Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/CT-UB-KT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 1997 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC NGUỒN VỐN, TÀI SẢN CỦA LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ VÀ HỢP TÁC XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI VÀ ĐĂNG KÝ LẠI THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ.
Ngày 29 tháng 3 năm 1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 04/BKH-QLKT hướng dẫn việc chuyển đổi đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo Nghị định số 16/CP ngày 21/02/1997 của Chính phủ, trong đó quy định phải tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản của các Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã (sau đây gọi chung là Hợp tác xã), làm rõ nguồn gốc hình thành và phân loại các nguồn vốn.
Nhằm triển khai tốt việc chuyển đổi các hợp tác xã thành phố theo Luật hợp tác xã, các Nghị định của Chính phủ; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các sở-ngành, Ủy ban nhân dân các quận-huyện và Ban chỉ đạo chuyển đổi hợp tác xã các cấp tập trung chỉ đạo và thực hiện hướng giải quyết các nguồn vốn, tài sản của các hợp tác xã thành phố như sau:
1. Trước đây Nhà nước trợ vốn (bằng tiền, hàng hóa), cho thuê tài sản sở hữu Nhà nước đối với các Hợp tác xã nhằm mục đích giúp củng cố và khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tập thể. Thành phố không chủ trương rút lại vốn, thu hồi tài sản trên để đầu tư, sử dụng vào việc khác. Các Hợp tác xã nhận vốn do Nhà nước trợ cấp nếu đăng ký chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã được tiếp tục sử dụng vốn công trợ trên, có trách nhiệm quản lý bảo toàn và phát triển vốn này theo đúng quy định của pháp luật và chịu sự giám sát quản lý của các cơ quan chức năng của thành phố. Trường hợp các hợp tác xã giải thể, Nhà nước thu hồi lại toàn bộ vốn, tài sản này để hỗ trợ cho các hợp tác xã khác có yêu cầu củng cố và phát triển.
2. Hướng giải quyết, quản lý các nguồn vốn tại các Hợp tác xã để chuyển đổi và đăng ký theo Luật hợp tác xã:
2.1. Vốn tài trợ cho các hợp tác xã từ các tổ chức xã hội từ thiện, các tổ chức quốc tế thì Nhà nước có trách nhiệm quản lý, giám sát nhằm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh của hợp tác xã và cho việc phát triển phong trào hợp tác xã thành phố.
2.3. Liên minh các Hợp tác xã thành phố là tổ chức đại diện và hỗ trợ phong trào hợp tác xã có nhiệm vụ theo dõi, giám sát các nguồn vốn trên để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đồng phối hợp với Sở Tài chính xây dựng qui chế quản lý, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn trên trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Thực hiện chuyển đổi và đăng ký lại các hợp tác xã theo Luật hợp tác xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích củng cố và phát triển thành phần kinh tế tập thể; yêu cầu các sở-ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhệim chỉ đạo triển khai, kiểm tra đôn đốc và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan chức năng cần thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc và đề xuất các biện pháp giải quyết cụ thể để Ủy ban nhân dân thành phố có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 48/2009/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 46/CT-UB-KT năm 1977 sửa đổi Chỉ thị 89/CT-UB-KT về giải quyết các nguồn vốn, tài sản của Liên hiệp hợp tác xã và Hợp tác xã trong quá trình chuyển đổi và đăng ký lại theo Luật Hợp tác xã do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 89/CT-UB-KT năm 1997 về việc giải quyết các nguồn vốn, tài sản của liên hiệp hợp tác xã và hợp tác xã trong quá trình chuyển đổi và đăng ký lại theo luật hợp tác xã do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 89/CT-UB-KT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/11/1997
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/1997
- Ngày hết hiệu lực: 07/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra