Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM - TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM - HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM - ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH - HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM - HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/CTPH-MTTW-ĐTCTXH | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013 |
CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
CỦA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ TRUNG ƯƠNG CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI NĂM 2014
Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Khóa VII); Thông báo số 234/TB-MTTW-BTT ngày 02/12/2013 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về kết quả làm việc của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với các tổ chức thành viên, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội thống nhất chương trình phối hợp công tác trong năm 2014 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tạo sự phối hợp đồng bộ, phát huy vai trò liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đặc thù, thế mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội để triển khai có hiệu quả các chương trình công tác của Mặt trận và các đoàn thể, tránh sự chồng chéo về nội dung, đối tượng, nhất là ở địa bàn dân cư.
- Nội dung phối hợp phải cụ thể, thiết thực, ưu tiên giải quyết các vấn đề quan tâm, bức xúc của tổ chức, trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
II. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Triển khai các hoạt động tuyên truyền
- Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, Luật đất đai (sửa đổi); tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước, truyền thống của Mặt trận và các tổ chức thành viên, các cuộc vận động, phong trào thi đua trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền về Đại hội VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Định kỳ 3 tháng một lần tổ chức giao ban giữa các cơ quan tham mưu công tác tuyên truyền, các cơ quan báo chí của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội để phối hợp định hướng nội dung công tác tuyên truyền.
- Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm theo chủ đề phù hợp để đoàn viên, hội viên và nhân dân kiến nghị, trao đổi, góp ý việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các vấn đề quan tâm khác.
2. Triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ, hỗ trợ các đoàn thể chính trị - xã hội trong triển khai các phong trào thi đua, trong đó chú trọng việc phối hợp chia sẻ thông tin, giới thiệu các mô hình, phổ biến, nhân rộng và tôn vinh các điển hình tiên tiến trong đoàn viên, hội viên và nhân dân. Phối hợp trao đổi thống nhất nội dung và tên các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Mặt trận và các đoàn thể cho phù hợp.
- Các đoàn thể chính trị - xã hội lựa chọn nội dung phù hợp để triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
- Tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về xây dựng các mô hình Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị quản lý các trường, trung tâm dạy nghề thuộc các đoàn thể.
3. Phối hợp trong công tác dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, kiều bào
- Tổ chức giao ban, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, phân công phối hợp về công tác dân tộc, tôn giáo; phối hợp tổ chức tập huấn về công tác dân tộc, tôn giáo; phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo.
- Tổ chức hội nghị chuyên đề với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ bàn về công tác dân tộc, tôn giáo.
- Phối hợp tuyên truyền, tạo sự liên thông trong phát triển quan hệ với các tổ chức nhân dân trên thế giới và khu vực; trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp cử cán bộ tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân của các tổ chức trong khối.
- Phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể, trước hết là Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Nắm bắt tình hình, tập hợp ý kiến của nhân dân
- Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trước các kỳ họp của Quốc hội.
- Định kỳ 2 đến 3 tháng một lần luân phiên tổ chức Hội nghị nêu lên ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam theo các chủ đề gắn với lĩnh vực, đối tượng đoàn viên, hội viên và các vấn đề nhân dân quan tâm.
- Phối hợp xây dựng cơ chế nắm bắt tình hình các tầng lớp nhân dân; tập hợp góp ý, sáng kiến của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng đất nước.
5. Triển khai các hoạt động giám sát và phản biện xã hội
- Hướng dẫn triển khai việc thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
- Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với các cơ quan hữu quan triển khai Chương trình tổng rà soát thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trong 02 năm 2014-2015; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp; giám sát việc thực hiện pháp luật về kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản và thức ăn gia súc.
6. Phối hợp trong công tác tổ chức, cán bộ
- Rà soát những tồn tại, bất cập về tổ chức bộ máy, cán bộ của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội. Quý I/2014, tổ chức họp bàn chuyên đề xây dựng các giải pháp và tập hợp các kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước để sửa đổi, bổ sung, thống nhất các quy định cho phù hợp.
- Tăng cường đại diện của các đoàn thể chính trị - xã hội trong các Hội đồng tư vấn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Hình thành cơ chế phối hợp để tư vấn cho Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, có phạm vi rộng.
- Mặt trận phối hợp, hỗ trợ các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy, cán bộ trên địa bàn dân cư, nhất là ở những nơi có nhiều khó khăn, địa bàn đặc thù.
- Phối hợp phát hiện, luân chuyển, tạo sự liên thông, liên kết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội.
III. PHÂN CÔNG PHỐI HỢP
1. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- Chủ trì và phân công luân phiên tổ chức hội nghị giao ban giữa Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chương trình.
- Chủ trì và phân công luân phiên tổ chức hội nghị giao ban các cơ quan báo chí của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Chủ trì tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về xây dựng các mô hình Mặt trận và đoàn thể chính trị-xã hội ở cơ sở tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban về công tác dân tộc, tôn giáo của Mặt trận với các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Chủ trì phối hợp xây dựng cơ chế nắm bắt tình hình trong các tầng lớp nhân dân; tập hợp góp ý, sáng kiến của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng đất nước.
- Chủ trì phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan hữu quan triển khai Chương trình tổng rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.
- Chủ trì phối hợp làm việc với các cơ quan của Đảng, Nhà nước về tổ chức bộ máy, cán bộ của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội trong kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề việc triển khai thực hiện chương trình.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị quản lý các trường, trung tâm dạy nghề thuộc các đoàn thể.
2. Các đoàn thể chính trị - xã hội
- Chủ động triển khai thực hiện các nội dung phối hợp trong hệ thống tổ chức ở địa phương, đơn vị. Trên cơ sở thực tiễn triển khai, đề xuất các nội dung, giải pháp phối hợp trong giai đoạn tiếp theo.
- Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp với Mặt trận và các cơ quan hữu quan thực hiện Chương trình tổng rà soát việc thực hiện chính sách với người có công với cách mạng.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp.
- Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản và thức ăn gia súc.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, Đoàn Thanh niên tham gia phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng Đề án về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động
Đối với các hoạt động phối hợp thường xuyên thì các cơ quan tự đảm bảo kinh phí. Đối với các hoạt động có nguồn kinh phí từ các bộ, ngành và các nguồn khác thực hiện theo nội dung ký kết giữa các bên. Đối với các hoạt động với quy mô lớn, các bên thống nhất đề xuất cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí hoạt động. Đối với các hội nghị sơ kết, tổng kết, đơn vị chủ trì đảm bảo kinh phí tổ chức.
2. Điều hành các hoạt động phối hợp
- Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giữ vai trò điều hành chung về công tác phối hợp trong khối; Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội chủ trì các hoạt động theo lĩnh vực phụ trách và các nội dung được thống nhất phân công.
- Giao Văn phòng Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Văn phòng các đoàn thể chính trị - xã hội làm đầu mối phối hợp, tham mưu để giúp lãnh đạo các tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chương trình này.
Trên đây là các nội dung phối hợp được các bên cùng thống nhất triển khai. Nếu có các nhiệm vụ phát sinh, các bên tiếp tục đề xuất bổ sung để thực hiện.
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG | TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM | HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM |
HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM | ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH |
Nơi nhận: |
|
- 1Chương trình 168/CTr-BYT-HLHPNVN phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2014 - 2020 do Bộ Y tế - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ban hành
- 2Văn bản 674/CTr-BGDĐT-TWĐTN năm 2014 về chương trình phối hợp giữa ngành giáo dục với đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh năm học 2014 - 2015
- 3Chương trình 1223b/CTPH-TLĐ-UBATGTQG năm 2014 phối hợp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với cán bộ, công nhân, viên chức lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành
- 1Hiến pháp năm 1992
- 2Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 1999
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Chương trình 168/CTr-BYT-HLHPNVN phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2014 - 2020 do Bộ Y tế - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ban hành
- 5Văn bản 674/CTr-BGDĐT-TWĐTN năm 2014 về chương trình phối hợp giữa ngành giáo dục với đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh năm học 2014 - 2015
- 6Chương trình 1223b/CTPH-TLĐ-UBATGTQG năm 2014 phối hợp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với cán bộ, công nhân, viên chức lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành
Chương trình phối hợp 38/CTPH-MTTW-ĐTCTXH năm 2013 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2014
- Số hiệu: 38/CTPH-MTTW-ĐTCTXH
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/12/2013
- Nơi ban hành: Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Văn Được, Vũ Trọng Kim, Đặng Ngọc Tùng, Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra