Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN -
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN -
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3744/CTPH-UBND-TAND-VKSND

Kon Tum, ngày 18 tháng 10 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỐI HỢP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2030

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyn địa phương năm 2015; Luật sửa đi, b sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung mt số điều của Bộ luật hình sự năm 2017;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật T tụng dân sự năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;

Căn cứ Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;

Căn cứ Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch động vật; Nghị định s 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ging cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch động vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

Sau khi trao đổi, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum và Viện Kiểm sát nhân dân tnh Kon Tum thng nhất xây dựng Chương trình phối hợp triển khai thực hiện công tác phòng, chng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, như sau:

1. Mục tiêu

1.1. Nâng cao hiệu quả phối hợp trong việc thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ, vụ việc phức tạp, nhạy cảm và có tính chất liên ngành về sở hữu trí tuệ.

1.2. Bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ trong nhận thức và áp dụng pháp luật trong công tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

1.3. Nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng về bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

2. Phạm vi phối hợp

Chương trình này quy định việc phối hợp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum với Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

3. Nguyên tắc phối hợp

3.1. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum chỉ đạo, ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn có liên quan lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3.2. Hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị và những quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, thường xuyên, chủ động và trách nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3.3. Bảo đảm chế độ bảo mật các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung hoạt động

4.1. Phối hợp trong xây dựng và thực thi, áp dụng pháp luật

a) Chủ động rà soát, ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền, các cơ quan có trách nhiệm kịp thời thông báo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật hiện hành hoặc ban hành văn bản pháp luật mới khi có thay đổi của Trung ương liên quan đến triển khai thực hiện công tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

b) Áp dụng đầy đủ, chính xác các quy định pháp luật trong xử lý xâm phạm và giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

c) Trường hợp quy định pháp luật chưa rõ ràng, chồng chéo hoặc có cách hiểu khác nhau thì các cơ quan trao đổi, thống nhất giải quyết; chủ động sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

d) Đối với những vụ việc có cùng bản chất phải được giải quyết thống nhất.

4.2. Phối hợp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

a) Biện pháp hành chính

Các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính:

- Chủ động rà soát trình tự, thủ tục xử lý các vụ việc hành chính theo nguyên tắc bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng và minh bạch.

- Tăng cường chỉ đạo, phối hợp thực hiện hàng năm ít nhất 01 cuộc thanh tra, kiểm tra trên diện rộng đối với một hoặc một số mặt hàng bị xâm phạm, có nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây tác động tiêu cực đến trật tự xã hội, lợi ích người tiêu dùng. Kết quả thanh tra, kiểm tra diện rộng được tổng kết và công bố công khai đến các cơ quan và trên phương tiện thông tin đại chúng. Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan giúp việc của Chương trình) có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến thanh tra, kiểm tra trên diện rộng; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan và tổng kết, đánh giá hoạt động này.

- Kịp thời hỗ trợ (cử người tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành; cung cấp ý kiến chuyên môn, kết luận giám định...) theo yêu cầu của cơ quan chủ trì trong xử lý các vụ việc xâm phạm, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

b) Biện pháp dân sự

- Tòa án nhân dân các cấp thụ lý, giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ nhanh chóng, kịp thời theo quy định pháp luật; trường hợp vụ án có đủ các điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn thì phải áp dụng thủ tục này để giải quyết.

- Trong quá trình Tòa án nhân dân các cấp giải quyết vụ việc dân sự, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hoặc có liên quan một phần đến sở hữu trí tuệ (Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương) cung cấp kịp thời thông tin về tình trạng pháp lý của đối tượng tranh chấp (như tình trạng đăng ký quyền tác giả, đăng ký tên miền; đăng ký giấy phép kinh doanh; tình trạng hiệu lực của văn bằng bảo hộ đi tượng sở hữu công nghiệp; giống cây trồng...); ý kiến chuyên môn hoặc kết luận giám định về xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của Tòa án.

c) Biện pháp hình sự

- Tòa án nhân dân các cấp căn cứ hướng dẫn áp dụng Điều 225 về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, Điều 226 về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bộ luật Hình sự của Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng xử lý các vụ án xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

- Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan khác) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Viện Kim sát nhân dân tỉnh) trong thực hiện và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự để xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

- Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hoặc có liên quan một phần đến sở hữu trí tuệ (Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương) kịp thời cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của đối tượng sở hữu trí tuệ trong vụ án, ý kiến chuyên môn, kết luận giám định về xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

d) Phối hợp với Ban Chỉ đạo chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kon Tum (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh).

Các cơ quan tăng cường phối hợp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

4.3. Phối hợp trong báo cáo, trao đổi thông tin

a) Chế độ báo cáo

- Hàng năm các cơ quan (kể cả các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ) báo cáo kết quả công tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực do mình phụ trách (theo mẫu hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch) gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 15/12 để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Trung ương theo quy định.

- Khi có yêu cầu báo cáo đột xuất của Tỉnh ủy, của Trung ương các cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo các nội dung liên quan thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

b) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm

- Các cơ quan duy trì việc thường xuyên cập nhật, trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm được tiến hành bằng văn bản định kỳ mỗi quý/lần; tại cuộc họp sơ kết của các cơ quan mỗi năm/lần.

- Trong trường hợp đột xuất cần trao đổi thông tin, kinh nghiệm, cơ quan có yêu cầu trao đổi thông tin, kinh nghiệm có thể đề nghị cơ quan giúp việc Chương trình tổ chức họp đột xuất hoặc chủ động trao đổi với các cơ quan khác bằng các hình thức phù hợp.

4.4. Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng

a) Công bố đầy đủ thông tin, báo cáo về hoạt động của Chương trình trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và trang thông tin điện tử của các cơ quan.

b) Thông qua việc công bố công khai kết quả xử lý các vụ việc thực tế, các cơ quan chủ động tuyên truyền cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhận thức đúng về tài sản trí tuệ thuộc sở hữu, quyền và lợi ích chính đáng của mình; việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không được là lý do cản trở hoạt động thương mại chính đáng của các chủ thể khác và không dẫn đến việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ gây thiệt hại cho lợi ích cộng đồng.

c) Khuyến khích các doanh nghiệp các tổ chức, cá nhân chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nâng cao nhận thức tự bảo vệ tài sản trí tuệ thuộc sở hữu thông qua cảnh báo vi phạm và áp dụng các biện pháp công nghệ.

5. Phối hợp đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ

5.1. Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi thông báo đến các cơ quan cử người tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ (thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do mình phụ trách) do Trung ương hoặc địa phương tổ chức.

5.2. Các cơ quan quan tâm, tạo điều kiện cử người tham gia các lớp đào tạo, tập huấn sở hữu trí tuệ do Trung ương hoặc địa phương tổ chức.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Ủy ban nhân dân tỉnh cử Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các Sở: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Công Thương và các đơn vị liên quan khác làm đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này.

6.2. Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh bố trí bộ phận chuyên môn làm đầu mối phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu triển khai thực hiện Chương trình phối hợp (Gửi danh sách đầu mối về Sở Khoa học và Công nghệ sau khi Chương trình được ký).

6.3. Hàng năm có đánh giá kết quả thực hiện Chương trình. Sơ kết Chương trình vào cuối năm 2025. Tổng kết Chương trình vào cuối năm 2030.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc Ủy ban nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Chương trình này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

TM. UBND TỈNH KON TUM
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

TM. TAND TỈNH KON TUM
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Tiến Tăng


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh;
- Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX.MNK.

TM. VKSND TỈNH KON TUM
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Lê Văn Thắng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chương trình 3744/CTPH-UBND-TAND-VKSND năm 2021 phối hợp triển khai thực hiện công tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030

  • Số hiệu: 3744/CTPH-UBND-TAND-VKSND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 18/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Lê Văn Thắng, Nguyễn Hữu Tháp, Nguyễn Tiến Tăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/10/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản