ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/CTr-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 22 tháng 04 năm 2016 |
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐẶC SẢN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
1. Đánh giá chung
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế; hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế đều có quy mô khiêm tốn, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoặc hộ kinh doanh cá thể; trong đó, 68% có quy mô lao động dưới 10 người, khoảng 8,3% có vốn sản xuất từ 1 - 1,5 tỷ đồng và đa phần còn lại có số vốn dưới 0,5 tỉ đồng. Với quy mô như vậy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để mở rộng sản xuất cũng như phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể các khó khăn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế gặp phải như: khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các đối tác tài chính thường rất khó do các yêu cầu thế chấp và thủ tục pháp lý phức tạp; nguồn nguyên liệu đầu vào đa phần không ổn định, công nghệ sản xuất phần lớn còn khá lạc hậu; mẫu mã sản phẩm chủ yếu dựa trên các mẫu mã truyền thống và theo đơn đặt hàng, rất ít cơ sở có thiết kế riêng, nhất là đối với vấn đề bao bì sản phẩm; việc tham gia và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại còn thụ động, thiếu kinh nghiệm, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường,...
Trong thời gian qua, với nguồn kinh phí khuyến công đã tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất đầu tư ứng dụng công nghệ thiết bị tiên tiến, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đào tạo nghề,... để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ sở mở rộng phát triển sản xuất; đồng thời cũng tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tìm kiếm thị trường, thông qua việc tạo điều kiện cho các cơ sở giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong nước và nước ngoài, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua website,...
Sở Công Thương cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trực tiếp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành rà soát sản phẩm của các doanh nghiệp,cơ sở sản xuất và tổ chức các buổi kết giữa lãnh đạo doanh nghiệp và cơ sở cung cấp và bộ phận thu mua của các nhà phân phối. Kết quả năm 2015 đã có hơn 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh cung cấp sản phẩm cho các kênh phân phối.
Tuy nhiên với mở rộng số lượng các sản phẩm cung cấp cho các nhà phân phối còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân: Quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm không đồng đều, chưa đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh, chất lượng sản phẩm, ...
Với tình hình nêu trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một chương trình định hướng và hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020, gồm các nội dung:
Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản Huế đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường thông qua các chương trình, đề án phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ.
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng triển khai thực hiện
a) Phạm vi
Hỗ trợ xây dựng, bảo hộ thương hiệu, thị trường, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phân phối các mặt hàng, sản phẩm đặc sản Huế.
b) Đối tượng áp dụng triển khai thực hiện
Các tổ chức, hiệp hội, hội nghề và các đơn vị/cá nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế thuộc 3 nhóm sản phẩm đặc sản: ẩm thực, sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản; thủ công mỹ nghệ (hàng quà tặng, lưu niệm) bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
4. Nguồn lực thực hiện
Tổ chức thực hiện chương trình trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn sau:
- Hỗ trợ làng nghề và sản phẩm nghề.
- Hỗ trợ phát triển sản phẩm quà tặng, lưu niệm.
- Xây dựng thương hiệu đặc sản Huế.
- Nguồn khuyến công.
- Nguồn khuyến nông, lâm, ngư.
- Chương trình phát triển khoa học công nghệ.
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chương trình phát triển thương mại điện tử, chương trình xúc tiến thương mại.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN (có kế hoạch thực hiện chi tiết kèm theo)
1. Đánh giá thực trạng và khả năng phát triển thị trường của các sản phẩm đặc sản Huế
Đánh giá tổng quan phát triển thị trường của các sản phẩm đặc sản Huế; khó khăn, thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc sản Huế (đối với 3 nhóm sản phẩm đặc sản: ẩm thực, nông nghiệp, quà tặng, lưu niệm).
2. Xây dựng danh mục các sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016 - 2020
Trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển thị trường của 3 nhóm sản phẩm đặc sản Huế đảm bảo:
- Sản phẩm phải có thị trường, giá cạnh tranh và sản lượng ổn định.
- Sản phẩm có nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ.
- Ưu tiên các sản phẩm đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sản phẩm đã được các tổ chức, thị trường ghi nhận giá trị thương hiệu (đạt kỷ lục, đăng ký sở hữu trí tuệ,...).
+ Các sản phẩm thuộc danh mục phát triển thương hiệu đặc sản Huế.
3. Xây dựng, quản lý “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế”
- Tổ chức khảo sát, thiết kế, đăng ký sở hữu trí tuệ “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế”.
- Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế”.
4. Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất
Quy hoạch vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo nguyên liệu sản xuất các sản phẩm theo danh mục các sản phẩm đặc sản Huế.
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản Huế ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản sản xuất, nuôi trồng, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
6. Hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy trình đóng gói
Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản của tỉnh đối mới thiết kế mẫu mã bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy trình đóng gói sản phẩm thông qua các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có kinh nghiệm về thiết kế ứng dụng mỹ thuật.
7. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, áp dụng và công bố các tiêu chuẩn chất lượng
Hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, Vietgap,...; thực hiện công bố chất lượng sản phẩm; thủ tục cấp giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;...
- Hỗ trợ các đơn vị trưng bày giới thiệu và tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
- Tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các nhà phân phối nhằm đưa các sản phẩm vào các kênh phân phối.
- Quảng bá sản phẩm đặc sản Huế trên các phương tiện thông tin truyền thông và xây dựng website sản phẩm đặc sản Huế.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, nhà phân phân phối thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục nhập hàng để hỗ trợ các đơn vị sản xuất đưa sản phẩm vào các kênh phân phối lớn.
- Hỗ trợ xây dựng, hình thành chuỗi cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản Huế.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ danh mục các sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể báo cáo UBND tỉnh và tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, nguồn kinh phí sự nghiệp ngành và danh mục các sản phẩm đặc sản Huế xây dựng các đề án hỗ trợ các cơ sở sản xuất theo các nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng và khả năng phát triển thị trường của các sản phẩm hàng quà tặng, quà lưu niệm (đặc sản thủ công mỹ nghệ), đặc sản ẩm thực Huế, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt danh mục các sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020.
- Tham mưu xây dựng, ban hành và tổ chức quản lý “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế”.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản Huế phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm: đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, đào tạo nghề, thiết kế cải tiến mẫu mã, hội thảo tập huấn, ...
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đặc sản Huế phát triển thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng phương án khuyến khích, hỗ trợ chuỗi cửa hàng sản phẩm Huế.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và nguồn kinh phí sự nghiệp ngành,danh mục các sản phẩm đặc sản Huế xây dựng các đề án hỗ trợ các cơ sở sản xuất theo các nội dung sau:
- Quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản Huế.
- Cụ thể hóa các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để nuôi trồng, sơ chế các sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và triển khai các nội dung khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và nguồn kinh phí sự nghiệp ngành, danh mục các sản phẩm đặc sản Huế xây dựng các đề án hỗ trợ các cơ sở sản xuất theo các nội dung sau:
- Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký nhãn hiệu, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản Huế,...
- Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, Vietgap,... vào hoạt động sản xuất và cả kinh doanh.
- Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy hải sản.
- Tham mưu đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu nhận diện sản phẩm Huế.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và nguồn kinh phí sự nghiệp ngành, danh mục các sản phẩm đặc sản Huế xây dựng các đề án hỗ trợ hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện các quy trình, thủ tục đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất chế biến; kiểm tra, kiểm nghiệm công bố chất lượng sản phẩm.
Căn cứ kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí để thực hiện hàng năm.
6. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai cụ thể kế hoạch tại địa phương mình; tập trung lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Tích cực phối hợp rà soát các sản phẩm nông sản, đặc sản trên địa bàn để có cơ sở tổ chức hỗ trợ phát triển thị trường.
7. Các tổ chức, cá nhân, các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên quan
Chủ động bố trí các nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển thị trường các sản phẩm đặc sản Huế.
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tích cực chủ động thực hiện để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐẶC SẢN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(ban hành kèm theo Chương trình số: 57/CTr-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
I. | Đánh giá thực trạng, xây dựng danh mục các sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016 - 2020 | ||||
1. | Đánh giá thực trạng và khả năng phát triển thị trường của các sản phẩm đặc sản Huế, gồm 3 nhóm sản phẩm: |
|
| Quý I-II/2016 | Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh |
| - Sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản | Sở Nông nghiệp và PTNN | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;... |
|
|
| - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (quà tặng, lưu niệm) | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;... |
|
|
| - Sản phẩm ẩm thực | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;... |
|
|
2. | Đề xuất, lựa chọn danh mục các sản phẩm đặc sản Huế hỗ trợ phát triển tiêu thụ giai đoạn 2016 - 2020 |
|
| Quý I-II/2016 |
|
| - Sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản | Sở Nông nghiệp và PTNN | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;... |
|
|
| - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (quà tặng, quà lưu niệm) | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;... |
|
|
| - Sản phẩm ẩm thực | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế |
|
|
3. | Thẩm định, phê duyệt danh mục các sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 | UBND tỉnh |
| Quý II/2016 |
|
II. | Xây dựng, quản lý “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế” |
| |||
1. | Xây dựng “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế” trình UBND tỉnh phê duyệt | Sở Công Thương | Các Sở ban ngành, các địa phương, các hiệp hội, hội nghề,... | Tháng 1-3/2016 |
|
2. | Đăng ký bảo hộ “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế” | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công Thương | Tháng 03/2016-2017 |
|
3. | Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế” | Sở Công Thương | Các Sở ban ngành, các địa phương, các hiệp hội, hội nghề,... | Tháng 02/2016-2017 |
|
4. | Triển khai thực hiện việc cấp, quản lý “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế” | Các hiệp hội, hội nghề | Sở Công Thương | Từ tháng 2017 |
|
III. | Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản Huế | ||||
1 | Quy hoạch để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm đặc sản Huế | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã và TP. Huế;.... | 2016-2020 | Kinh phí bố trí trong kinh phí sự nghiệp ngành và lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch ngành, địa phương |
2 | Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, các địa phương, các hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
3. | Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản Huế phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm: đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, đào tạo nghề, thiết kế cải tiến mẫu mã, hội thảo tập huấn,... | Sở Công Thương | Sở Khoa học và Công nghệ, các địa phương, các hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
4 | Hỗ trợ các đơn vị đăng ký nhãn hiệu, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản Huế. | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công Thương, các địa phương, các hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
5 | Hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, Vietgap,... | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương, các hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
6 | Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh trong sản xuất chế biến và công bố chất lượng sản phẩm. | Sở Y tế | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, các địa phương, các hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
7 | Hỗ trợ phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các địa phương, hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
8 | Hỗ trợ các đơn vị trưng bày giới thiệu và tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các địa phương, hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
9 | Tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các nhà phân phối nhằm đưa các sản phẩm vào các kênh phân phối. | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các địa phương, hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
10 | Quảng bá sản phẩm đặc sản Huế trên các phương tiện thông tin truyền thông và xây dựng website sản phẩm đặc sản Huế. | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và truyền thông, các địa phương, hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
11 | Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, nhà phân phân phối thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục nhập hàng để hỗ trợ các đơn vị sản xuất đưa sản phẩm vào các kênh phân phối lớn | Sở Công Thương | Các địa phương, hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
12 | Hỗ trợ xây dựng, hình thành chuỗi cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản Huế. | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên Môi trường Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, các địa phương, hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 | |
13 | Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản của tỉnh đổi mới thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thông quan các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có kinh nghiệm về thiết kế ứng dụng mỹ thuật. | Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương, các hiệp hội, hội nghề... | 2016-2020 |
- 1Kế hoạch 1922/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Kế hoạch 5801/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 2954/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 1Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Luật Doanh nghiệp 2014
- 4Kế hoạch 1922/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 5Kế hoạch 5801/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Quyết định 2954/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
Chương trình 57/CTr-UBND năm 2016 phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 57/CTr-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định