Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/CT-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2020 |
Năm 2020, tình hình thế giới, trong nước biến động mạnh và có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Từ đầu năm, đại dịch Covid-19 đã bùng phát với tốc độ lây lan nhanh trên toàn cầu, khó lường, tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến kinh tế thế giới và nước ta. Trong đó, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và sản xuất, kinh doanh bị đình trệ do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh và căng thẳng thương mại giữa các quốc gia tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, thời tiết bất ổn, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, nhất là bão, lũ, sạt lở ở các tỉnh miền Trung và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Trước bối cảnh gập rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, với các biện pháp chỉ đạo điều hành đồng bộ, kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, đời sống nhân dân được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng, an ninh được tăng cường; các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh; uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên.
Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Căn cứ chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2020 về việc tổ chức tết năm 2021, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực. tạo khí thế phấn khởi ngay từ năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa phù hợp, hiệu quả; chủ động có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng sản phẩm để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Phối hợp với địa phương triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; đưa hàng hóa nông thôn ra thành phố, đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân; cung ứng sớm, đầy đủ hàng hóa bình ổn thị trường cho các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiệt hại do bão, lũ, sụt lở thời gian qua. Tăng cường các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
b) Bảo đảm dự trữ đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Cung ứng điện thường xuyên, liên tục và an toàn, không để thiếu điện trong mọi tình huống; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhưng không để ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Tập trung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm, hàng hóa gian lận xuất xứ nguồn gốc; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, kinh doanh, bán hàng trên mạng và các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán hàng... Đặc biệt chú trọng các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp năm mới 2021 và Tết Nguyên đán Tân Sửu.
d) Phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu qua biên giới các mặt hàng thiết yếu; hoạt động buôn bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ; hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, bảo đảm yêu cầu kiểm soát dịch bệnh.
đ) Phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin đầy đủ, kịp thời chính sách quản lý, điều hành của nhà nước và bình ổn thị trường hàng hóa; kiểm soát thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; công khai kết quả kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm của lực lượng quản lý thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng; nâng cao ý thức của người dân để phòng tránh, tố giác các hành vi kinh doanh trái pháp luật.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, hàng thuộc diện bình ổn giá; kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Trường hợp cần thiết báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá những vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá và ổn định kinh tế vĩ mô.
b) Chỉ đạo đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên quan tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo, vũ khí, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm...); tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
c) Kiểm soát chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước, nợ công, tài sản công; chỉ đạo các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước bố trí đủ nguồn lực để xử lý, giải quyết kịp thời mọi công việc; chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp gạo kịp thời từ nguồn dự trữ quốc gia theo đúng quy định, không để người dân bị thiếu ăn trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Chủ động theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai; có các phương án phòng, chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, bảo đảm ổn định sản xuất, đặc biệt là phòng, chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi tại các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ; kịp thời ứng phó với rét đậm, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn, cháy rừng; hỗ trợ kịp thời giống cây trồng, vật nuôi, vắc xin, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định cho các địa phương để nhanh chóng phục hồi sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường, ổn định đời sống cho nhân dân.
b) Rà soát, có kế hoạch cụ thể bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm nhất là thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn trước, trong và sau Tết, tránh tình trạng thiếu hàng, sốt giá; có kịch bản, giải pháp ổn định giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới. Theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường, đặc biệt là không để dịch tả lợn Châu phi bùng phát trở lại.
c) Tăng cường kiểm tra các công trình thủy lợi, hồ chứa, đê sông, đê biển; bảo đảm an toàn hồ, đập, có các giải pháp ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra; có kế hoạch bảo đảm nguồn nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân. Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ rừng; đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động lễ hội, tập trung đông người, có phương án, kịch bản đáp ứng phòng, chống dịch bệnh, thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi dịch bệnh xảy ra. Chủ động giám sát, phát hiện các tác nhân gây bệnh và xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan. Cập nhật phác đồ điều trị, dự trữ thuốc, vật tư, thiết bị y tế chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. Thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý nhập cảnh, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu. Rà soát, kiểm tra chặt chẽ giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 đối với tất cả các trường hợp là chuyên gia nhập cảnh, du học sinh, Việt kiều trở về nước.
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết; phối hợp tổ chức hiệu quả công tác kiểm tra liên ngành, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng; lấy mẫu, xét nghiệm các thực phẩm nhập khẩu để xác định, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
c) Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ; dự trữ đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất, phương tiện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đặc biệt kịp thời xử lý các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, thương tích, ngộ độc... Duy trì tổ chức, thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các đối tượng nghi ngờ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống Covid-19 trong bệnh viện.
d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm về chất lượng thuốc, thuốc giả, thuốc không được phép lưu hành.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn (người có công với cách mạng, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người dân ở vùng bị thiệt hại bởi thiên tai, bão, lũ, sụt lở, người dân gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, miền núi...) để quan tâm, chăm lo, kịp thời hỗ trợ phù hợp, tổ chức thăm hỏi, tặng quà đúng đối tượng, chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, chồng chéo, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, bảo đảm tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết.
b) Theo dõi, nắm bắt tình hình lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều lao động, tạo thuận lợi cho người lao động nghỉ Tết và trở lại làm việc sau Tết; quan tâm hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tăng cường tự kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động. Chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý những tranh chấp lao động có thể xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán. Hỗ trợ, tạo điều kiện để bảo đảm người lao động Việt Nam ở nước ngoài được đón Tết Nguyên đán theo phong tục của dân tộc, phù hợp với điều kiện thực tế.
c) Tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo đảm tất cả trẻ em đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm: tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm cho người dân.
d) Theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của các cơ sở cai nghiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học viên bỏ trốn tập thể, phá hoại tài sản, cơ sở vật chất, gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán.
6. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn Tết do không có tàu, xe, nâng cao chất lượng dịch vụ, niêm yết công khai giá vé theo tuyến, thời gian và loại hình dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng bán vé điện tử, tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé táu, xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trong dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
b) Tăng cường giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông nhất là các tuyến đường cửa ngỏ các đô thị lớn, nhà ga, sân bay; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; tăng cường các điều kiện để bảo đảm cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố.
c) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông: có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải.
d) Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1711/CĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2020 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2021. Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền các quy định pháp luật về an toàn giao thông; thông báo công khai về Kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán về mùa lễ hội; công bố công khai số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải có liên quan để tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh của người dân.
đ) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan vận hành các trạm thu phí điện tử không dừng bảo đảm đồng bộ, thông suốt, an toàn.
7. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Chủ động nắm chắc tình hình trên không, trên biển, biên giới, nội địa, không gian mạng; kịp thời phát hiện ngăn chặn, đấu tranh và xử lý các tình huống xảy ra, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không để bị động bất ngờ.
b) Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan thực hiện tuần tra, kiểm soát, đấu tranh phòng chống tội phạm nhất là ma túy, buôn lậu; kiên quyết ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới, cửa khẩu, cảng biển; chủ động, tích cực tham gia và bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
8. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Chủ động nắm chắc tình hình thế giới, khu vực tác động đến lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam. Bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ tuyệt đối các hoạt động, các mục tiêu bảo vệ, các địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, đặc biệt là bảo đảm an ninh, an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả, âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và đối tượng chống đối, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Bảo đảm an ninh thông tin, an toàn mạng quốc gia.
b) Triển khai có hiệu quả cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; tập trung đấu tranh với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế (buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả...) và vi phạm pháp luật về môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, vận động người dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm về mua bán, vận chuyển, sử dụng pháo trái phép; không để xảy ra tình trạng đốt pháo nổ trong dịp Tết Nguyên đán.
c) Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông, cháy nổ trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Phối hợp chặt chẽ với ngành giao thông vận tải có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng, hướng dẫn giao thông; bố trí đủ lực lượng và phương tiện, ứng trực trên các tuyến giao thông trọng điểm; giải tỏa kịp thời khi xảy ra ùn tắc, không để ùn tắc kéo dài, nhất là trong thời gian giáp Tết và ngay sau Tết: xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
d) Tiếp tục thực hiện các phương án phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới theo nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú của công dân và người nước ngoài.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ tài chính trong nước và thế giới; theo sát biến động tỷ giá, giá vàng thế giới và trong nước để kịp thời thông tin, khuyến cáo người dân, ổn định tâm lý thị trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp đẩy lùi tín dụng đen.
b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và thiên tai; bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm và đầu năm mới.
c) Tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý các hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.
d) Bảo đảm các hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn. Tăng cường giám sát an ninh mạng và triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo đảm an toàn hoạt động của các hệ thống thanh toán. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bảo đảm chất lượng, an toàn dịch vụ thanh toán, đáp ứng tốt yêu cầu rút tiền mặt, thanh toán cao vào dịp cuối năm, đặc biệt là rút tiền mặt qua hệ thống ATM; cảnh báo, khuyến nghị khách hàng về các rủi ro và biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật thanh toán.
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và phong tục, tập quán của từng địa phương; tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch nội địa, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nhiều loại hình du lịch gắn với văn hóa, tín ngưỡng, cộng đồng...
b) Phối hợp với địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm.
11. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh trong quá trình cung ứng dịch vụ; không nhận vận chuyển và phát hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính; không để xảy ra tình trạng thất lạc, ứ đọng, mất mát gây phát sinh khiếu nại của khách hàng.
b) Triển khai các biện pháp tăng cường quản lý thông tin thuê bao, giá cước, chất lượng dịch vụ, khuyến mại; ngăn chặn thông tin xấu, độc trên mạng; chủ động phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng các hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến để gửi, phát tán điện tín có nội dung trái pháp luật; tổ chức các phương án bảo vệ an toàn thông tin liên tục và internet đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong dịp Tết. Thiết lập hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, bưu chính bảo đảm nhanh chóng, chính xác và tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
c) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước, quy định về sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, thị trường, nguồn cung, giá thực phẩm, các mặt hàng bình ổn phục vụ người dân trong dịp Tết cũng như thông tin về phòng chống dịch Covid-19, tích cực cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường thông tin tuyên truyền về các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, không khí vui xuân, đón Tết của nhân dân trên mọi miền của đất nước, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch của các loại đối tượng.
14. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
a) Tổ chức tốt việc tiếp công dân, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
b) Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự và kịp thời xử lý tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài gây mất an ninh trật tự; không để phát sinh điểm nóng trước, trong và sau Tết.
16. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống đại dịch Covid-19, tuyệt đối không chủ quan, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19.
b) Tổ chức bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện, khả năng của từng địa phương với tinh thần tiết kiệm, tuyệt đối an toàn và không sử dụng ngân sách nhà nước; giảm quy mô, điều chỉnh hình thức tổ chức các hoạt động lễ hội để bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống đại dịch Covid-19.
c) Tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng, các cấp chính quyền cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu tại Chỉ thị này tại địa phương mình, đặc biệt chú trọng việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân nhất là các gia đình bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua, bảo đảm mọi người dân đón Tết vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toàn. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
17. Các Bộ, cơ quan, địa phương:
a) Phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả, thị trường, tăng cường công tác phân tích, dự báo, kịp thời có các biện pháp điều hành phù hợp, kiểm soát lạm phát, nhất là vào thời điểm cuối năm; chỉ đạo đơn vị chức năng, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, kinh doanh và trực Tết, bảo đảm các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh thông suốt an toàn, thuận lợi trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
b) Tổ chức thăm hỏi, chúc Tết các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai, bão, lũ, các đơn vị lực lượng vũ trang và lực lượng khác làm nhiệm vụ trong những ngày Tết, nhất là ở biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện nghiêm chế độ trực Tết và chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết; xử lý kịp thời các công việc, tình huống phát sinh, không để ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung ngay vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
c) Thực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức: không di lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi...
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; | THỦ TƯỚNG |
- 1Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-BXD năm 2019 về tổ chức Tết và tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2019 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 35/CT-TTg năm 2021 về việc tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2022 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quy định 08-QĐi/TW năm 2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
- 2Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 01/CT-BXD năm 2019 về tổ chức Tết và tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2019 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công điện 1711/CĐ-TTg năm 2020 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 48-CT/TW năm 2020 về tổ chức Tết năm 2021 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Chỉ thị 35/CT-TTg năm 2021 về việc tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2022 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 44/CT-TTg năm 2020 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 44/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/12/2020
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra