việc kiểm định phương tiện PCCC tại văn bản số:…………………………… ngày…… tháng…… năm………,

 

CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

CHỨNG NHẬN:

Phương tiện/lô phương tiện:…………………………………………………………………… ghi tại trang 2 của ..............................................................................................................................................

Tại thời điểm kiểm định, số phương tiện này bảo đảm các thông số kỹ thuật và được phép sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

 

 

Hà Nội, ngày…… tháng…… năm……
CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT PCCC
(Ký tên đóng dấu)

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐÃ KIỂM ĐỊNH

Số thứ tự

Tên phương tiện

Ký hiệu

Đơn vị

Số lượng

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

Số hiệu kiểm định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu PC22
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

MẪU DẤU, TEM THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Mẫu A:

Quy cách mẫu A:

- Chất liệu:

Kim loại, gỗ, giấy…;

- Kích thước:

Chiều dài: 70mm; Chiều rộng: 40mm;

Vạch chia cách mép trên 15mm; 1 nét, độ đậm nét 2pt;

- Khung viền:

Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt;

- Kiểu chữ:

Bộ Công an: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 10, In hoa, In đậm;

Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 7,5, In hoa, In đậm;

Đã kiểm định: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 14, In hoa, In đậm;

Số, Ngày tháng năm: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 13, In thường;

Dấu chấm: Để co 9;

Mẫu B:

Quy cách mẫu B:

- Chất liệu:

Kim loại, gỗ, giấy…;

- Kích thước:

Chiều dài: 35mm; Chiều rộng: 40mm;

Vạch chia cách mép trên 8mm; 1 nét, độ đậm 2pt;

- Khung viền:

Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt;

- Kiểu chữ:

Bộ Công an: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 5, In hoa, In đậm;

Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 4, In hoa, In đậm;

Đã kiểm định: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 6,5, In hoa, In đậm;

Số, Ngày tháng năm: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 7, In thường;

Dấu chấm: Để co 7;

Mẫu C:

Quy cách mẫu C:

- Chất liệu:

Kim loại, gỗ, giấy…;

- Kích thước:

Chiều dài: 35mm; Chiều rộng: 10mm;

- Khung viền:

Kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2pt;

- Kiểu chữ:

KĐ*PCCC: Kiểu chữ VnTime, Co chữ 16, In hoa, In đậm;

Mẫu D:

Quy cách mẫu D:

- Chất liệu:

Kim loại, gỗ, giấy…;

- Kích thước:

Đường kính vòng tròn trong 10mm;

Đường kính vòng tròn ngoài 15mm;

- Khung viền:

Đường viền ngoài 1 nét độ đậm 1pt;

Đường tròn trong 1 nét độ đậm 0.7pt;

- Chữ KĐ:

Kiểu chữ VnTime, Co chữ 15, In hoa, In đậm;

- Kiểu chữ:

Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: Kiểu chữ VnHelvetlnsH, Co chữ 7.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Mẫu PC23
BH theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Kính gửi: …………………………………………………………………….

Đơn vị/cá nhân:....................................................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………………… Fax:.............................................................

Quyết định thành lập doanh nghiệp số……………………………… ngày…… tháng…… năm......

Đăng ký kinh doanh số……………. ngày…… tháng…… năm…… tại.......................................

Số tài khoản:………………………………………. tại ngân hàng:................................................

Họ tên người đại diện pháp luật:……………………………….Chức danh:..................................

CMND/hộ chiếu số:……………………………… do:……………………… cấp ngày……/……/.......

Hộ khẩu thường trú:..............................................................................................................

Đề nghị Quý cơ quan kiểm định và cấp “Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy” cho phương tiện/lô phương tiện:.............................................................................................................. ghi tại trang 2.

 

 

…………., ngày…… tháng…… năm……
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký tên, đóng dấu)

 

BẢNG THỐNG KÊ

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH

Số thứ tự

Tên phương tiện

Ký hiệu

Đơn vị

Số lượng

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Cicular No. 04/2004/TT-BCA of March 31, 2004, guiding the implementation of The Government''s Decree No. 35/ 2003/ND-CP of April 4, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the law on fire prevention and fighting

  • Số hiệu: 04/2004/TT-BCA
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/03/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Công An
  • Người ký: Lê Thế Tiệm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/05/2004
  • Ngày hết hiệu lực: 02/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản