Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW | Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2015 |
Căn cứ Quyết định số 39-QĐ/TW ngày 19-9-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016;
Căn cứ Quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 05/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương;
Căn cứ Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kế hoạch số 38-KH/CCTP ngày 15/8/2014 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương về việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp;
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương thống nhất ban hành Chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2015 - 2020 như sau:
1.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; tạo sự chuyển biến tích cực và thống nhất trong nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, nhất là các cơ quan tư pháp về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức, hoạt động tư pháp.
1.2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành; tăng cường mối quan hệ phối hợp, phát huy thế mạnh của mỗi cơ quan, tổ chức tham gia Chương trình phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
1.3. Triển khai đồng bộ, sâu rộng và kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, tạo sự ủng hộ, đồng thuận xã hội và tham gia của nhân dân, tổ chức vào công tác này.
2.1. Các hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, chính xác, khách quan và kịp thời; bám sát các nhiệm vụ, chủ trương, quan điểm của Đảng, quy định pháp luật về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến đa dạng, gắn với nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức; phân công rõ trách nhiệm thực hiện và thực hiện bảo mật thông tin theo đúng quy định.
2.2. Phạm vi thông tin, tuyên truyền, phổ biến được thực hiện theo quy định của Kế hoạch số 38-KH/CCTP ngày 15/8/2014 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, tuân thủ các quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.3. Lồng ghép trong xây dựng Kế hoạch hoạt động hằng năm của mỗi cơ quan, tổ chức; định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình phối hợp, kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn.
II. NỘI DUNG THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VÀ HÌNH THỨC PHỐI HỢP
1. Nội dung
Nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp được quy định tại Mục II Kế hoạch số 38-KH/CCTP ngày 15/8/2014 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
2. Hình thức phối hợp
2.1. Chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp bằng các hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, thời điểm.
2.2. Cung cấp thông tin, tài liệu về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến trực tiếp thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; lồng ghép vào nội dung, chương trình giảng dạy pháp luật (chính khóa và ngoại khóa) ở các khóa đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống trường Đảng, các trường, cơ sở đào tạo luật, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp của các cơ quan tư pháp Trung ương; tuyên truyền, phổ biến thông qua các phiên tòa xét xử công khai, nhất là các phiên tòa xét xử lưu động hoặc trong quá trình triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể.
2.3. Biên soạn, phổ biến tài liệu nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; tài liệu thông tin, giới thiệu về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
2.4. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; pháp luật về tổ chức các cơ quan tư pháp; hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, thực tiễn tổ chức triển khai các nhiệm vụ cải cách tư pháp ở Trung ương và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan Trung ương, địa phương, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan.
2.5. Thông qua các hoạt động kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
2.6. Các hình thức phối hợp khác phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, tổ chức, địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CỤ THỂ
1. Trong chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện
1.1. Chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hoặc đột xuất về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp trong các văn bản của Đảng, của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, tổ chức, triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Quý I hằng năm.
1.2. Tư vấn, tham mưu để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hoặc đột xuất về nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp bằng hình thức, biện pháp phù hợp với đối tượng, địa bàn.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Quý I hằng năm.
2. Trong phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm
2.1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm thông tin, giới thiệu về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; trao đổi về lý luận và thực tiễn trong cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp của nước ta và kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực này.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
2.2. Tổ chức hội nghị tập huấn, quán triệt về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật Trung ương; hướng dẫn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
a) Chủ trì thực hiện: Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
3. Trong phối hợp tổ chức họp báo, thông cáo báo chí và phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông
3.1. Tổ chức họp báo thông tin, định hướng về nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
3.2. Phối hợp với các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền, phổ biến về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, số chuyên đề, số phụ đề về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương; các phương tiện thông tin đại chúng khác; xây dựng mục Hỏi - đáp về cải cách tư pháp trong chuyên mục về hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam để tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người dân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
3.3. Xây dựng chuyên mục, số chuyên đề; biên soạn tin, bài viết về thực tiễn triển khai cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp trên Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp và các báo, tạp chí khác của Ngành Tư pháp.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
4. Trong phối hợp biên soạn, phát hành tài liệu
4.1. Biên soạn, phát hành tài liệu nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp (đặc biệt là những vấn đề mới, chưa có sự thống nhất về nhận thức, còn nhiều ý kiến khác nhau, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn) để thông tin, tạo sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành và xã hội.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
4.2. Biên soạn, phát hành các tài liệu thông tin, giới thiệu các văn bản pháp luật về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2016-2018.
4.3. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động biên soạn tài liệu, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi Bộ, ngành.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Các Bộ, ngành có đại diện là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm
5. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp (trong đó có công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp).
5.1. Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương kết hợp kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương về tình hình thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp trong quá trình kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp hằng năm và đột xuất.
5.2. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương lồng ghép kiểm tra nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp trong quá trình tổ chức kiểm tra của Hội đồng hằng năm và đột xuất.
6. Tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
a) Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Việc tổ chức sơ kết được thực hiện hằng năm; việc tổ chức tổng kết thực hiện Chương trình phối hợp được thực hiện vào năm 2020; công tác khen thưởng được thực hiện hằng năm hoặc đợt tổng kết thực hiện Chương trình phối hợp.
1. Giao đồng chí ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này, định kỳ hàng năm tổ chức họp đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hoặc họp đột xuất khi cần thiết.
2. Giao Ban Hành chính - Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp là đơn vị thường trực, tham mưu giúp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này.
3. Các cơ quan, tổ chức tham gia Chương trình phối hợp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình phối hợp.
4. Hằng năm, các bên thống nhất xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Định kỳ sơ kết và tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm tình hình thực hiện Chương trình phối hợp; khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cơ quan có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình phối hợp.
5. Các Bộ, ngành, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Chương trình phối hợp này xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, định kỳ hằng năm có trách nhiệm tổng hợp kết quả, báo cáo việc thực hiện Chương trình phối hợp về Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
6. Kinh phí tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp:
6.1. Kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách của các cơ quan; cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì hoạt động bảo đảm kinh phí thực hiện.
6.2. Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương bảo đảm kinh phí tổ chức các cuộc họp định kỳ, hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình.
6.3. Các cơ quan, tổ chức tham gia Chương trình phối hợp này có thể vận động, huy động các nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật để hỗ trợ tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình.
7. Chương trình phối hợp này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
8. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (qua Văn phòng Ban Chỉ đạo) và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp) để nghiên cứu, giải quyết.
T/M BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ | T/M HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP |
Nơi nhận: |
|
- 1Chỉ thị 03/2016/CT-CA về tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân
- 2Hướng dẫn 136/HD-TANDTC năm 2017 công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 2689/QĐ-BTP năm 2017 về Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2018
- 4Kế hoạch 76/KH-BCĐ-TANDTC năm 2021 xây dựng "Đề án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp" do Ban Chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Quyết định 1060/QĐ-TTg năm 2013 thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kết luận 92-KL/TW năm 2014 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 4Kế hoạch 38-KH/CCTP năm 2014 đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp ban hành
- 5Chỉ thị 03/2016/CT-CA về tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân
- 6Hướng dẫn 136/HD-TANDTC năm 2017 công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Quyết định 2689/QĐ-BTP năm 2017 về Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ Tư pháp năm 2018
- 8Kế hoạch 76/KH-BCĐ-TANDTC năm 2021 xây dựng "Đề án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp" do Ban Chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Chương trình 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW năm 2015 về phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2015-2020 do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp ban hành
- Số hiệu: 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/07/2015
- Nơi ban hành: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
- Người ký: Hà Hùng Cường, Lê Thị Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra