Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6-BTS/CT | Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 1984 |
CHỈ THỊ
CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 6-BTS/CT NGÀY 9-5-1984 VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội và tăng nguồn hàng xuất khẩu, ngành thuỷ sản đang đẩy mạnh khai thác và nuôi trồng, nhưng gần đây nguồn lợi tôm, cá và các loại thuỷ sản khác ở một số vùng, một số giống loài thuỷ sản quý đang có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tương trên đây là do công tác bảo vệ nguồn lơi chưa được coi trọng đúng mức và thực hiện một cách nghiêm túc, như vẫn còn dùng chất nổ đánh cá một cách bừa bãi, phát triển quá nhiều các loại nghề sát hại tôm, cá con v.v...
Trong khi chờ đợi Nhà nước ban hành Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, để kịp thời bảo vệ được nguồn lợi, làm cơ sở bảo đảm cho phát triển sản xuất, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu. Trước mắt Bộ yêu cầu các Sở Thuỷ sản, các Công ty Thuỷ sản cần thực hiện gấp một số việc sau đây:
1- Các Sở thuỷ sản cần tham mưu cho chính quyền các cấp đề ra các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cho địa phương mình. Trong đó cần triệt để thực hiện các văn bản đã ban hành về cấm dùng chất nổ đánh bắt cá như:
- Chỉ thị số 2247-VP3 ngày 30-5-1980 về cấm dùng chất nổ đánh bắt cá. - Công văn số 691-TS/KTBV ngày 7-4-1982 về cấm dùng chất nổ đánh bắt cá ở sông, hồ.
2- Để hạn chế việc đánh bắt cá con của các nghề vây vó v.v... đánh cá nổi từ nay trở đi cấm nhập các loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn a = 7mm, trường hợp đặc biệt được quy định riêng.
3- Cấm ngặt và nghiêm trị các nghề huỷ diệt nguồn lợi như dùng chất nổ.
4- Để bảo vệ nguồn lợi tôm biển:
a) ở các sông và kênh rạch vùng biển cần giảm bớt số lượng các miệng đáy, đăng và các nghề như te, xiệp, chắn dọn... đặc biệt là hai bên triền sông có độ sâu dưới 6 mét.
Cần áp dụng một số nghề như rê, câu khơi, lưới quàng khơi, v.v... ở độ sâu lớn hơn 20 đến 25 mét.
Các tỉnh căn cứ theo tình hình cụ thể để đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh ra các chỉ thị về việc hạn chế các ngư cụ này theo nguyên tắc chính như sau:
Đối với nghề lưới đáy quy định kích thước ở đụt lưới
2a = 15 - 16 mm (đối với đáy sông và cửa sông),
2a = 18 mm (đối với đáy biển hàng khơi).
b) Trong mùa tôm đẻ rộ vào tháng 3 - 5 dương lịch cần hạn chế sản lượng đánh bắt tại các bãi đẻ chính sau đây:
- Bãi tôm hòn Mĩ Miều (Quảng Ninh).
- Bãi tôm bắc Ba Lạt - Long Châu.
- Bãi tôm Nẹ - Ghép (Thanh Hoá).
- Bãi tôm nam đông nam Vũng Tàu.
- Bãi tôm cửa sông Cửu Long.
- Bãi tôm Hòn Chuối - Ông Đốc.
- Bãi tôm tây - tây bắc Phú Quốc.
c) Khu vực ven bờ ở độ sâu 5 đến 20 mét cần giảm bớt ngư cụ đánh bắt.
5- Bảo vệ nguồn lợi tôm càng xanh:
a) Để bảo vệ đàn tôm ôm trứng di cư ra vùng nước lợ sinh sản.
- Cấm dùng ngư cụ như đăng mé, bao chà, cào... hoạt động trên các đoạn sông thuộc các tỉnh như Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Cửu Long, Hậu Giang từ ngày 1 đến 8 tháng 3, tháng 7 tháng 8 âm lịch.
- Cấm nghề đáy sông hoạt động ở các sông trên đây vào các thời điểm sau:
Vụ đầu mùa từ 25 tháng 2 đến 5 tháng 3 âm lịch hàng năm. Và từ 12 tháng 3 đến 18 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Vụ cuối mùa từ 12 tháng 7 đến 18 tháng 7 âm lịch hàng năm. Và từ 25 tháng 7 đến 5 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Các tỉnh khác tuỳ điều kiện cụ thể quy định cho thích hợp.
b) Bảo vệ đàn tôm con:
- Cấm tất cả các ngư cụ hoạt động trong các sông Cửu Long, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 18 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Ngày 25 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9 âm lịch hàng năm.
- Mắt lưới của đáy tôm càng trên sông:
Quy định phần cánh đáy và hòm đáy lưới có độ thô 210D/18 kích thước mắt lưới
2a ³ 40 mm
đụt đáy 2a ³ 16 mm.
Đăng đáy, cho khung, lưới bao chà có kích thước mắt lưới 2a = 20 mm.
6- Biện pháp thực hiện:
1. Khi nhận được Chỉ thị này, các Sở thuỷ sản chịu trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để ban hành các quy định bảo vệ nguồn lợi của tỉnh và phối hợp với cơ quan tuyên truyền báo chí, vô tuyến truyền hình... giáo dục mọi người ý thức bảo vệ phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Ban hải sản huyện, quận, các công ty thực hiện các điều quy định trên đây.
2. Thực hiện chế độ khen thưởng và xử phạt theo Thông tư số 5-TT/TS ngày 17-9-1982 của Bộ Thuỷ sản về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97-HĐBT ngày 29-5-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Các địa phương, đơn vị cần phổ biến rộng rãi tới cán bộ, nhân viên, ngư dân và có kế hoạch cụ thể chỉ đạo thi hành nghiêm chỉnh bản Chỉ thị này. Quá trình thực hiện có vấn đề gì mắc mứu đề nghị các đơn vị, cơ sở phản ánh kịp thời về Bộ Thuỷ sản để nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh.
| Võ Văn Trác (Đã ký) |
- 1Quyết định 31/2007/QĐ-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 5-TT/TS-1982 hướng dẫn Quyết định 97-HĐBT-1982 về chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 3Quyết định 97-HĐBT năm 1982 về chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1Quyết định 31/2007/QĐ-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 5-TT/TS-1982 hướng dẫn Quyết định 97-HĐBT-1982 về chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 3Quyết định 97-HĐBT năm 1982 về chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chỉ thị 6-BTS/CT năm 1984 về một số vấn đề cấp bách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản ban hành
- Số hiệu: 6-BTS/CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/05/1984
- Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
- Người ký: Võ Văn Trác
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra