Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 42/1998/CT-TTG

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1998

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC BIÊN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU NĂM 1999 

Theo báo cáo của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, mùa mưa năm nay ở các tỉnh phía bắc kết thúc sớm hơn một tháng, tổng lượn

Theo báo cáo của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, mùa mưa năm nay ở các tỉnh phía bắc kết thúc sớm hơn một tháng, tổng lượng mưa chỉ bằng 50 đến 80% so với trung bình nhiều năm; dòng chảy các sông , suối Bắc Bộ và Bắc khu bốn cũ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-40%. Đặc biệt, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, năm 1998 là năm có lũ thấp nhất kể từ năm 1926 đến nay; mực nước và lưu lượng sông Cửu long tiếp tục xuống thấp và thấp hơn cả mùa kiệt năm 1988-1989.

Hiện nay, nhiều diện tích lúa, hoa màu, cây công nghiệp và nước sinh hoạt ở một số vùng đã và đang thiếu nghiêm trọng. Tình hình hạn hán đang diễn ra và còn có khả năng kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Để chủ động phòng, chống hạn, thiên tai bảo đảm nước sinh hoạt cho nhân dân, đẩy mạnh sản xuất vụ Đông xuân và Hè thu năm 1999, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số việc cấp bách sau đây:

1. Đánh giá rút kinh nghiệm công tác phòng, chống hạn phục vụ sản xuất và đời sống năm 1998. Các ngành các địa phương kiểm tra, tính toán, rà soát lại nhu cầu nước của ngành, của địa phương mình; chủ động đề ra kế hoạch và biện pháp cụ thể khắc phục khả năng thiếu nước; tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm để đảm bảo đủ nguồn nước ổn định để phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, đặc biệt là nước sinh hoạt cho nhân dân.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Tổ chức việc chỉ đạo điều tra, cân đối khả năng nguồn nước tại địa phương; xây dựng kế hoạch và phương án chống hạn theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong chỉ đạo chống hạn phải tính cả cho diện tích lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả.... Chuẩn bị đủ giống cho những vùng phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất thiết không được bỏ trống diện tích.

- Kiểm tra các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, xử lý các sự cố hư hỏng, khai thông các cửa khẩu, kênh trục, các cửa lấy nước, bể hút các trạm bơm, tập trung thi công hoàn thành các công trình thuỷ lợi dở dang để đưa ngay vào khai thác, sử dụng phục vụ sản xuất.

- Phát động phong trào quần chúng ra quân làm thủy lợi, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện bơm tát dã chiến và thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn ở địa phương.

- Các tỉnh miền trung, cùng với việc triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão, lụt vừa qua, cần khẩn trương sửa chữa các hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng để tranh thủ trữ nước khi nguồn sinh thuỷ các sông suối còn dồi dào, cùng cố nạo vét kênh mương để đưa nước phục vụ sản xuất, coi sản xuất là giải pháp chủ yếu trước mắt và lâu dài để ổn định đời sống nhân dân.

- Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: tăng cường các biện pháp trữ nước, sử dụng hợp lý các nguồn nước hiện có trên địa bàn; vùng ven biển khẩn trương củng cố hệ thống đê ngăn mặn, các đập dâng và các cống bọng ngăn mặn giữ ngọt.

- Cùng với việc chỉ đạo phòng, chống hạn phải chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và phòng, chống cháy rừng, phòng chống dịch bệnh phát sinh do ảnh hưởng của nắng hạn.

- Các tỉnh cần chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để phục vụ chống hạn; đối với các tỉnh trong ngân sách địa phương có bố trí kinh phí tiêu úng năm 1998 chưa sử dụng hết được chuyển sang phục vụ chống hạn. Kiểm tra, theo dõi sát tình hình, có kế hoạch trợ giúp kịp thời đối với nhân dân ở những vùng bị mất mùa do hạn hán gây ra, không được để xẩy ra đói.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Cử ngay các đoàn xuống các tỉnh bị hạn nặng nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với chính quyền địa phương có các biện pháp xử lý.

- Chỉ đạo các địa phương điều chỉnh cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước cho từng vùng, từng khu vực, đảm bảo nước sinh hoạt cho dân, nhất là các tỉnh vùng cao, vùng khan hiếm nước.

- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình hạn hán, khả năng nguồn nước để có các giải pháp cụ thể chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân và hè thu năm 1999 đạt hiệu quả cao nhất.

4. Bộ Thuỷ sản chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương trong việc sử dụng diện tích nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với nguồn nước và môi trường; phòng, chống dịch bệnh, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

5. Các ngành Điện lực, Nông nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan phải phối hợp chặt chẽ trong việc điều tiết các hồ chứa thuỷ điện, vừa đảm bảo nhu cầu cấp điện và yêu cầu cấp nước phục vụ chống hạn.

6. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn tăng cường công tác quan trắc, theo dõi sát tình hình thời tiết, khí hậu, dòng chảy các sông... có dự báo, cảnh báo kịp thời cho các Bộ, ngành và các địa phương để chủ động ứng phó.

Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

 

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 42/1998/CT-TTG về các biên pháp cấp bách phòng, chống hạn vụ đông xuân và hè thu năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 42/1998/CT-TTG
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 29/12/1998
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Công Tạn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 6
  • Ngày hiệu lực: 13/01/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản