- 1Quyết định 94/2002/QĐ-UB phê duyệt Chiến lược quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và các chương trình môi trường đến năm 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Thủ tướng Chính phủ
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1200/2006/UBND-ĐT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 03 năm 2006 |
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ
CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Tên chương trình: Cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông - Công chính.
3. Các cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông và Ủy ban nhân dân các quận huyện.
4. Mục tiêu của chương trình:
- Hạn chế gia tăng ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh từ các hoạt động vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng, thương mại.
- Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường không khí ở một số khu vực, quận - huyện trọng điểm.
- Định hướng và xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng không khí trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trước hết ở các khu vực trọng điểm; xây dựng lộ trình sản xuất của các ngành có liên quan nhiều đến việc phát triển xả khí thải vào môi trường như vận tải, cơ khí vận tải, công nghiệp, chăn nuôi và các ngành khác, tăng cường nhiều vùng đệm bằng cây xanh chung quanh các khu dân cư, khu công nghiệp, dọc các sông, kênh, rạch.
5. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 (mục tiêu từng năm):
5.1. Năm 2006:
- Xây dựng bản đồ ô nhiễm; phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm; xác định mục tiêu và kế hoạch, biện pháp giải quyết để triển khai thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010.
- Xây dựng lộ trình nhập khẩu và sản xuất sạch trong cơ khí vận tải, công nghiệp chăn nuôi, xây dựng, hóa chất và các ngành có thải khí.
- Đầu tư nạo vét và làm sạch các hành lang đường thủy theo quy hoạch (khẩn trương thực hiện, khắc phục sự chậm trễ trong thực hiện các dự án đang làm và khẩn trương hoàn thành chuẩn bị các dự án trọng điểm để giải quyết ô nhiễm).
- Xác định danh mục các khu công nghiệp tiến tới thực hiện sản xuất sạch và xây dựng các khu sản xuất sạch dành cho các doanh nghiệp mới.
- Xây dựng hoàn chỉnh quy chế kiểm soát ô nhiễm môi trường và các biện pháp chế tài.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả hấp thụ CO2, các khí đột hại khác và thải khí O2 ra môi trường của cây xanh và thảm xanh.
- Xây dựng lộ trình sử dụng khí hóa lỏng trong bán lẻ xăng dầu.
- Xây dựng và triển khai thực hiện ngay lộ trình phát triển cây xanh và chủng loại cây trồng phù hợp với đô thị.
- Thực hiện công tác kiểm tra khí thải đối với các loại phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy và tại các cơ sở sản xuất, khu vực, địa bàn trọng điểm.
- Xây dựng các vùng đệm bằng cây xanh và thảm xanh chung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, công viên, khuôn viên trong chung cư, hộ gia đình, đường phố, dọc theo hai bên bờ sông, kênh, rạch.
5.2 Năm 2007:
Xây dựng lộ trình chuyển đổi xe chạy bằng khí hóa lỏng cho xe buýt, xe taxi và sử dụng năng lượng khác cho các loại xe khác.
5.3. Năm 2008:
- Mở rộng công tác kiểm tra khí thải trên toàn địa bàn thành phố.
- Hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
5.4. Năm 2009:
- Hoàn thành công tác cải thiện không khí tại các khu vực, địa bàn trọng điểm.
- Chuyển đổi một phần phương tiện xe cơ giới sang sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng.
5.5. Năm 2010:
- Đánh giá công tác kiềm chế ô nhiễm môi trường trong 05 năm qua và xây dựng Chương trình 23 cho kế hoạch sau năm 2010.
6. Các giải pháp thực hiện chương trình:
6.1. Nhóm giải pháp xây dựng quy chế kiểm soát bao gồm các giải pháp về trang thiết bị, giải pháp về nhân sự kiểm soát, giải pháp chế tài hiệu quả như sau:
- Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình 23 của thành phố Hồ Chí Minh và quy chế hoạt động.
- Xây dựng quy chế kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các biện pháp chế tài; tổ chức thu gom, vận chuyển và phân loại trong xử lý rác thải; quy chế về cây xanh, thảm xanh và quy định tỷ lệ cây xanh trong các dự án xây dựng cơ bản.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về tầm quan trọng của Chương trình.
- Đầu tư, nghiên cứu công nghệ thiết bị kiểm tra khí thải.
- Tổ chức chương trình quan trắc, khảo sát.
- Chương trình chống nhập các loại “rác thải vận tải, công nghiệp” không đủ chuẩn theo lộ trình.
- Xây dựng các hành lang, tuyến đường chỉ định cho các loại xe đi lại nhằm kiểm soát, điều tiết ô nhiễm trong nội đô thành phố.
- Chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội đô.
- Xây dựng quy chế quản lý ô nhiễm, xử lý vi phạm nhằm giảm mạnh sự phát xả khí thải, nhất là khí thải của các phương tiện cơ giới đường bộ.
- Góp ý Khung tiêu chuẩn phát thải xe cơ giới.
6.2. Nhóm giải pháp thực hiện cụ thể bao gồm các giải pháp khoa học, giải pháp tuyên truyền, giải pháp chế tài và giải pháp áp dụng kinh nghiệm của nước ngoài.
- Xây dựng và đề xuất lộ trình buộc nhập khẩu xe và xe cơ giới lắp ráp, sản xuất trong nước phải đạt tiêu chuẩn phát khí thải theo EURO 2.
- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước đường phố.
- Xây dựng thiết kế hệ thống trạm xăng dầu có cung cấp khí hóa lỏng.
- Nghiên cứu các loại cây xanh phù hợp đường phố đô thị.
6.3. Nhóm giải pháp về cơ chế tài chính bao gồm giải pháp khuyến khích đầu tư, giải pháp nguồn vốn đầu tư khi áp dụng công nghệ sạch.
7. Tổ chức thực hiện:
Thủ trưởng các sở-ban-ngành thành phố có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng theo lộ trình đối với những hoạt động do ngành mình phụ trách.
Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm phối hợp để xử lý các những vấn đề phát sinh ô nhiễm không khí tại khu vực dân sinh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính xem xét cân đối trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt và cấp phát vốn từ ngân sách và các nguồn vốn khác theo quy định tại Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg , ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 94/2002/QĐ-UB , ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 2292/KH-UBND năm 2016 hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 2Quyết định 3422/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 3Công văn 53/UBND-ĐT năm 2021 về triển khai biện pháp cải thiện Chỉ số chất lượng không khí AQI trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 94/2002/QĐ-UB phê duyệt Chiến lược quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và các chương trình môi trường đến năm 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Thủ tướng Chính phủ
- 3Kế hoạch 2292/KH-UBND năm 2016 hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 4Quyết định 3422/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 5Công văn 53/UBND-ĐT năm 2021 về triển khai biện pháp cải thiện Chỉ số chất lượng không khí AQI trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương trình tổng thể số 1200/2006/UBND-ĐT về cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1200/2006/UBND-ĐT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/03/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Văn Đua
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/03/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực