Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 575-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 1996

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÔN ĐỐC VÀ CHỐNG NỢ ĐỌNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨUTRONG CÁC NĂM 1996 - 1997

Việc thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thu khác dongành Hải quan thực hiện trong 6 tháng đầu năm 1996 tuy có cao hơn cùng kỳ năm1995, nhưng so với kế hoạch cả năm đã được Quốc hội thông qua còn thấp, chưatương xứng, tình trạng nợ đọng thuế xuất nhập khẩu còn khá phổ biến, ảnh hưởnglớn đến cân đối thu chi ngân sách nhà nước.

Để thực hiện tốt kế hoạch thu thuế xuất nhập khẩu năm 1996 đã được Quốchội thông qua, ngoài các biện pháp đã được Chính phủ đề ra từ đầu năm, Thủtướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương thực hiện tốt các công việcsau đây:

1. Để giải quyết dứt điểm số thuếcòn nợ đọng, giao Tổng cục Hải quan bàn với Bộ Tài chính xem xét giải quyếtviệc miễn hoặc giảm tiền phạt chậm nộp thuế đối với các đơn vị nộp xong tiềnthuế nợ đọng trước ngày 30/9/1996; đối với số nợ thuế phát sinh trước ngày1/4/1992 mà các đơn vị không có khả năng nộp (do đơn vị đã giải thể, phá sản,làm ăn thua lỗ...) thì Tổng cục Hải quan cùng với Bộ Tài chính kiểm tra xácnhận và trình Chính phủ xem xét để cho phép xoá nợ.

2. Sau ngày 30/9/1996 trở đi, nếuphát hiện doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nào có khả năng thanh toán màcố tình chây ỳ không nộp tiền thuế thì Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàngnhà nước, Bộ Tài chính kiên quyết trích tiền trên số dư tài khoản của doanhnghiệp đó để nộp vào Ngân sách nhà nước.

3. Tổng cục Hải quan phối hợp vớiBộ Tài chính, Bộ Tư pháp áp dụng các biện pháp trưng thu hàng hoá nhập khẩu củacác doanh nghiệp còn nợ đọng thuế xuất nhập khẩu và tổ chức bán đấu giá để thuđủ tiền thuế xuất nhập khẩu còn nợ đọng nộp Ngân sách nhà nước, số còn lại trảcho doanh nghiệp.

4. Đối với những doanh nghiệpthuộc diện nợ đọng thuế xuất nhập khẩu đã kéo dài quá hạn phải cưỡng chế, nhưnggặp rủi ro, bất trắc, không thể nộp đủ thuế xuất nhập khẩu ngay được, thì Tổngcục Hải quan được phép cho doanh nghiệp hoãn nợ với điều kiện doanh nghiệp phảithế chấp tài sản tương đương số thuế còn nợ và phải được Ngân hàng thương mạinơi doanh nghiệp mở tài khoản đứng ra bảo lãnh.

5. Hàng tháng Tổng cục Hải quanthông báo cho Bộ Thương mại những đơn vị nợ thuế xuất nhập khẩu kéo dài để BộThương mại đình chỉ việc cấp phép kinh doanh nhập khẩu đối với các doanh nghiệpnày.

6. Trong quá trình thực hiện việcđôn đốc thu nộp số thuế còn nợ đọng, nếu phát hiện doanh nghiệp nào cố tìnhchây ý, hoặc có hành động gây cản trở đối với lực lượng làm nhiệm vụ này nhằmmục đích chiếm dụng thuế của ngân sách nhà nước thì Tổng cục Hải quan lập hồ sơbáo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuỳ theo mức độ vi phạm, các doanh nghiệp này phảibị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầucác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chỉ đạo chặt chẽviệc đôn đốc giải quyết dứt điểm trong năm 1996 việc nợ đọng thuế xuất nhậpkhẩu kéo dài và ngăn chặn việc tiếp tục nợ đọng thuế dẫn đến thất thu ngân sáchtrong những năm sau.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 575-TTg năm 1996 về các biện pháp đôn đốc và chống nợ đọng thuế xuất nhập khẩu trong các năm 1996-1997 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 575-TTg
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 24/08/1996
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Võ Văn Kiệt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 23
  • Ngày hiệu lực: 08/09/1996
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản