Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 460-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 1978 |
CHỈ THỊ
Hai năm qua ở nhiều tỉnh và thành phố miền
Để phát huy vai trò xung kích của thanh niên trên mặt trận sản xuất và xây dựng phát huy truyền thống vẻ vang của đội thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức lực lượng thanh niên xung phong xây dựng các vùng kinh tế mới ở các tỉnh và thành phố miền Nam theo các nguyên tắc và chế độ như sau.
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA THANH NIÊN XUNG PHONG XÂY DỰNG CÁC VÙNG KINH TẾ MỚI
A. Mục đích:
1. Động viên và tổ chức lực lượng thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn để làm nòng cốt trong phong trào quần chúng đi khai hoang, mở rộng diện tích, xây dựng các vùng kinh tế mới, góp phần thúc đẩy việc thực hiện sự phân bộ lại lao động xã hội trong phạm vi cả nước.
2. Thông qua tổ chức và Hội đồng Chính phủ của thanh niên xung phong, đào tạo và bồi dưỡng thanh niên trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
B. Nhiệm vụ:
Tổ chức thanh niên xung phong là tổ chức lao động có kỷ luật chặt chẽ của những thanh niên hăng hái, tự nguyện làm lực lượng xung kích trên mặt trận sản xuất và xây dựng. Tổ chức này có nhiệm vụ:
1. Lao động sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các vùng kinh tế mới, như khai mở rộng diện tích, làm thủy lợi, làm đưòng sá, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống, v.v…
2. Tổ chức việc giáo dục tư tưởng, học tập chính trị, nghề nghiệp, văn hóa nhằm rèn luyện cho thanh niên có tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, có phong cách lao động tốt, có trình độ chuyên môn theo công việc được giao, biết tổ chức lao động hợp lý để đạt năng suất cao, xây dựng đơn vị thành tập thể lao động xã hội chủ nghĩa.
3. Tổ chức tốt cuộc sống mới, sinh hoạt lành mạnh, văn minh, có nếp sống quân sự hóa, luyện tập quân sự, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội ở nơi đóng quân, sẵn sàng phục vụ chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khi cần thiết.
C. Tổ chức:
1. Tiêu chuẩn về tuyển chọn thanh niên xung phong.
Những thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có tinh thần hăng hái tự nguyện, có sức khỏe tốt, nam từ 18 đến 30 tuổi, nữ từ 18 đến 22 tuổi, được xét tuyển vào thanh niên xung phong.
Nữ thanh niên xung phong được sắp xếp làm ở những nơi và những công việc thích hợp với phụ nữ.
2. Về tổ chức lực lượng:
a) Căn cứ vào yêu cầu về lực lượng lao động làm các công việc như thủy lợi, làm đường khai hoang, trồng rừng, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống… ở các vùng kinh tế mới, v.v… đã được ghi vào kế hoạch Nhà nước, các ngành hoặc địa phương sử dụng lao động phải tính toán chặt chẽ cần bao nhiệu lao động thì tổ chức ra bấy nhiêu, không được tổ chức ồ ạt, gây lãng phí lao động. Lực lượng thanh niên xung phong do ngành hoặc địa phương nào sử dụng, thì thuộc quyền quản lý trực tiếp và thuộc chỉ tiêu kế hoạch lao động của ngành hoặc địa phương đó.
b) Tổ chức thanh niên xung phong phải gắn chặt với nhiệm vụ sản xuất và xây dựng tùy theo yêu cầu của sản xuất và xây dựng mà phiên chế thành tiểu đội gồm khoảng từ 10 đến 15 người tương đương với tổ sản xuất; đại đội gồm khoảng từ 100 đến 150 người tương đương với đội sản xuất. Những nơi mà hầu hết lực lượng lao động là thanh niên xung phong, nếu xét thấy cần thiết, có thể tổ chức liên đội bao gồm nhiều đại đội, hoặc tổ chức tổng đội nếu là công trường, nông trường, lâm trường có trên 1300 thanh niên xung phong. Tùy theo nhu cầu và năng lực công tác, cơ quan chủ quản các công trường, nông trưòng, lâm trường, có thể bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo liên đội, tổng đội vào ban chỉ huy công trường, nông trường, v.v…
c) Cấp trực tiếp lãnh đạo, quản lý và sử dụng thanh niên xung phong là giám đốc nông trường, lâm trường, trưởng ban chỉ huy công trường, hoặc trưởng ban chỉ đạo khu kinh tế mới. Không tổ chức một hệ thống chỉ đạo thanh niên xung phong riêng bên cạnh các cấp quản lý sản xuất.
d) Cán bộ phụ trách tiểu đội, đại đội, liên đội lúc mới thành lập do địa phương tuyển thanh niên xung phong (Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở phường, xã, hoặc quận, huyện) chỉ định. Khi đến đơn vị công tác, cơ quan sử dụng thanh niên xung phong xem xét và bổ nhiệm chính thức, sau khi đã thống nhất ý kiến với ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở cùng cấp.
e) Thời gian phục vụ một nhiệm kỳ của mỗi người thanh niên xung phong là 3 năm.
f) Thanh niên xung phong có huy hiệu và thẻ do trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quy định và gửi cho các cơ quan sử dụng thanh niên xung phong. Cơ quan sử dụng thanh niên xung phong cấp huy hiệu, thẻ và giấy chứng nhật cho thanh niên xung phong và có quyền thu hồi các huy hiệu, thẻ và giấy chứng nhận đó nếu người được cấp vi phạm kỷ luật Nhà nước.
II. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG XÂY DỰNG KINH TẾ
Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế được hưởng các quyền lợi, cụ thể là:
1. Được trả tiền công theo cấp bậc của việc làm như đối với công nhân Nhà nước cùng ngành nghề. Hình thức trả tiền công chủ yếu là theo chế độ khoán sản phẩm, khoán khối lượng và được hưởng các khoản phụ cấp hiện hành như phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp công trường…
Trong 3 tháng đầu, vì chưa quen việc, nếu làm không đạt định mức, thì được cấp bù chênh lệch, bảo đảm cho mỗi thanh niên xung phong có mức thu nhập 1,50 đồng một ngày công lao động; về khoản bù chênh lệch này, đơn vị sử dụng thanh niên xung phong thanh toán vào kinh phí đào tạo.
Tùy theo tính chất của ngành nghề và công việc được giao, trong năm đầu, thanh niên xung phong được hưởng mức lương khởi điểm của nghề mình làm. Những người có tay nghề cao hơn, thì được hưởng mức lương theo tay nghề, sau khi được đơn vị sát hạch. Đơn vị sử dụng phải chú ý đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên xung phong để từ năm thứ hai trở đi, căn cứ vào tiến độ về nghề nghiệp và khả năng lao động của mỗi người mà tiến hành sắp xếp cấp bậc lương theo trình độ nghề nghiệp như quy định hiện hành đối với công nhân Nhà nước.
Những người giữ trách nhiệm tiểu đội trưởng (tổ trưởng) được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Cán bộ phụ trách đại đội (cả trưởng và phó) ngoài tiền lương được xếp như đội viên, còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm 8 đồng một tháng. Cán bộ phụ trách liên đội (cả trường và phó) được phụ cấp 12 đồng một tháng. Cán bộ phụ trách tổng đội (cả trưởng và phó) được phụ cấp 16 đồng một tháng.
Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước được điều động sang làm công tác lãnh đạo quản lý, kỹ thuật… ở các đơn vị thanh niên xung phong, vẫn được giữ nguyên lương cấp bậc hoặc lương chức vụ và hưởng các chế độ như cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước.
2. Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định hiện hành đối với công nhân viên chức Nhà nước, như tiền thuốc và bồi dưỡng khi ốm đau; tiền trợ cấp khi bị tai nạn, bị chết; chi phí về ánh sáng, giường nằm, nước sinh hoạt, nghỉ lễ, nghỉ phép, tiền tàu xe, tiền ăn dọc đường, tiêu chuẩn về lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, cung cấp bữa ăn sáng, bồi dưỡng bằng hiện vật, bồi dưỡng làm ca đêm trang bị bảo hộ lao động, quần áo làm việc.
3. Được cấp một lần bằng hiện vật, (một người một bộ quần áo sơ mi, quần dài bằng loại vải dây thông thường), một đôi dép lốp, một chăn chiên, một màn cá nhân, một ba-lô, một mũ để dùng trong 3 năm, 2 mét ni-lông. Khoản chi này được thanh toán vào khoản kinh phí trợ cấp một lần ban đầu 50 đồng một người.
4. Được áp dụng các chế độ tiền thưởng theo quy định hiện hành đối với công nhân Nhà nước cùng làm việc đó.
5. Hàng tháng, bình quân một người được cấp 2 đồng để tập thể chi về học tập và các sinh hoạt văn hóa khác.
6. Sau khi hết nhiệm kỳ phục vụ, tùy theo yêu cầu của sản xuất, công tác và hoàn cảnh của từng đội viên, các ngành ở trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sử dụng thanh niên xung phong sẽ xem xét, ưu tiên sắp xếp họ vào làm việc trong các ngành kinh tế hoặc tuyển chọn vào các trường, lớp đào tạo theo các quy định của Nhà nước.
Những người được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, được tính thời gian công tác liên tục kể từ ngày tuyển vào thanh niên xung phong.
Những người được xét vào học các trường đào tạo của Nhà nước, thì được hưởng sinh hoạt phí thống nhất như quy định hiện hành của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân, viên chức được cử đi học.
Thanh niên xung phong đã hết nhiệm kỳ 3 năm hoặc có lý do chính đáng được xuất ngũ về địa phương, nếu trong quá trình phục vụ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thì khi xuất ngũ được trợ cấp mỗi năm tại ngũ bằng 1 tháng lương cấp bậc và tiền tàu xe, phụ cấp đi đường từ đơn vị về đến gia đình.
Người bị thi hành kỷ luật thải hồi hoặc buộc phải xuất ngũ thì chỉ được cấp tiền tàu xe, tiền ăn từ đơn vị về đến gia đình.
Ngoài các chế độ đãi ngộ trên đây, các ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có sử dụng thanh niên xung phong có thể trích quỹ phúc lợi hoặc ngân sách địa phương để mua sắm trang bị cần thiết cho Hội đồng Chính phủ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao hoặc động viên, úy lạo thanh niên xung phong trong những ngày lễ, ngày tết.
Mọi chi phí trong việc sử dụng thanh niên xung phong được hạch toán vào khối lượng công trình và do đơn vị sử dụng thanh niên xung phong quyết toán theo chế độ hạch toán kinh tế.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các ngành ở trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào kế hoạch lao động tiền lương và kế hoạch điều động lao động đi xây dựng và vùng kinh tế mới hàng năm được Hội đồng Chính phủ duyệt, bàn bạc thống nhất với turng ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Lao động và Bộ Nông nghiệp về chỉ tiêu huy động thanh niên xung phong hàng năm, phối hợp chặt chẽ với cấp bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtrong việc động viên, tuyển lựa, huấn luyện và sắp xếp cán bộ; tổ chức quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách,chăm lo đời sống vật chất và văn hóa, bảo đảm cho thanh niên xung phong hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời săn sóc, giúp đỡ gia đình họ, như đối với gia đình công nhân, viên chức Nhà nước.
Bộ Lao động có trách nhiệm phối hợp với trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn tiêu chuẩn, cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu của vùng kinh tế mới, tham gia vào việc xác định chỉ tiêu tổ chức lực lượng thanh niên xung phong của các tỉnh và thành phố, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong.
Các Bộ Nông nghiệp, Nội thương, Lương thực và thực phẩm, Thương binh và xã hội, Tài chính, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các ngành có liên quan, tùy theo chức năng, có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn và thông qua cơ quan quản lý cấp dưới của mình giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đơn vị quản lý trực tiếp thanh niên xung phong thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức và sử dụng thanh niên xung phong theo chỉ thị này.
Các ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố đang quản lý, sử dụng thanh niên xung phong cần kịp thời chấn chỉnh các đơn vị đó theo chỉ thị này, bảo đảm cho thanh niên xung phong phấn khởi, hăng hái làm tốt nhiệm vụ và học tập, rèn luyện.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Chỉ thị 460-TTg năm 1978 về việc tổ chức lực lượng thanh niên xung phong xây dựng kinh tế ở các tỉnh và thành phố miền Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 460-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/09/1978
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra