Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2007/CT-BNN | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2007 |
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH TRỒNG RỪNG VÀ TRỒNG CÂY CHẮN SÓNG VEN BIỂN
Luật đê điều quy định hành lang bảo vệ đê biển, đê cửa sông là 200m về phía biển. Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng đã có quy định về bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, trong đó có rừng phòng hộ ven biển.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tường Chính phủ tại các Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 về việc phê duyệt chương trình bảo vệ, củng cố và nâng cấp hệ thống đê biển hiện có từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 và số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc trồng mới 5 triệu ha rừng, trồng rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ ưu tiên phải thực hiện đối với tất cả các khu vực ven biển có điều kiện trồng cây.
Để chủ động phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do gió bão, nước biển dâng, sạt lở đất, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển, đê cửa sông, đồng thời hạn chế quá trình sa mạc hóa, cải thiện môi trường sinh thái góp phần phát triển bền vững vùng đất ven biển, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các Bộ, Ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển tiến hành một số nội dung sau:
1. Đẩy mạnh công tác trồng cây chắn sóng tạo rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt ưu tiên các khu vực bãi trước đê biển; kết hợp chặt chẽ giữa trồng mới, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ diện tích rừng hiện có.
Các địa phương sử dụng kinh phí được bố trí trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 và số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007, lồng ghép các chương trình mục tiêu khác và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện. Những khu vực đang có dự án xây dựng đê biển thì bố trí ngay kinh phí của đê điều để thực hiện việc trồng cây trong phạm vi xây dựng đê. Sắp xếp ưu tiên để tiến hành ngay trong năm kế hoạch 2007 và kế hoạch năm 2008.
2. Về phạm vi trồng:
- Những khu vực hiện có bãi trước đê biển, đê cửa sông: Trước mặt trồng phủ kín hành lang bảo vệ đê biển theo quy định tại Luật đê điều là 200 m tính từ chân đê ra phía biển, tiến tới trồng phủ kín toàn bộ vùng bãi được quy hoạch trồng rừng. Những khu vực hiện có đầm thủy sản trong hành lang bảo vệ đê, tiến hành thu hồi để trồng cây. Những khu vực có bãi rộng có thể khai thác một phần diện tích phía ngoài phạm vi bảo vệ đê để nuôi trồng thủy sản nhưng không được đắp bờ bao khép kín ngăn nước từ biển vào rừng phòng hộ làm chết cây chắn sóng.
- Những khu vực hiện có đê biển, đê cửa sông nhưng trước đê chưa có bãi hoặc bãi không đủ chiều rộng theo quy định, khi tiến hành củng cố, nâng cấp cần xem xét phương án nắn chỉnh tuyến đê lùi vào phía trong để có diện tích trồng cây chắn sóng. Với những tuyến đê quan trọng không thể nắn lùi tuyến vào trong, có biện pháp để gây bồi tạo bãi trước đê và phải tiến hành trồng cây ngay sau khi có bãi.
- Những khu vực chưa có đê: Cần tiến hành trồng cây chắn sóng và khi xây dựng đê mới cần chọn tuyến lùi vào phía trong để có diện tích trước đê dành cho việc trồng cây chắn sóng, chiều rộng dải cây tối thiểu 200m.
3. Về kỹ thuật trồng: Lực chọn loại cây, kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện của từng khu vực và đáp ứng yêu cầu chắn sóng, chống xói lở. Đối với những khu vực thổ nhưỡng kém, tiến hành cải tạo đất phù hợp trước khi trồng; có thể trồng cây trưởng thành để sớm phát huy tác dụng. Khuyến khích trồng các loại cây vừa đáp ứng yêu cầu của rừng phòng hộ, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
4. Về công tác quản lý rừng phòng hộ ven biển:
- Đối với diện tích rừng nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều giao lực lượng quản lý đê điều chuyên trách, lực lượng quản lý đê nhân dân thành lập theo khoản 3, Điều 37 Luật đê điều chủ trì phối hợp với cơ quan kiểm lâm ở địa phương trực tiếp quản lý theo quy định của Luật đê điều và Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Đối với các khu vực khác thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
5. Tổ chức thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ven biển chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương ven biển:
- Rà soát quy hoạch, đánh giá thực trạng việc sử dụng đất bãi ven biển, hiện trạng cây chắn sóng ven biển, Thu hồi diện tích đất bãi theo quy hoạch để trồng cây chắn sóng, có biện pháp hỗ trợ các đối tượng bị thu hồi đất.
- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để xác định loại cây trồng phù hợp với điều kiện của từng khu vực cụ thể, xây dựng đơn giá trồng từng loại cây trình UBND tỉnh/ thành phố phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây chắn sóng ven biển năm 2008 và tới năm 2010, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi cần thiết.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 58/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đê điều 2006
- 3Chỉ thị 257-TTg năm 1975 về đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng và giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 661/QĐ-TTg năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Quyết định 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 661/QĐ-TTg năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 85/2007/CT-BNN về đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây chắn sóng ven biển do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 85/2007/CT-BNN
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/10/2007
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 739
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra