Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 46-CT | Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 1986 |
CHỈ THỊ
Tuy nhiên, những tiến bộ trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chưa nhiều trên thực tế, tình trạng bao cấp và lãng phí còn nghiêm trọng và phổ biến, công tác kế hoạch hoá chậm được sửa đổi, việc cải tiến một số chính sách kinh tế - tài chính chưa đồng bộ và chưa đủ mức để mở ra những khả năng phát huy quyền chủ động của cơ sở trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, qua thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 về giá - lương - tiền đã nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết.
Để tiếp tục quán triệt và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc của các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và 9, tạo ra sự chuyển biến " toàn diện, đồng bộ, kiên quyết, khẩn trương, có bước đi vững chắc" (Thông báo số 68 TW của Bộ Chính trị) tiến lên thực hiện thắng lợi kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 1986, huy động 4 nguồn khả năng, đạt kết quả rõ rệt về hạ giá thành xây dựng nâng cao hiệu quả kinh tế, đưa mọi mặt quản lý xây dựng cơ bản theo phương hướng cơ chế quản lý mới, chuẩn bị tốt các điều kiện cho kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1986 - 1990 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đề ra một số chủ trương và biện pháp sau đây trong lĩnh vực xây dựng cơ bản để các đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở và các ngành, các cấp thực hiện:
- Do nền kinh tế của ta hiện còn nhiều mặt mất cân đối lớn, vì vậy Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các Bộ quản lý xây lắp và các địa phương khi xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch cho cơ sở phải tôn trọng quyền chủ động của cơ sở trong việc tính toán sử dụng đầy đủ các nguồn khả năng nhất là các tiềm năng còn chưa được sử dụng để tích cực cân đối kế hoạch được giao. Các đơn vị cơ sở được giao dịch để ký kết hợp đồng kinh tế trực tiếp với các chủ đầu tư là những tổ chức quốc doanh, tập thể v.v... với các chủ hàng là tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng vật tư thiết bị và vật liệu xây dựng theo các chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn phù hợp với năng lực sản xuất của mình.
Khi giao kế hoạch, đơn vị cơ sở được quyền đòi hỏi các điều kiện cần và đủ nhất là hồ sơ thiết kế được duyệt, chỉ tiêu vật tư giao cho đơn vị...
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch và hợp đồng, nếu xảy ra mất cân đối giữa khối lượng công việc với vật tư, năng lượng, nhiên liệu thuộc chỉ tiêu pháp lệnh, thì cơ sở có quyền kiến nghị cơ quan cấp trên điều chỉnh khối lượng và tiến độ, đồng thời có trách nhiệm chủ động tham gia giải quyết sự chậm trễ trong việc cung ứng vật tư không đúng tiến độ, không đúng chủng loại kể cả việc tổ chức khai thác nguồn vật tư thay thế. Mọi chi phí để khắc phục những mất cân đối trên cần được tính toán chính xác, chủ đầu tư xác định và kiến nghị xử lý kịp thời không để cơ sở xây lắp gánh chịu mọi hậu quả do chờ đợi gây ra. Mặt khác, cơ sở có kế hoạch chủ động sử dụng lực lượng lao động tạm thời thiếu việc.
Đối với lao động dôi ra, trước hết giám đốc có trách nhiệm sử dụng số lao động đó để tiến hành sản xuất phụ và các hoạt động dịch vụ thông qua liên doanh, liên kết.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn chưa giải quyết hết số lao động dôi ra, giám đốc căn cứ vào tình hình cụ thể để trả lương trong thời gian thiếu việc với mức lương 220 đồng/tháng; chi phí này được trừ vào lợi nhuận thực hiện của đơn vị, không tính vào giá thành. Mặt khác phải kịp thời báo cáo với cơ quan kế hoạch và cơ quan lao động, có biện pháp điều động số lao động dôi ra đó vào những công việc thích hợp trong kế hoạch phân bố sức lao động xã hội.
2. Xoá bỏ tình trạng bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
- Trong khi giá vật liệu còn biến động, để đơn vị cơ sở thực hiện được hạch toán kinh tế và có đủ vốn để tiến hành sản xuất liên tục, chủ đầu tư phải cùng tổ chức nhận thầu lập dự toán xây lắp chính xác và phối hợp cơ quan tài chính, ngân hàng bảo đảm thanh toán kịp thời khối lượng xây lắp hoàn thành, không để đơn vị sản xuất thiếu vốn hoạt động.
- Về trách nhiệm của đơn vị cơ sở xây lắp, phải căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp của Nhà nước và chuyên ngành rà soát lại và hoàn chỉnh các định mức lao động, thiết bị vật liệu, tìm ra những nguyên nhân làm tăng mức tiêu hao vật liệu, lao động và lãng phí năng lực xe máy đề ra các biện pháp cụ thể giảm mức tiêu hao và tổ chức thực hiện định mức mới. Đơn vị cơ sở phải thực hiện tính đủ, tính đúng các chi phí hợp lý vào giá thành dự toán xây lắp, bảo đảm bù đắp mọi chi phí cần thiết cho sản xuất và có lãi. Kiên quyết loại khỏi giá thành dự toán xây lắp những chi phí không hợp lệ và tệ nạn tiêu cực làm tăng giá thành dự toán.
- Dự toán xây lắp theo thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công phải làm kịp thời, phản ánh trung thực khối lượng công tác theo thiết kế, đúng chính sách giá, lương và các chế độ tài chính, tín dụng. Đây là điều kiện thiết yếu để đưa quản lý kinh tế xây dựng vào nền nếp, bảo đảm đơn vị cơ sở thực hiện hạch toán kinh doanh. Đơn vị cơ sở xây lắp phải xem xét kỹ dự toán trước khi ký kết hợp đồng nhận thầu, các tổ chức thiết kế phải thực hiện đúng các quy định về chất lượng thiết kế, tránh sai sót trong dự toán và tôn trọng quyền giám sát của người làm thiết kế.
- Thực hiện rộng rãi chế độ làm khoán, chuyển mạnh sang khoán gọn công trình hoặc hạng mục công trình, làm theo hợp đồng, gắn thu nhập của cá nhân với sản phẩm cuối cùng của tập thể lao động; gắn tiền lương, tiền thưởng của bộ máy gián tiếp với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các tổ chức xây lắp cần có biện pháp khắc phục những nguyên nhân làm giảm năng suất lao động như đi muộn về sớm, vừa làm vừa chơi, quản lý vật tư, vật liệu không chặt chẽ... kiên quyết cho thôi việc những người trây lười đã được giáo dục mà không tiến bộ. Kiên quyết thực hiện chế độ quyết toán vật tư theo định kỳ và theo hạng mục công trình sau khi đã hoàn thành xây dựng hạng mục công trình đó.
1. Tăng cường quản lý kỹ thuật và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tiêu hao vật chất trong xây dựng công trình.
Trong thiết kế phải chấp hành, đầy đủ và nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm hiện hành của Nhà nước như tiêu chuẩn tải trọng, tiêu chuẩn diện tích cho một đơn vị công suất, tiêu chuẩn trang thiết bị kỹ thuật, hệ số K trong nhà ở v.v... chống phô trương hình thức và sử dụng tiện nghi quá khả năng của ta hiện nay. Người thiết kế phải tìm giải pháp sử dụng cao nhất các nguồn vật liệu tại chỗ, các vật tư xây dựng và thiết bị thi công có sẵn trong nước và hết sức tiết kiệm các loại vật tư khan hiếm; nếu phải cần đến các vật tư và thiết bị thi công nhập khẩu, cần tham khảo ý kiến của các cơ quan cung ứng các vật tư thiết bị đó.
Cơ quan xét duyệt thiết kế phải kiểm tra chặt chẽ chủ đầu tư và tổ chức thiết kế trong việc áp dụng tiêu chuẩn quy phạm thiết kế đã ban hành. Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng về chính sách giảm bớt việc thuê nước ngoài thiết kế đối với công trình nhập thiết bị toàn bộ, tổ chức rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn thiết kế cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, phổ biến quán triệt các cơ sở thiết kế, cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ tài chính nghiên cứu chính sách, biện pháp để phát triển công tác thiết kế điển hình và khuyến khích sử dụng các thiết kế điển hình. Khi duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình, cần quy định các hạng mục công trình nào phải sử dụng thiết kế điển hình, hạng mục công trình hay công trình nào đưa vào lắp trong các cơ sở cũ cải tạo lại không phải xây dựng mới.
Việc sử dụng vật liệu, trang bị kỹ thuật phải phù hợp với tính chất và cấp thiết kế của công trình. Nghiêm cấm việc sử dụng vật liệu, trang bị kỹ thuật quý, hiếm và nhập khẩu vào xây dựng các công trình cấp IV và nhà ở thông thường. Chấp hành nghiêm ngặt về sử dụng sắt thép, xi - măng và gỗ như Nghị quyết số 188 - CP ngày 2 - 8 - 1974 của Hội đồng Chính phủ. Các công trình hoặc bộ phận công trình có thể dùng vật liệu khác mà vẫn bảo đảm kỹ thuật, cường độ chịu lực thì không dùng thép. Đối với nhà cấp IV chỉ được dùng xi - măng mác thấp từ P.300 (cũ) trở xuống và các chất kết dính khác thay xi - măng, không dùng xi - măng mác cao vào kết cấu có yêu cầu cường độ thấp. Gỗ xây dựng phải xẻ theo quy cách định hình, sử dụng các ván khuôn định hình đối với một số cấu kiện thông dụng...
Khi thiết kế công trình, tổ chức thiết kế phải biết tận dụng các loại phế liệu được gia công lại. Cần có kế hoạch để thu gom, chế sửa các loại sắt thép còn lại trong chiến tranh để sử dụng vào việc xây dựng công trình mới nhằm tiết kiệm các kết cấu thép nhập khẩu.
Áp dụng các phương pháp tính toán hiện đại và kỹ thuật máy tính điện tử để tính toán các giải pháp kết cấu khi thiết kế các công trình. Đối với các công trình kỹ thuật phức tạp và quy mô lớn, nhất thiết phải dùng kỹ thuật máy tính điện tử để lựa chọn những phương pháp tối ưu về giải pháp kết cấu và các biện pháp xử lý kỹ thuật khác.
Trong thi công xây lắp, đơn vị cơ sở khi lập kế hoạch sản xuất phải rất coi trọng kế hoạch ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như là biện pháp cơ bản để hạ giá thành xây lắp (như kéo nguội, hàn đối đầu, sử dụng các loại phụ gia thích hợp, áp dụng phương pháp đổ bê - tông bằng ván khuôn trượt, ván khuôn leo, kích nâng sàn, ván khuôn thép, ván khuôn hỗn hợp thép gỗ và ván khuôn gỗ định hình chế sẵn v. v...).
Tận dụng và khai thác đầy đủ công suất của các cơ sở công nghiệp xây dựng hiện có để nâng cao mức độ chế sẵn các cấu kiện xây dựng đối với các công trình, đặc biệt là công trình dân dụng, công trình công nghiệp và giao thông, thuỷ lợi, thông tin, đường dây tải điện, v.v... Bộ xây dựng cần có kế hoạch cụ thể để sử dụng tốt công suất các nhà máy bê - tông đúc sẵn Chèm, Xuân Mai, Đạo Tú. Bộ Giao thông vận tải cần có biện pháp để sử dụng các loại rầm cầu, mặt cầu bê - tông đúc sẵn để sử dụng tốt cơ sở bê - tông của Liên hiệp xí nghiệp cầu Thăng Long và nhà máy bê - tông Châu Thới. Các công trình trọng điểm cần có kế hoạch sử dụng hết năng lực các trạm bê - tông tươi thương phẩm, xưởng cốt thép, xưởng mộc, xưởng sửa chữa xe máy thi công, không những phục vụ cho bản thân công trình mà còn hỗ trợ cho các công tình xây dựng lân cận của địa phương và của các ngành khác.
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đối với các chương trình tiến bộ kỹ thuật xây dựng có tính thực tiễn cao và có điều kiện ứng dụng rộng rãi nhằm sớm phát huy hiệu quả trong việc thiết kế và thi công các công trình của kế hoạch 1986 - 1990
2. Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp quản lý nhằm giảm các chi phí không cần thiết phát sinh trong quá trình xây dựng công trình.
- Tăng cường quản lý công tác thiết kế và xét duyệt thiết kế công trình bằng thực hiện đầy đủ Điều lệ lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ban hành theo Nghị định số 237 - HĐBT ngày 19 - 9 - 1985 của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước tổ chức kiểm tra định kỳ và bất thường việc xét duyệt hồ sơ thiết kế dự toán của các Bộ và địa phương để thúc đẩy các chủ quản đầu tư thực hiện đúng đắn Điều lệ và triệt để tiết kiệm trong khâu thiết kế.
Để có căn cứ khống chế khi xét duyệt thiết kế dự toán công trình, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước phối hợp với các Bộ và địa phương quy định một số chỉ tiêu tổng hợp như xuất vốn đầu tư, khung giá cho một đơn vị sử dụng của các công trình thông dụng, chỉ tiêu tiêu hao vật tư chủ yếu trên đơn vị công suất.
- Các Bộ và địa phương cần tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp vật liệu đúng chất lượng, quy cách, địa điểm, giá cả và thời gian theo hợp đồng. Nghiêm cấm việc tăng giá bằng hình thức hạ tiêu chuẩn chất lượng và quy cách. Trọng tài kinh tế và cơ quan quản lý giá các cấp, cần xử lý nghiêm các vụ vi phạm chất lượng và quy cách vật liệu trái với tiêu chuẩn Nhà nước và hợp đồng kinh tế, ít nhất là giảm giá tương ứng với việc giảm quy cách, chất lượng vật liệu; tổ chức xây lắp nào thoả hiệp với bên cung ứng về vấn đề này thì phải chịu lỗ, không được lấy vốn xây lắp của công trình để bù đắp.
- Để giảm bớt chi phí bốc xếp và hao hụt ở kho bãi trung chuyển, cần áp dụng phương thức chuyển thẳng đến hiện trường xây lắp của tổ chức xây lắp các loại vật liệu rời không qua kho trung chuyển, không cần bảo quản ở kho kín như cát, sỏi, đá, gạch, ngói, vôi, v.v... Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước hướng dẫn các địa phương và các công trình trọng điểm không tính vào đơn giá xây dựng cơ bản chi phí trung chuyển. Thực hiện việc khoán vật liệu xây dựng khi tổ chức khoán gọn công trình hoặc tổ chức đội nhận thầu hạch toán kinh tế. Các cơ quan có trách nhiệm phải hướng dẫn và kiểm tra cơ sở xây lắp thực hiện quyết toán vật tư theo năm kế hoạch và từng công trình.
Chấn chỉnh lại khâu cung ứng của các tổ chức xây lắp, bảo đảm thực hiện cân, đong, đo, đếm, khi giao nhận, cấp phát vật liệu xây dựng. Những vật liệu rời có khối lượng lớn như gạch phải xếp thành kiện, cát, đá, phải vun thành đống, gỗ phải kiểm tra lại theo kích thước và số lượng, v.v...
- Đơn vị cơ sở và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phải tổ chức tốt việc thực hiện nghiêm chỉnh các định mức thống nhất đã có của Nhà nước về sử dụng các loại vật tư, lao động, xe máy cho các loại công tác xây lắp và phấn đấu vượt những định mức đó.
Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cần phối hợp với các ngành, các địa phương nghiên cứu bổ sung những định mức thống nhất của Nhà nước về lao động, vật tư và máy thi công cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
3. Giảm bớt những chi phí không cần thiết về bộ máy quản lý ở cơ sở.
- Cần khẩn trương cắt giảm bộ máy gián tiếp đang quá cồng kềnh của các tổ chức xây lắp, nhất là ở Liên hiệp các xí nghiệp , tổng công ty để trước mắt bộ máy gián tiếp của các tổ chức xây lắp đạt bình quân từ 10 đến 13%; chỉ tiêu này được dùng để tính chi phí phụ phí thi công trong dự toán xây lắp của các công trình xây dựng cơ bản.
- Căn cứ Quy chế giao thầu và nhận thầu trong xây dựng cơ bản ban hành theo Quyết định số 217-HĐBT ngày 8-8-1985 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn tổ chức, hoạt động ban quản lý công trình xây dựng cơ bản của Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước, các chủ quản đầu tư cần soát xét lại và bố trí hợp lý bộ máy ban quản lý công trình, giảm bớt biên chế, giảm chi phí không hợp lý và làm đầy đủ trách nhiệm quyền hạn đã quy định trong quy chế nói trên.
- Đối với các công trình thiết bị toàn bộ nhập khẩu và do nước ngoài thiết kế phải kiên quyết giảm mạnh chi phí chuyên gia. Các Bộ và địa phương cân nhắc kỹ việc mời và sử dụng chuyên gia. Tổ chức xây lắp nào thấy cần phải mời chuyên gia thi công thì phải giải trình trong biện pháp kỹ thuật thi công và được thoả thuận với chủ đầu tư trong hợp đồng kinh tế.
4. Áp dụng các chế độ khuyến khích tiết kiệm trong xây dựng cơ bản sau đây:
- Các tổ chức xây lắp, nếu có sáng kiến thay đổi các giải pháp thiết kế phù hợp với khả năng vật tư và tiền vốn, giảm bớt được khối lượng xây lắp và rút ngắn được thời gian xây dựng mà vẫn bảo đảm kỹ thuật và yêu cầu sử dụng của công trình, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư thì được thưởng đến 10% của số giảm được giá trị dự toán so với thiết kế cũ.
- Đối với các kết cấu và nền móng có thể sử dụng vật liệu địa phương, vật liệu thay thế với giá thấp hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình, nếu được chủ đầu tư và tổ chức thiết kế chấp thuận thì tổ chức xây lắp được thanh toán theo đơn giá đã tính trong dự toán, được đưa khoản tiết kiệm đó vào lợi nhuận của mình và được trích thưởng từ lợi nhuận theo chế độ hiện hành.
- Các đơn vị và cá nhân có thành tích sử dụng nhiên liệu, vật tư, vật liệu xây dựng dưới định mức của Nhà nước sẽ được thưởng với mức tối đa bằng 100% giá trị tiết kiệm được tính theo giá hiện hành của Nhà nước. Bộ Tài chính và Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước quy định thể thức thưởng cụ thể.
Cần tránh khuynh hướng tập trung hoá và liên hiệp hoá sản xuất một cách hình thức, đẻ ra bộ máy quản lý cồng kềnh và cách bức, làm gò bó và hạn chế tính năng động của đơn vị phụ thuộc. Ngược lại cũng cần tránh tình trạng phân tán, khép kín cản trở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kìm hãm tăng năng suất lao động và tạo thêm những yếu tố tăng giá thành.
2. Từng Bộ có lực lượng xây lắp, từng cấp tỉnh và huyện, cần tiến hành phân tích tình hình tổ chức sản xuất của các cơ sở trực thuộc, tìm ra những khâu yếu trong dây chuyền sản xuất làm tăng chi phí trực tiếp và gián tiếp, đang kìm hãm tăng năng suất lao động và không bảo dảm chất lượng công trình; trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng loại hình tổ chức sản xuất và công nghệ hợp lý, tiến bộ, phù hợp với cơ sở vật chất - kỹ thuật, với khả năng lao động và trình độ quản lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch và hợp đồng kinh tế.
3. Đối với các công ty xây lắp, xí nghiệp liên hợp hoặc xí nghiệp xây lắp có tư cách pháp nhân, thực hiện hoạch toán kinh tế (đầy đủ) thì nội dung chủ yếu của tổ chức lại sản xuất là sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, bố trí lại các xí nghiệp và đội chuyên môn hoá và hỗn hợp (hoặc kết hợp cả hai mặt) nhận khoán gọn công trình hoặc hạng mục công trình. Đồng thời, phải tinh giản và kiện toàn bộ máy quản lý của Giám đốc, bảo đảm sự chỉ huy của Giám đốc được nhạy bén, trực tiếp và bao khắp đối với từng đơn vị đội và từng công trình.
Trong một số trường hợp đặc biệt, xí nghiệp trực thuộc công ty hoặc trực thuộc xí nghiệp liên hiệp xét thấy cần thiết và có điều kiện thì có thể linh hoạt áp dụng chế độ hạch toán kinh tế (đầy đủ) cho xí nghiệp đó.
4. Đối với các Tổng công ty xây lắp, Liên hiệp các xí nghiệp xây lắp (trên khu vực hoặc trên một công trình lớn) thì việc sắp xếp lại lực lượng và tổ chức lại sản xuất phải chú ý cả hai khâu:
- Một là, tổ chức lại các đơn vị trực thuộc, áp dụng đúng mức và hợp lý các hình thức tập trung hoá, chuyên môn hoá trên một công trình lớn hoặc trên một địa bàn rộng gồm nhiều loại công trình xây dựng. Việc tổ chức các đơn vị xây lắp trực thuộc phải đi đôi với việc hình thành các đơn vị sản xuất phụ trợ hợp thành, bảo đảm cho Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp có năng lực xây lắp tương đối đồng bộ, có khả năng thực hiện phần lớn các loại công tác xây lắp trên một công trình hoặc trên vùng lãnh thổ, tạo tiền đề vật chất ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghiệp hoá xây dựng.
Các xí nghiệp hoặc Công ty trực thuộc Tổng công ty hoặc trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp là những đơn vị có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế (đầy đủ).
- Hai là, sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ có đủ các bộ môn kinh tế, kỹ thuật và tổ chức kinh doanh bảo đảm cho sự chỉ đạo sản xuất kinh doanh và quản lý khoa học, kỹ thuật của Tổng giám đốc đối với toàn liên hiệp.
Cần nghiên cứu để làm thử việc đưa công tác thiết kế công trình gắn với Tổng công ty và Liên hiệp các xí nghiệp xây lắp, nhất là trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và công trình dân dụng phổ thông.
5. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cùng Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước phối hợp với một số Bộ quản lý xây lắp và địa phương xúc tiến nhanh để trong năm 1986 hoàn thành đề án mô hình chuẩn về tổ chức đơn vị cơ sở xây lắp làm cơ sở cho việc áp dụng cơ chế quản lý mới trong xây dựng cơ bản.
Việc nghiên cứu xây dựng đề án này phải gắn với phương hướng và nội dung đề án xác lập quyền chủ động của cơ sở trong sản xuất kinh doanh do Tiểu ban đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Trung ương chỉ đạo.
IV. TRÁCH NHIỆM CƠ QUAN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CÁC CẤP CỦA NHÀ NƯỚC.
1. Trong khâu kế hoạch hoá.
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các ngành, các địa phương phải rà soát lại danh mục đầu tư năm 1986 theo tinh thần tập trung hơn nữa vào các mục tiêu chủ yếu và quy định danh mục công trình trọng điểm của Nhà nước năm 1986 theo hướng này.
- Các ngành, các cấp chủ đầu tư phải tuân thủ trình tự xây dựng cơ bản, không ghi vào kế hoạch đầu tư những công trình không được chuẩn bị theo trình tự (trừ những công trình đặc biệt sẽ do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cùng xem xét và quy định). Kiên quyết đình, hoãn hoặc giãn tiến độ xây dựng những công trình hoặc hạng mục công trình chưa thật cấp thiết, hiệu quả chưa rõ hoặc quá thấp. Đồng thời, tập trung sự chỉ đạo của mình vào việc hướng dẫn đơn vị cơ sở lập kế hoạch và biện pháp thực hiện xây lắp, bảo đảm tiến độ xây dựng và tiết kiệm nhất tại các công trình trọng điểm của Nhà nước.
- Các chủ đầu tư (hoặc chủ quản đầu tư) phải lập và thực hiện kế hoạch khảo sát quy hoạch xây dựng đi trước kế hoạch thiết kế công trình và kế hoạch thiết kế dự toán công trình hoặc hạng mục công trình đi trước kế hoạch xây lắp. Chỉ ghi vào kế hoạch xây lắp khi công trình, đã có ít nhất tổng tiến độ xây dựng và phần thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và dự toán của khối lượng thực hiện trong năm kế hoạch.
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ chủ quản đầu tư và Uỷ ban Nhân dân địa phương nghiên cứu để sớm ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp như suất vốn đầu tư hệ số hiệu quả đầu tư, độ dài thời gian xây dựng, thời gian hoàn vốn... để làm căn cứ quy định các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc chỉ tiêu hướng dẫn đối với chủ đầu tư (hoặc chủ quản đầu tư) và các tổ chức nhận thầu. Các công trình đầu tư xây dựng mới trong kế hoạch 1986, trừ những công trình đặc biệt có quy định riêng, chủ quản đầu tư (đối với công trình lớn của ngành, địa phương) và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả vốn đầu tư.
2. Trong khâu tài chính - tín dụng và quản lý đơn giá xây lắp.
- Các uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Vật giá Nhà nước, Bộ Tài chính... phối hợp đề ra biện pháp cấp bách ổn định giá và quản lý chặt chẽ đơn giá xây dựng cơ bản Nhà nước, tổ chức và hướng dẫn các ngành các địa phương phải hoàn thành đơn giá xây dựng trong quý I năm 1986 và chỉ đạo thí điểm xây dựng một số khung giá cho một số đơn vị sản phẩm xây dựng (1m2 nhà ở, 1 hécta trồng rừng...), cùng Bộ tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương ban hành chế độ cụ thể về tiết kiệm trong xây dựng cơ bản, theo tinh thần của Chỉ thị này, các Bộ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ đạo các cơ sở trực thuộc lập kế hoạch và tính toán chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể của đơn vị để trong mỗi Bộ và mỗi tỉnh, thành phố giảm được ít nhất 10% chi phí về vốn và vật tư mà vẫn bảo đảm các mục tiêu xây lắp đã ghi trong kế hoạch. Trong quý I năm 1986 các Bộ và địa phương xét duyệt và giao chỉ tiêu cụ thể cho đơn vị cơ sở và tổng hợp báo cáo kế hoạch tiết kiệm của ngành và địa phương mình lên Hội đồng Bộ trưởng.
- Các ngành Tài chính và ngân hàng cần sửa đổi các quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc vay, trả, trích lập các quỹ, thanh toán và quyết toán để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở theo các chế độ quy định mới về giá - lương - tiền.
- Các cơ quan chức năng liên quan (kể cả ngành công an), phối hợp quản lý chặt chẽ quy hoạch, chất lượng, trọng lượng và giá cả vật liệu xây dựng, loại trừ thay đổi quy cách, chất lượng, giảm trọng lượng... một cách tuỳ tiện. Kiên quyết xoá bỏ việc buôn bán trái phép các loại vật tư, vật liệu gây rối loạn thị trường và khó khăn cho đơn vị xây lắp. Bộ Lao động, uỷ ban Vật giá Nhà nước khẩn trương ban hành các chính sách, chế độ để giải quyết các khó khăn trước mắt và lâu dài cho các đơn vị cơ sở như vấn đề lao động dôi thừa, sử dụng lao động hợp đồng theo thời vụ trong xây dựng cơ bản, giá vật liệu đến chân công trình v.v...
- Các cơ quan Ngoại thương, Tài chính Ngân hàng và cơ quan quản lý chức năng khác cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xây lắp chuyên ngành trong việc giao dịch và nhận thầu trực tiếp với các chủ đầu tư và chủ hàng là các tổ chức của nước ngoài.
- Các Bộ quản lý xây lắp, các cơ quan chức năng quản lý tổng hợp của Nhà nước đi sát địa phương, cơ sở để kịp thời phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình tốt trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, có kế hoạch sơ kết, tổng kết để phổ biến kinh nghiệm tốt và kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót.
Trên đây là một số chủ trương và biện pháp cấp bách nhằm tạo điều kiện trước mắt cho đơn vị cơ sở chủ động sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán - kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Các ngành, các cấp cần tiếp tục quán triệt và tổ chức tốt hơn nữa việc thực hiện Nghị quyết số 166-HĐBT ngày 15-12-1984, các Nghị định số 217-HĐBT ngày 8-8-1985 và 237-HĐBT ngày 19-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng cùng với Chỉ thị này để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý xây dựng cơ bản theo phương hướng của các Nghị quyết Trung ương 6, 7, 8, và 9 đã đề ra.
Giao quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở là phát huy vai trò của cơ sở và tập thể lao động trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả cao tài sản được giao, bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước để đạt sự chuyển biến mạnh mẽ ở cơ sở, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, đề cao tránh nhiệm toàn diện về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Giám đốc đi đôi với phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động trong đơn vị. Các Bộ có lực lượng xây dựng các tỉnh, thành phố, đặc khu cần khẩn trương kiện toàn tổ chức, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, sửa đổi lề lối làm việc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, tập trung chỉ đạo điển hình trong việc thực hiện cơ chế quản lý mới theo tinh thần Chỉ thị này.
| Đỗ Mười (Đã ký)
|
Chỉ thị 46-CT năm 1986 quán triệt, thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 và 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa v) và Nghị quyết 28 ngày 19 tháng 9 năm 1985 của Bộ Chính trị trong xây dựng cơ bản do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 46-CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 20/02/1986
- Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Đỗ Mười
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra