Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6186/CT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2016 |
Trong những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng nói chung, việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến nói riêng của ngành Giáo dục đã có bước phát triển mới. Nhiều cấp ủy, người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã nhận thức đúng, đề cao ý thức trách nhiệm, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức phong trào thi đua; chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Nhiều gương điển hình tiên tiến, sáng tạo, tài năng được Đảng, Nhà nước ghi nhận, tặng các phần thưởng cao quý, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của ngành.
Tuy nhiên, việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến trong thời gian qua còn hạn chế. Gương điển hình tiên tiến là nhà giáo đang công tác ở vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, sáng tạo mẫu mực, tâm huyết với nghề, đi đầu trong đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục, quản lý giáo dục, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ chưa được phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Một số gương điển hình tiên tiến còn mờ nhạt, thiếu minh chứng, sản phẩm cụ thể, thiếu sức thuyết phục. Nguyên nhân cơ bản là do sự lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên của cấp ủy và người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị; kinh nghiệm phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến và tạo môi trường thuận lợi để điển hình tiên tiến được khẳng định và nhân rộng còn hạn chế.
Để thực hiện hiệu quả công tác này, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm, các sở giáo dục và đào tạo, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ (sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị) thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã được Bộ trưởng phát động trong toàn ngành. Căn cứ Danh mục các tiêu chí thi đua của Bộ, xây dựng Danh mục cụ thể các tiêu chí thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học của cơ quan, đơn vị; các tiêu chí thi đua phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, gắn với việc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm của ngành và các vấn đề về giáo dục được cơ quan, đơn vị, địa phương và cả xã hội quan tâm.
2. Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Điển hình tiên tiến là các nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, tích cực đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, có minh chứng, sản phẩm cụ thể, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực, được đồng nghiệp, bạn bè, xã hội tôn vinh, học tập làm theo.
3. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp phải là nơi kiến tạo, hỗ trợ, phục vụ để mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có môi trường thuận lợi phát huy tối đa phẩm chất và năng lực cá nhân; khuyến khích được nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện tham gia thi đua đổi mới, sáng tạo, phấn đấu trở thành điển hình tiên tiến.
Định, kỳ hàng quý, kết thúc học kỳ, kết thúc năm học, các cơ quan, đơn vị lựa chọn các tập thể, cá nhân có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; tổ chức thẩm định minh chứng, sản phẩm; biểu dương, khen thưởng kịp thời; lựa chọn các điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc nhất, kèm minh chứng, sản phẩm đổi mới, sáng tạo gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để Bộ trưởng xét, khen thưởng, khen thưởng tương xứng với thành tích đạt được.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học bằng nhiều hình thức, hiệu quả, thiết thực; định kỳ vào tháng cuối cùng của mỗi quý, gửi bài viết, hình ảnh minh họa, sản phẩm, minh chứng của các gương điển hình tiên tiến đi đầu trong đổi mới, sáng tạo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua địa chỉ: vutdkt@moet.gov.vn) để tuyên truyền, nhân rộng, tạo sự lan tỏa trong phạm vi toàn ngành và cả nước. Báo Giáo dục và Thời đại, Trung tâm Truyền thông giáo dục, Cổng Thông tin điện tử của Bộ, trang thông tin điện tử, bản tin, tập san của các cơ quan, đơn vị cần dành một thời lượng thích hợp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này.
5. Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ chủ động kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị, đồng thời thường xuyên phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá, thẩm định minh chứng, sản phẩm đổi mới, sáng tạo của các điển hình tiên tiến; gửi kết quả về Vụ Thi đua - Khen thưởng.
6. Vụ Thi đua - Khen thưởng là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng xét, khen thưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc nhất, có nhiều minh chứng, sản phẩm đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm, các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 7096/BGDĐT-TĐKT năm 2014 hướng dẫn tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến và Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước ngành giáo dục năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 2635/BTNMT-TCMT năm 2015 giới thiệu điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Công văn 3731/BGDĐT-KHCNMT năm 2015 giới thiệu điển hình tiên tiến về môi trường giai đoạn 2011-2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 3804/BTP-TĐKT năm 2014 về hướng dẫn xây dựng và bình xét điển hình tiên tiến (2010–2015) do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Kế hoạch 1935/KH-BHXH năm 2021 về xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2021-2025 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6Kế hoạch 03/KH-BTNMT năm 2021 về xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2021-2025 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Công văn 7096/BGDĐT-TĐKT năm 2014 hướng dẫn tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến và Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước ngành giáo dục năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 2635/BTNMT-TCMT năm 2015 giới thiệu điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Công văn 3731/BGDĐT-KHCNMT năm 2015 giới thiệu điển hình tiên tiến về môi trường giai đoạn 2011-2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 3804/BTP-TĐKT năm 2014 về hướng dẫn xây dựng và bình xét điển hình tiên tiến (2010–2015) do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Kế hoạch 1935/KH-BHXH năm 2021 về xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2021-2025 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6Kế hoạch 03/KH-BTNMT năm 2021 về xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2021-2025 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chỉ thị 6186/CT-BGDĐT năm 2016 về phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 6186/CT-BGDĐT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/12/2016
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Phùng Xuân Nhạ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra