Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2006/CT-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 09 tháng 10 năm 2006. |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN LÀM NGAY ĐỂ CHẤN CHỈNH KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP
Trong những năm qua, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh đã và đang từng bước được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp vẫn còn phổ biến, gây dư luận không tốt trong xã hội, làm giảm uy tín trong quản lý, điều hành của các cấp, các ngành.
Để khắc phục các tồn tại nêu trên, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện ngay một số công việc sau đây:
1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, thông suốt, có hiệu quả các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
a) Khi nhận được các văn bản của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới có trách nhiệm:
- Phân công rõ ràng cho tổ chức, cá nhân có chức năng của đơn vị triển khai thực hiện, nếu công việc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì phải quy định cho một tổ chức, cá nhân chủ trì, các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm phối hợp để tham mưu thực hiện;
- Không được đề nghị lên cấp trên trực tiếp hoặc vượt cấp giải quyết những công việc đã được quy định thuộc thẩm quyền, ủy quyền hoặc chuyển cho các cơ quan cùng cấp khác và đơn vị cấp dưới giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của mình.
b) Trong quan hệ phối hợp giữa các cơ quan hành chính cùng cấp để tham mưu hoặc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, phải triệt để tuân thủ nguyên tắc: một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo đúng nội dung, phương thức, trình tự và thời gian quy định.
2. Tổ chức triển khai, thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình và chỉ đạo tổ chức, đơn vị trực thuộc có chức năng, thẩm quyền trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp:
a) Tiến hành ngay việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của người dân và doanh nghiệp; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả; giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đúng quy trình, nội dung được phê duyệt;
b) Xây dựng, bổ sung và thực hiện tốt quy chế làm việc; thực hiện nghiêm túc ngày làm việc 8 giờ theo quy định của Luật Lao động; phân công công việc cụ thể đối với từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp - phải rõ việc, rõ người, rõ cách làm; thường xuyên kiểm tra, giám sát trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong việc giải quyết các thủ tục hành chính với người dân và doanh nghiệp (việc xây dựng Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của Sở, ngành xong trong năm 2006);
c) Công bố công khai các số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình để tiếp nhận các góp ý về quy trình, thủ tục; các thông tin, vướng mắc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với những việc làm sai trái, sách nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức. Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc theo dõi, ghi nhận đầy đủ các thông tin, góp ý; xử lý kịp thời và công bố công khai kết quả xử lý (xong trong tháng 11 năm 2006);
d) Duy trì thường xuyên công tác giáo dục, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần thái độ, ý thức phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp (cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc với tổ chức, doanh nghiệp, công dân phải đeo bảng hiệu, bảng tên);
e) Tăng cường công tác tiếp dân, đổi mới phương thức, quy trình tiếp dân theo phương châm: công khai, dân chủ, tăng cường đối thoại, giải quyết đúng trình tự và thời hạn theo luật định. Kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, hoặc giải quyết không đến nơi đến chốn, để kéo dài vụ việc làm phát sinh khiếu nại-tố cáo đông người, vượt cấp.
3. Trước ngày 01/11/2006, tại các điểm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, những nơi làm việc với người dân, doanh nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức phải thực hiện niêm yết công khai:
a) Toàn bộ quy trình, thủ tục, phí, lệ phí, thời hạn giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; họ tên, chức vụ của những cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc;
b) Quyền, nghĩa vụ của công dân, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến nội dung thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó;
c) Quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với những hành vi vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố cáo này.
4. Thực hiện nghiêm túc việc quy trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục cấp các loại giấy phép, đăng ký tài sản, đăng ký kinh doanh, thuế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuyển sinh, công chứng, chứng thực, khám chữa bệnh, v.v …
5. Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát, tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán trước công luận những hành vi vi phạm, gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính; đồng thời, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
6. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý những vướng mắc, kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó chú trọng thực hiện việc theo dõi và đôn đốc các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xử lý kịp thời, dứt điểm, đúng thời hạn những kiến nghị, vướng mắc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về quy trình, thủ tục hành chính; thực hiện công khai hóa kết quả xử lý các trường hợp vi phạm.
7. Sở Nội vụ chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra công vụ, kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại các Sở, ngành, huyện, thị xã và cơ sở, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh động viên, khen thưởng, phát huy những cơ quan, đơn vị, cá nhân điển hình về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành công vụ; đồng thời đề xuất biện pháp xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
8. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức, phối hợp mở cuộc vận động về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính ở các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.
9. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, địa phương triển khai xây dựng chương trình những việc cần làm ngay trong Quý IV năm 2006 và kế hoạch năm 2007 về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính. Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) chậm nhất vào ngày 30/10/2006. Sau đó, định kỳ một quý báo cáo một lần vào ngày 20 của tháng cuối quý.
Giao Sở Nội vụ - Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 19/2002/CT-UB về việc chấn chỉnh kỷ cương hành chính trong việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Trung ương và của Ủy ban nhân dân thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh Quảng Ngãi
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Chỉ thị 22/2013/CT-UBND về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ tổ chức và công dân tỉnh Thái Nguyên
- 1Chỉ thị 32/2006/CT-TTg về biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 19/2002/CT-UB về việc chấn chỉnh kỷ cương hành chính trong việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Trung ương và của Ủy ban nhân dân thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh Quảng Ngãi
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6Chỉ thị 22/2013/CT-UBND về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ tổ chức và công dân tỉnh Thái Nguyên
Chỉ thị 45/2006/CT-UBND biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 45/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/10/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra