- 1Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 2Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 3Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 4Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
BỘ TƯ PHÁP - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1603/CTPH-BTP-TANDTC | Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2022 |
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;
Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất ban hành Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân như sau:
1. Mục đích
- Bảo đảm tiếp cận trợ giúp pháp lý kịp thời trong tố tụng cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
- Tăng cường số lượng trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là người thực hiện trợ giúp pháp lý) tham gia các phiên tòa, phiên họp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng;
- Bảo đảm đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc mà Tòa án nhân dân (TAND) thụ lý được giải thích đầy đủ, được tiếp cận, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, phù hợp với người dưới 18 tuổi và các đối tượng đặc thù khác;
- Tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (TTTGPLNN) với TAND trong việc trợ giúp pháp lý cho đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong việc thông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý;
- TTTGPLNN, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các địa phương có thể sớm tiếp cận đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Việc phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp;
- Các hoạt động phối hợp được triển khai kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được mục đích đặt ra của Chương trình.
1. Thời gian, địa điểm, phạm vi thực hiện
a) Thời gian thực hiện: 05 năm.
b) Địa điểm thực hiện: 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Phạm vi thực hiện: TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; TAND thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Nội dung thực hiện
a) Hình thức trực
- Trực tại trụ sở TAND: TTTGPLNN căn cứ vào tình hình thực tiễn để cử người trực tất cả các ngày làm việc hoặc một số ngày làm việc trong tuần tại trụ sở TAND.
- Trực qua điện thoại: TAND niêm yết danh sách, số điện thoại của người trực tại TAND.
Tùy điều kiện thực tế tại địa phương, các Tòa án lựa chọn hình thức trực tại trụ sở TAND hoặc trực qua điện thoại; TAND bố trí cho người thực hiện trợ giúp pháp lý của TTTGPLNN trực tại trụ sở TAND hoặc kết nối với người trực qua điện thoại và tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý.
b) Nhân lực thực hiện
- Người trực: Người thực hiện trợ giúp pháp lý. Người trực phải có đủ năng lực để tiếp nhận, hướng dẫn, thực hiện trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu.
- Người hỗ trợ trực: Chuyên viên của TTTGPLNN.
- TTTGPLNN phân công người trực theo buổi làm việc/ngày làm việc (tùy điều kiện cụ thể có thể bố trí người hỗ trợ trực). Danh sách người trực, người hỗ trợ trực gửi cho TAND trước ngày bắt đầu trực ít nhất 05 ngày làm việc.
c) Cơ chế tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý và nhiệm vụ của người trực, người hỗ trợ trực
- Trực tại trụ sở TAND:
Người tiến hành tố tụng, công chức TAND làm việc tại các bộ phận tiếp nhận đơn có trách nhiệm giới thiệu người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tới gặp người trực, thông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý được chuyển đến cho người trực;
Người trực trực tiếp nhận nguồn tin, yêu cầu trợ giúp pháp lý từ người tiến hành tố tụng, công chức TAND, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ hoặc từ cơ quan, tổ chức khác;
Người trực giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý, ghi chép, thống kê vào Sổ trực trợ giúp pháp lý (theo mẫu của Bộ Tư pháp), thực hiện các công việc khác phát sinh từ hoạt động trực;
Người hỗ trợ trực giúp người trực thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của người trực.
- Trực qua điện thoại:
Người tiến hành tố tụng, công chức TAND khi phát hiện người thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì thông tin và cung cấp số điện thoại của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ (nếu có) ngay cho người trực. Đồng thời, hướng dẫn người thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến nơi niêm yết danh sách, số điện thoại của người trực;
Người trực tiếp nhận nguồn tin, yêu cầu trợ giúp pháp lý từ người tiến hành tố tụng, công chức TAND, từ người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ hoặc từ cơ quan, tổ chức khác thì liên hệ với người thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý;
Người trực ghi chép, thống kê vào Sổ trực trợ giúp pháp lý (theo mẫu của Bộ Tư pháp).
d) Mức bồi dưỡng, thù lao, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi trực.
Người trực được hưởng bồi dưỡng, thù lao, chi phí phát sinh khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý trong quá trình trực theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
1. Bộ Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với TAND tối cao ban hành văn bản hướng dẫn theo yêu cầu, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết việc triển khai Chương trình này.
b) Chỉ đạo Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình như sau:
- Triển khai thực hiện Chương trình:
Đề nghị TAND cấp tỉnh phối hợp, xem xét, thống nhất việc trực trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện thực tế tại Tòa án ngay sau khi Chương trình được ký kết;
Đối với hình thức trực tại trụ sở TAND: Phối hợp với TAND cấp tỉnh lựa chọn địa điểm và triển khai việc trực;
Đối với hình thức trực qua điện thoại: Phối hợp với TAND cấp tỉnh để thống nhất niêm yết danh sách, số điện thoại của người trực tại trụ sở của TAND.
- Thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý khác để triển khai thực hiện Chương trình sau khi đã thống nhất với các TAND về phương thức trực trợ giúp pháp lý.
- Chỉ đạo TTTGPLNN lập dự toán cho việc thực hiện Chương trình; lập danh sách, phân công người trực thực hiện nội dung phối hợp theo Chương trình; thực hiện chi trả bồi dưỡng, thù lao chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người trực; thống kê vào Sổ trực trợ giúp pháp lý tại TAND; đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình và đề xuất giải pháp gửi Sở Tư pháp.
- Đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình ở địa phương và đề xuất giải pháp gửi Bộ Tư pháp.
c) Nâng cao năng lực cho đội ngũ người trực thực hiện trợ giúp pháp lý tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chương trình.
d) Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình và đề xuất giải pháp.
2. Tòa án nhân dân tối cao
a) Phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện các nội dung phối hợp tại Chương trình này.
b) Chỉ đạo TAND cấp tỉnh triển khai thực hiện Chương trình như sau:
- Xem xét, quyết định hình thức trực trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của các TAND thuộc thẩm quyền quản lý khi có đề nghị của Sở Tư pháp;
Trường hợp có thể bố trí người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại trụ sở TAND, lãnh đạo TAND cấp tỉnh và lãnh đạo Sở Tư pháp thống nhất địa điểm, thời gian, phương thức thực hiện; nguồn kinh phí và trách nhiệm của các đơn vị liên quan, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm tổ chức thực hiện hiệu quả;
- Chỉ đạo các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh niêm yết danh sách người trực qua điện thoại tại trụ sở TAND;
- Thực hiện việc báo cáo, tổng kết Chương trình theo yêu cầu của lãnh đạo TAND tối cao.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình tại các TAND.
d) Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
a) Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp; Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TAND tối cao là các đơn vị đầu mối làm nhiệm vụ thường trực, tham mưu triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình, tham mưu trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết Chương trình.
b) Sở Tư pháp, TAND cấp tỉnh chủ động phối hợp, xây dựng kế hoạch để tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương.
2. Kinh phí thực hiện
Chi phí cho hoạt động trực tại trụ sở TAND (bao gồm chi phí mua sắm máy tính, bàn, ghế làm việc, điện, nước sinh hoạt và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động trực) do TTTGPLNN chi trả hoặc hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
3. Hiệu Iực thi hành
a) Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại TAND có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
b) Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp (qua Cục Trợ giúp pháp lý) và Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét, hướng dẫn, giải quyết./.
KT. CHÁNH ÁN | KT. BỘ TRƯỞNG |
|
|
- 1Thông tư 03/2020/TT-BTP về Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Công văn 4958/BTP-TGPL năm 2020 về ban hành chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Thông tư 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn 159/TANDTC-PC năm 2022 sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 2Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 3Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 4Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Thông tư 03/2020/TT-BTP về Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Công văn 4958/BTP-TGPL năm 2020 về ban hành chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Thông tư 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 159/TANDTC-PC năm 2022 sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Chương trình phối hợp 1603/CTPH-BTP-TANDTC năm 2022 về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 1603/CTPH-BTP-TANDTC
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 19/05/2022
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Văn Tiến, Mai Lương Khôi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định