Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TRUNG ƯƠNG HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM - ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 595/CTPH/UBATGTQG-TƯHCTĐ | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2018 |
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ, Luật hoạt động chữ thập đỏ, Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ, Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
Phát huy kết quả đạt được trong Chương trình phối hợp tuyên truyền an toàn giao thông và sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông tại cộng đồng, giai đoạn 2013 - 2018, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (sau đây viết tắt là Hai bên) thống nhất Chương trình phối hợp trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2019 - 2023, như sau:
1. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng tham gia giao thông, hình thành văn hóa giao thông cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ và cộng đồng dân cư, góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và giảm tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông.
2. Củng cố, phát huy hiệu quả hoạt động của các trạm, điểm sơ cấp cứu, mạng lưới tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ tại cộng đồng, đặc biệt tại các điểm đen về tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trong việc sơ cứu kịp thời nạn nhân tai nạn giao thông trước khi có sự can thiệp của ngành y tế.
3. Nâng cao năng lực sơ cấp cứu, ứng phó trong tình huống khẩn cấp cho đội ngũ tình nguyện viên chữ thập đỏ, lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, lái xe thông qua huấn luyện sơ cấp cứu, diễn tập tình huống khẩn cấp, tiến tới phổ cập kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho cộng đồng dân cư.
4. Chương trình phối hợp được cụ thể hóa, thực hiện thường xuyên, xác định các trọng tâm từng năm để hoạt động thiết thực, hiệu quả. Hàng năm có kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện, đề ra phương hướng nhiệm vụ phù hợp cho năm sau.
- Phối hợp xây dựng nội dung và phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền phù hợp với các nhóm đối tượng ở cộng đồng; xây dựng các nội dung truyền thông về an toàn giao thông trong phần mềm chung về phòng chống tai nạn thương tích.
- Phối hợp tuyên truyền các giá trị nhân đạo, nét đẹp văn hóa giao thông, những tấm gương tiêu biểu tham gia đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tổng kết, tôn vinh, khen thưởng những mô hình tiêu biểu trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại cộng đồng để giới thiệu, nhân rộng.
- Phối hợp tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông, các cuộc thi tại cộng đồng và trên mạng xã hội cấp quốc gia và cấp tỉnh nhân "Ngày Sơ cấp cứu thế giới", “Ngày Thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ”, “Tuần lễ An toàn giao thông đường bộ toàn cầu”.
2. Tổ chức tập huấn, đào tạo, huấn luyện và diễn tập sơ cấp cứu
- Phối hợp xây dựng, biên tập tài liệu đào tạo, huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ, lực lượng lái xe ô tô, xe mô tô và cộng đồng dân cư theo nội dung Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế quy định về hoạt động sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ.
- Phối hợp củng cố, phát triển và chuẩn hóa đội ngũ tập huấn viên, hướng dẫn viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ ở cấp trung ương và các tỉnh, thành theo chương trình chuẩn của Bộ Y tế quy định; triển khai đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông trong chương trình đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô, xe gắn máy.
- Phối hợp củng cố, phát triển các Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ; triển khai tập huấn kiến thức an toàn giao thông, kỹ năng sơ cấp cứu, tìm kiếm, cứu nạn, xử lý tai nạn hàng loạt và diễn tập ứng phó các sự cố thảm họa do tai nạn giao thông tại cộng đồng cho đội ngũ tập huấn viên, hướng dẫn viên, tình nguyện viên và các lực lượng tham gia xử lý các sự cố về tai nạn giao thông.
3. Chuẩn hóa, phát triển trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
- Phối hợp củng cố và phát triển hệ thống trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ; thành lập và củng cố các đội tình nguyện viên an toàn giao thông và sơ cấp cứu chữ thập đỏ để ứng phó kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
- Phối hợp thiết lập và cung cấp thông tin cho cộng đồng về tai nạn giao thông và địa chỉ các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ; tổ chức sơ cứu tai nạn giao thông tại các tuyến đường trọng điểm và các điểm đen tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế đảm bảo an toàn.
- Phối hợp cung cấp trang thiết bị dụng cụ sơ cấp cứu cho các trạm, điểm và đội tình nguyện viên lưu động; cung cấp các dịch vụ, túi sơ cứu trên xe taxi, ô tô chở khách và túi sơ cứu cá nhân dành cho người tham gia giao thông.
- Phối hợp sử dụng, khai thác các dịch vụ, đối tác của Hai bên trong quá trình tổ chức các sự kiện, hội thảo, tập huấn, đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
- Phối hợp xây dựng các địa chỉ nhân đạo là gia đình nạn nhân hoặc nạn nhân tai nạn giao thông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý trên phần mềm “Ngân hàng địa chỉ nhân đạo điện tử” chung của Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”.
- Phối hợp vận động nguồn lực và tổ chức thăm hỏi, trợ giúp nạn nhân và gia đình nạn nhân khắc phục hậu quả tai nạn giao thông trong Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và Chương trình “Vòng tay nhân ái, chia sẻ nỗi đau tai nạn giao thông”.
- Phối hợp vận động hiến máu, đăng ký hiến tặng mô tạng nhân đạo, tham gia các sự kiện chung giữa Hai bên và các hoạt động ứng phó thảm họa khác.
III. TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội triển khai ký kết và xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp với Ban An toàn giao thông tại địa phương; chỉ đạo Truyền hình Nhân đạo, Tạp chí Nhân đạo, Báo Nhân đạo và Đời sống, Cổng thông tin điện tử của Hội và các cấp Hội tuyên truyền về an toàn giao thông.
- Củng cố hệ thống trung tâm, trạm, điểm sơ cấp cứu; biên soạn tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn giao thông; thiết kế và cung cấp phần mềm cài đặt miễn phí cho người dân hướng dẫn sơ cứu các tai nạn giao thông; phát triển lực lượng tập huấn viên, hướng dẫn viên và tình nguyện viên sơ cấp cứu tại cộng đồng.
- Tổ chức các dịch vụ huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu và cấp chứng nhận sau huấn luyện; tổ chức dịch vụ cung cấp dụng cụ, hộp, túi sơ cứu cá nhân và trên các phương tiện giao thông công cộng.
2. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thành viên của Ủy ban, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố triển khai ký kết và thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp.
- Hỗ trợ kinh phí để Hội Chữ thập đỏ các cấp tổ chức chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp.
- Huy động các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho các đối tượng tham gia giao thông và tham gia, hỗ trợ các điều kiện đảm bảo để thực hiện Chương trình phối hợp của Hai bên.
1. Chương trình phối hợp có hiệu lực kể từ ngày ký, được áp dụng thống nhất trong hệ thống của Hai bên.
2. Hàng năm Hai bên xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện, kinh phí đảm bảo và sơ kết tổng kết hoạt động, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp.
3. Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban Chăm sóc sức khỏe Trung ương Hội Chữ thập đỏ làm đầu mối thường trực, tham mưu cho lãnh đạo Hai bên tổ chức thực hiện Chương trình này./.
TRUNG ƯƠNG HỘI | ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA |
|
- 1Công văn 1950/BXD-HTKT năm 2018 về tăng cường kiểm soát và báo cáo công tác quản lý quy hoạch đô thị, hoạt động xây dựng nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1149/QĐ-BGTVT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định 358/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Kết luận 44-KL/TW năm 2022 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 44-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật hoạt động chữ thập đỏ 2008
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 03/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ
- 4Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 5Thông tư 17/2014/TT-BYT về việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 1950/BXD-HTKT năm 2018 về tăng cường kiểm soát và báo cáo công tác quản lý quy hoạch đô thị, hoạt động xây dựng nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1149/QĐ-BGTVT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định 358/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Kết luận 44-KL/TW năm 2022 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 44-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chương trình phối hợp 595/CTPH/UBATGTQG-TƯHCTĐ năm 2018 về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2019-2023 giữa Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
- Số hiệu: 595/CTPH/UBATGTQG-TƯHCTĐ
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/12/2018
- Nơi ban hành: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia
- Người ký: Nguyễn Thị Xuân Thu, Khuất Việt Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra