Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 1993 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ, LAO ĐỘNG KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÁNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.
Trong những năm qua, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động khu vực Nhà nước và các đối tượng chính sách có nhiều tiến bộ và đã được đổi mới từng bước. Nhưng đến nay về căn bản công tác quản lý vẫn còn nặng về thủ công, phân tán, hiệu quả thấp.
Hiện nay thành phố đang trực tiếp quản lý số lượng trên nửa triệu công viên chức Nhà nước, cán bộ dân cữ, cán bộ các cơ quan và các đối tượng chính sách (những người về hưu, mất sức, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng…), có nhiều mối quan hệ trực tiếp đến các chế độ chính sách cán bộ Đảng và Nhà nước và công tác quy hoạch bồi dưỡng đào tạo, sử dụng tốt đội ngũ cán bộ trong tình hình mới.
Để nhanh chóng đổi mới, hiện đại hóa công tác quản lý lao động, nhân sự trong khu vực Nhà nước và các đối tượng chính sách, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố đã xét duyệt đề án: Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự, lao động khu vực Nhà nước và các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng hệ thống máy tính do liên ngành: Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Sở Lao động- Thương binh xã hội, Cục Thống kê, Trung tâm máy tính thống kê, Sở Tài chánh trình duyệt; đồng thời đề ra mục tiêu yêu cầu sau đây:
1/ Phải xây dựng hệ thống máy tính quản lý đầy đủ, chính xác thông tin về lý lịch, nghề nghiệp chuyên môn, ngạch bậc lương và trợ cấp của từng đối tượng (công chức, viên chức, công nhân, cán bộ dân cử, đối tượng chính sách…) trên hệ thống máy vi tính.
2/ Thường xuyên cập nhật chính xác kịp thời các thay đổi thông tin và biến động của các đối tượng này.
3/ Đảm bảo cung cấp thường xuyên các thông tin chi tiết và tổng hợp, phản ảnh đúng và đầy đủ hiện trạng nhân sự lao động và các đối tượng chính sách tại một thời điểm bất kỳ quan hệ thống truyền mạng modem trên máy vi tính, quản lý chặt chẽ việc thực hiện chính sách tiền lương và các chế độ xã hội của Nhà nước đối với người lao động và người có công.
4/ Tạo cơ sở để tiến đến xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về cán bộ, nhân viên nhà nước và các đối tượng chính sách, bao gồm quá trình công tác hoạt động của họ để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, quy hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ trong bộ máy Nhà nước của thành phố.
Thời gian thực hiện được bắt đầu từ tháng 7/1993 (tiếp theo đợt xếp chuyển lương mới) cho đến hết năm 1994 sẽ hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống. Sau đó tiếp tục nâng cao và mở rộng hệ thống tới cấp quận, huyện, sở ngành quản lý nhằm khai thác phát huy hiệu quả cao, phục vụ cho công tác quản lý cán bộ trong cơ quan Nhà nước của các cấp, các ngành. Để thực hiện đầy đủ nội dung và quy trình của đề án, Ủy ban nhân dân thành phố quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành như sau:
1- Liên ngành: Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Sở Lao động – Thương binh xã hội, Cục Thống kê, Trung tâm máy tính thống kê, Ủy ban Kế hoạch thành phố, Sở Tài chánh có trách nhiệm chung cùng phối hợp tổ chức thực hiện đề án trên phạm vi toàn thành phố; nhiệm vụ cụ thể từng cơ quan như sau:
- Ban Tổ chức chánh quyền thành phố chịu trách nhiệm chính hệ thống quản lý lao động và nhân sự các cơ quan hành chánh sự nghiệp, hệ thống dân cử (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ phường xã đến thành phố) và phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy quản lý hệ thống các đoàn thể và tổ chức xã hội.
- Sở Lao động – Thương binh xã hội chịu trách nhiệm quản lý hệ thống nhân sự, lao động khối doanh nghệip Nhà nước và toàn bộ các đối tượng chính sách xã hội.
- Cục Thống kê, Trung tâm máy tính thống kê chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ và kỹ thuật máy tính để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho toàn bộ đối tượng quản lý theo nội dung đề án, tổ chức mạng truyền đưa, cung cấp thông tin cho Thành ủy, Ủy ban và các ngành quản lý sử dụng. Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng quản lý, xây dựng chế độ báo cáo cập nhật, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin một cách đầy đủ, kịp thời.
- Sở Tài chánh và Ủy ban Kế hoạch thành phố cùng phối hợp xây dựng hệ thống chỉ tiêu quản lý để khai thác thông tin đủ phục vụ cho công tác kế hoạch và quản lý quỹ lương và các khoản chi ngân sách. Sở Tài chánh có trách nhiệm xem xét cấp phát kinh phí cho đề án.
2/ Giám đốc các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan đơn vị do ngành mình quản lý, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ và quy trình thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin thường xuyên theo nội dung đề án, coi đây là nhiệm vụ chấp hành chế độ báo cáo Nhà nước.
3/ Thủ trưởng các cơ quan đơn vị hành chánh sự nghiệp, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các chế độ báo cáo, cập nhật thông tin theo quy định. Chuyển về Trung tâm máy tính thống kê để khai thác, xử lý thông tin.
Đây là một chương trình lớn với yêu cầu nội dung rất khoa học, phục vụ cho việc cải tiến công tác quản lý cán bộ của bộ máy Nhà nước thành phố đòi hỏi các cấp, các ngành, các đơn vị phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định và thường xuyên cập nhật về thông tin báo cáo.
Trong quá trình tổ chức thực hiện các cơ quan có trách nhiệm liên ngành cần sơ kết để từng bước rút kinh nghiệm để phổ biến chung, những vấn đề mới phát sinh cần báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo bổ sung cho các bước tiếp theo đạt được kết quả tốt.-
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 58/CT-UB năm 1993 về việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự, lao động khu vực nhà nước và các đối tượng chánh sách trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 58/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/11/1993
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trang Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra