- 1Luật Công ty 1990
- 2Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990
- 3Nghị định 45-HĐBT năm 1991 về việc tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị quyết số 38-CP về việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Chính phủ ban hành
- 6Thông tư số 96-BT năm 1994 hướng dẫn Nghị quyết 38-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 60-CP năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- 8Nghị định 61-CP năm 1994 về việc mua bán và kinh doanh nhà ở
- 9Quyết định 1295/QĐ-UB-QLĐT năm 1993 về trình tự và thẩm quyền cấp đất xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 1328/QĐ-UB-QLĐT năm 1993 về trình tự và thẩm quyền cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Quyết định 117/QĐ-UB-QLĐT năm 1994 về trình tự và thẩm quyền cấp phép sửa chữa và xây dựng bán kiên cố đối với nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Quyết định 1488/QĐ-UB-QLĐT năm 1994 về quản lý nhà nước đối với nhà thuộc sở hữu tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Quyết định 706/QĐ-UB-NC năm 1994 về việc phân công, phân cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Quyết định 216/QĐ-UB năm 1990 ban hành “Bản quy định chung về cải tiến thủ tục hành chính" của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 15Quyết định 1852/QĐ-UB-NC năm 1993 về Quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân xã thuộc thành phố Hồ Chí Minh
- 1Chỉ thị 40-TTg quy định một số điểm trong quan hệ làm việc giữa các đồng chí phụ trách bộ máy hành chính các cấp doThủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Quyết định 980/QĐ-UB năm 1993 về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/CT-UB-NC | TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 1994 |
CHỈ THỊ
VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÁNH (THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 38/CP CỦA CHÍNH PHỦ)
Thủ tục hành chánh là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan Nhà nước giải quyết công việc của công dân và các tổ chức theo pháp luật.
Thủ tục hành chánh không gây phiền hàn dân, phong cách làm việc tốt của viên chức Nhà nước, xử lý công vụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là sự biểu hiện bản chất của chính quyền vì dân, tăng lòng tinh của nhân dân đối với Nhà nước.
Ủy ban nhân dân thành phố đã có quyết định 216/QĐ-UB ngày 11/6/1990 đưa công tác cải tiến thủ tục hành chánh thành công tác trọng tâm của các cơ quan Nhà nước và chánh quyền các cấp.
Qua mấy năm thực hiện quyết định 216, đại bộ phận các cơ quan Nhà nước đã có bước cải tiến công tác giấy tờ, thủ tục hành chánh, giảm phiến hà cho dân ; đã có bước đổi mới phong cách lề lối làm việc, trong điều hành công vụ, giải quyết công việc liên quan đến quyền lợi của người dân và các tổ chức. Kết quả thu được đáng biểu dương, nhưng so với yêu cầu thì còn thấp và còn những mặt tồn tại trong công tác cải tiến thủ tục hành chánh cần phải khắc phục.
Ngày 04/5/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/CP, cả nước đã vào cuộc vận động cải cách thủ tục hành chánh. Đây là yêu cầu bức xúc của Nhà nước và nhân dân. Chính phủ đã đưa công tác cải cách thủ tục hành chánh thành chương trình quốc gia, các ngành Trung ương và địa phương đặt thành công tác trọng tâm hàng đầu phải thực hiện.
Để đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chánh có ý nghĩa trọng đại này, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các sở, ban, ngành, các cấp chánh quyền, các cơ quan Nhà nước ở thành phố cần thực hiện tốt những việc sau đây :
I.- TIẾP TỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC, QUÁN TRIỆT MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÁNH.
Cần tổ chức nghiên cứu quán triệt Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, Thông tư 96/BT của Bộ Trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và chương trình kế hoạch và biện pháp cải cách một bước thủ tục hành chánh của thành phố, quán triệt đây là yêu cầu bức xúc của Nhà nước và nhân dân ; là khâu đột phá của cải cách nền hành chánh quốc gia trong công cuộc đổi mới các mặt nói chung của Đảng và Nhà nước. Cải cách một bước thủ tục hành chánh trong tình hình hiện nay là một quốc sách, nhằm làm chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan Nhà nước với công dân và tổ chức. Phải xây dựng và thực hiện cho được các thủ tục hành chánh giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, nhanh chóng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, tạo thuận tiện cho người dân, ngăn ngừa được tệ cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, gây phiền hà làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước, gây trở ngại cho giao lưu hợp tác giữa nước ta với nước ngoài. Thủ tục hành chánh phải bảo đảm được trách nhiệm quản lý Nhà nước và giữ vững kỷ cương luật pháp.
Quán triệt quan đểm nêu trên, từng sở, ban, ngành, từng quận huyện cho đến cơ sở xã phường, thị trấn xây dựng được chương trình đề án và biện pháp cụ thể để thực hiện trong ngành, trong địa phương mình, có hạn định thời gian và sơ kết tổng kế theo sự chỉ đạo của thành phố, để cùng thực hiện kế hoạch chung của cả nước và kế hoạch của toàn thành phố về cải cách thủ tục hành chánh.
II.- TUYÊN TUYỀN PHỔ BIẾN NGHỊ QUYẾT 38/CP, VẬN ĐỘNG TRONG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN TÍCH CỰC THAM GIA PHONG TRÀO CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÁNH, THỰC HIỆN TỐT CÁC YÊU CẦU CỦA NGHỊ QUYẾT 38 VÀ CHỈ THỊ NÀY CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ.
Các cơ quan thông tin đại chúng, bằng mọi hình thức thích hợp, có chương mục thường xuyên liên tục tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chánh, tạo điều kiện cho các tổ chức và công dân theo dõi giám sát việc thực hiện Nghị quyết ; đồng thời góp ý kiến về kế hoạch cải cách thủ tục hành chánh trong các lĩnh vực công tác của các ngành các cấp, nhằm vận động thành phong trào tự giác trong cán bộ viên chức Nhà nước và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn cần có hòm thư để các tổ chức và công dân góp ý thuận tiện, tiếp thu nghiên cứu và có biện pháp cải tiến sửa chữa thích hợp và kịp thời.
III.- NHỮNG VIỆC BỨC XÚC CẦN LÀM ĐỂ CẢI CÁCH MỘT BƯỚC THỦ TỤC HÀNH CHÁNH TỪ NAY ĐẾN CUỐI NĂM 1994.
A/- TỔ CHỨC SOÁT XÉT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÁNH GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC GIỮA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC :
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ; Chỉ thị 40/TTg ngày 29/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 980/QĐ-UB ngày 25/6/1993, để bổ sung sửa đổi hoàn chỉnh các quy định trong mối quan hệ làm việc trên tinh thần cải cách thủ tục hành chánh, trên nguyên tắc có phân công, phân nhiệm, có địa chỉ chịu trách nhiệm rõ ràng, không đùn đẩy việc, không bỏ sót việc, không có người phụ trách, sau đây :
a) Quy định trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố với Giám đốc Sở và Thủ trưởng ban ngành thành phố.
b) Quy định trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố với Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân quận, huyện.
c) Quy định trong quan hệ làm việc giữa Giám đốc Sở, Thủ trưởng ban ngành thành phố với Chủ tịch (PCT) Ủy ban nhân dân quận, huyện.
d) Quy định trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch (PCT) Ủy ban nhân dân quận, huyện với Chủ tịch phường, xã.
e) Quy định trong quan hệ làm việc của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố với Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, bảo đảm đầu vào, quá trình xử lý công văn giấy tờ khoa học, nhanh chóng, đầu ra phải đúng yêu cầu và chính xác.
Phân công Trưởng ban Tổ chức chánh quyền chủ trì cùng với Văn phòng Ủy ban - Sở Tư pháp hoàn chỉnh các quy định a, b, c, d. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách quy định e nêu trên để cuối tháng 10/1994 Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
Ngoài ra, phân công các cơ quan nghiên cứu các đề án quy chế cụ thể trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chánh giữa cơ quan hành chánh Nhà nước như sau :
1/ Quy chế về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của sở chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố - Ban Tổ chức chánh quyền thành phố.
2/ Quy chế lập xét duyệt và giao kế hoạch hàng năm cho các ngành, các cấp trên tinh thần tách quản lý sản xuất kinh doanh ra, tập trung chức năng nhiệm vụ quản lý hành chánh Nhà nước được tốt - Ủy ban Kế hoạch thành phố.
3/ Quy chế về lập, duyệt và giao kế hoạch hàng năm cho các ngành, các cấp về thu chi ngân sách, quản lý bảo toàn vốn - Sở Tài chánh.
4/ Quy chế xử lý công văn giấy tờ “đầu vào - xử lý - đầu ra” của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
Thời gian xây dựng và ban hành các quy chế trên chậm nhất là cuối tháng 10/1994 cho xong để áp dụng sinh hoạt ngay nhiệm kỳ mới của Ủy ban nhân dân thành phố.
B/- TỔ CHỨC SOÁT XÉT CÁC THÙ TỤC HÀNH CHÁNH LIÊN QUAN ĐẾN DÂN VÀ TỔ CHỨC :
1/ Tổ chức việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân :
Cần chấn chỉnh công tác tổ chức tiếp dân, nhận và giải quyết công việc của dân phải đúng quy định của Nhà nước, tại địa điểm tiếp dân phải có niêm yết công khai các thủ tục giải quyết từng công việc, quy định rõ hồ sơ gồm những loại giấy tờ gì cần thiết phải có, thời gian giải quyết. người tiếp dân phải ân cần, ăn mặc chỉnh tề, đeo thẻ có ảnh ghi rõ tên họ, chức danh. Tại phòng làm việc phải có bảng ghi rõ tên họ người được phân công giải quyết công việc.
Nếu người tiếp dân không đủ tư cách và trình độ thì phải thay ngay người khác.
Thủ trưởng các ngành các cấp của thành phố phải dành ít nhất một buổi trong tuần để tiếp dân.
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các ngành các cấp thành phố thi hành đúng bản quy định về phân công phân cấp giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân trên địa bàn thành phố được ban hành kèm theo quyết định số 706/QĐ-UB-NC ngày 11/3/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong bản quy định này có giao trách nhiệm cho thủ trưởng các Sở Nhà đất, Sở Địa chính, Xây dựng, Công an thành phố, Thanh tra, Kiến trúc sư trưởng soạn thảo thống nhất với Sở Tư pháp ban hành bản hướng dẫn giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo về các lĩnh vực ngành mình phụ trách, trong thời hạn 3 tháng sau khi quyết định ban hành. Nay, phân công Thanh tra thành phố phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra đôn đốc thực hiện, hạn định đến ngày 30/9/1994 phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố.
2/ Cải cách thủ tục hành chánh và phong cách làm việc, nội dung quản lý của chánh quyền cơ sở phường, xã, thị trấn :
Chánh quyền phường, xã, thị trấn hàng ngày tiếp xúc với dân, giải quyết các yêu cầu của nhân dân. Để cho phường, xã giải quyết công việc của dân đúng quy định và quản lý các mặt có hiệu quả, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường số 429/UB-NC ngày 22/3/1993 và Quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân xã (được ban hành kèm theo quyết định số 1852/QĐ-UB ngày 10/12/1993).
Để giúp Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn đẩy mạnh hoạt động trên cơ sở 02 Quy chế đã ban hành, cải cách những thủ tục hành chánh theo tinh thần Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, cần phải rà soát và tổng kết đánh giá phần được và phần còn hạn chế, cần sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) và các quy định của Chính phủ.
Giao Ban Tổ chức chánh quyền thành phố quan hệ hướng dẫn các quận, huyện sơ kết thu thập ý kiến, để tổng kết chung và đề xuất ý kiến bổ sung sửa đổi, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định. Thời hạn giữa tháng 12/94 cho xong để tổ chức hội nghị tổng kết 2 cơ chế và trên cơ sở đó tập huấn cho cán bộ chánh quyền cơ sở nhiệm kỳ mới.
3/ Thủ tục cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân và Công ty ngoài quốc doanh :
a/ Về cấp giấy phép theo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty, lâu nay thực hiện theo quy định kèm theo quyết định số 617/QĐ-UB ngày 4/11/1991 và văn bản số 1455/UB-CN ngày 28/3/1992 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy có cải tiến một bước, nhưng theo kiểm tra soát xét sơ bộ thấy còn quá nhiều cửa, tầng nấc, kéo dài thời gian gây phiền hà cho dân. Nay, quy định tập trung vào 1 đầu mối (1 cửa) là Ủy ban Kế hoạch thành phố, nhận hồ sơ bàn bạc với các sở ngành liên quan xem xét để trình cho Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định cấp giấy phép thành lập và sau đó thực hiện luôn việc đăng ký kinh doanh.
Phân công Sở Tư pháp chỉ trì cùng với Ủy ban Kế hoạch, Sở Công nghiệp, Sổ Thương mại xây dựng qui chế mới thay thế quyết định số 617/QĐ-UB và cùng với sở chuyên ngành xây dựng qui chế cấp giấy chứng chỉ hành nghề. Thời gian hạn định đến giữa tháng 9/1994 cho xong trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định để thi hành vào đầu tháng 10/1994.
b/ Cấp giấy phép kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT (số vốn dưới vốn pháp định) do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp. Hiện nay, có quận giao cho phòng kinh tế làm đầu mối hoặc phòng Công nghiệp làm đầu mối thu nhận hồ sơ, xem xét giúp Ủy ban nhân dân cấp giấy phép cho lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và phòng thương nghiệp làm đầu mối xem xét giúp Ủy ban nhân dân cấp giấy phép lĩnh vực kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ, ăn uống khách sạn, du lịch. Để thống nhất từ Trung ương xuống thành phố và quận huyện, cần tập trung đầu mối vào 1 phòng : Phòng Kế hoạch thu nhận hồ sơ phối hợp với các phòng và cơ quan chức năng khác để xem xét về môi sinh, môi trường, vệ sinh, trật tự trị an để trình cho Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy phép.
Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận của người xin cấp phép những điểm mà trong bản quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân phường xã, thị trấn đã quy định.
Phân công Ủy ban Kế hoạch thành phố cùng với Ban Tổ chức chánh quyền và Sở Tư pháp hướng dẫn quận, huyện thực hiện thu nhận hồ sơ 1 cửa (Phòng Kế hoạch) và quy định thời hạn cấp phép, thời gian hoàn thành thủ tục này chậm nhất là cuối tháng 10/1994.
4/ Thủ tục cấp quyền sử dụng đất :
a/ Về cấp quyền sử dụng ruộng đất ở nông thôn thực hiện như quy định của Nhà nước.
b/ Về cấp đất xây dựng :
Đang thực hiện theo quyết định 1295/QĐ-UB-QLĐT ngày 27/8/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về trình tự và thẩm quyền cấp đất xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo quy định có 2 bước và 2 cơ quan xem xét lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân thành phố (Kiến trúc sư trưởng bước 1, Sở Địa chính bước 2). Tổ chức thực hiện chưa nghiêm theo quyết định 1295, vẫn còn quá nhiều tầng nấc, nhiều cửa, còn gây nhiều phiền hà cho dân. Nay, quy định tập trung vào 1 đầu mối (1 cửa) là Sở Địa chính thành phố.
Phân công : Sở Địa chính cùng Sở Tư pháp và Kiến trúc sư trưởng, Sở xây dựng nghiên cứu xây dựng qui chế thủ tục hành chánh về cấp đất, quy định rõ mối quan hệ làm việc giữa Sở Địa chính với các cơ quan liên quan (Văn phòng Kiến trúc sư trưởng, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các địa phương) nhằm giảm bớt các khâu trung gian, giảm bớt thời gian và bỏ các khoản lệ phí ngoài quy định. Hạn định đến cuối tháng 10/1994 trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
5/ Thủ tục hành chánh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở :
Thành phố hiện đang thực hiện theo bản quy định được ban hành kèm theo quyết định số 1488/QĐ-UB-QLĐT ngày 17/5/1994 của Ủy ban nhhân dân thành phố.
Trong bản quy định này có quy định rõ về những loại chứng từ để xác nhận quyền sở hữu nhà và quy định thẩm quyền xét hợp thức hóa sở hữu nhà ; điều kiện các bên trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu : bán nhà, cho thuê nhà ở.
Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở. Các Bộ chức năng xây dựng, tài chánh, địa chính.. ) đã ra thông tư hướng dẫn thi hành.
Giao Sở Tư pháp chủ trì, cùng với Sở Địa chính, Sở Nhà đất, Phòng Công chứng và các cơ quan chức năng liên quan căn cứ các văn bản pháp quy để bổ sung, hoàn chỉnh bản quyết định số 1488/QĐ-UB. Trong quy định bổ sung mới, cần xác định rõ thủ tục hành chánh theo hướng giao 1 cửa, để tránh gây phiền hà cho nhân dân.
6/ Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa, xây dựng :
Đang thực hiện theo bản quy định được ban hành kèm theo quyết định số 1328/QĐ-UB-QLĐT ngày 6/9/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Ngoài trường hợp sửa chữa mang tính chất bảo trì thường xuyên nhà cửa, không làm thay đổi kiến trúc không cần phải xin phép ra, đầu năm 1994 Ủy ban nhân dân thành phố còn có quyết định 117/QĐ-UB-QLĐT ngày 13/1/1994 tách diện nhà ở riêng lẻ trên toàn địa bàn quận huyện giao cho Ủy ban nhân dân quận huyện cấp giấy phép sửa chữa và xây dựng. Kiến trúc sư thành hố cũng đã có thông báo số 730/KTST ngày 4/3/1994 hướng dẫn thi hành quyết định đó.
Tuy có cải cách thủ tục một bước, thời gian, lệ phí có quy định, song thủ tục vẫn còn rườm rà, dân phải đi gõ nhiều cửa để xin giấy xác nhận, chứng nhận nên thời gian còn kéo dài, còn có lệ phí thu ngoài quy định.
Hướng cải cách thủ tục theo tinh thần Nghị quyết 38/CP phải tập trung 1 cửa, soát xét bỏ bớt các loại giấy tờ xét không cần thiết, giảm thời gian giải quyết, bỏ các lệ phí ngoài quy định.
Phân công Kiến trúc sư trưởng thành phố chủ trì cùng với Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Địa chính và các cơ quan liên quan, thông qua kinh nghiệm thực tế thực hiện quyết định 1328/QĐ-UB-QLĐT, quyết định 117/QĐ-UB-QLĐT và ý kiến đóng góp của nhân dân mà xây dựng quy chế mới có bổ sung sửa đổi quy định cũ về thủ tục hành chánh cấp phép sửa chữa và xây dựng. Hạn định đến giữa tháng 12/1994 phải trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét qưyết định.
7/ Thủ tục về công tác công chứng :
Từ ngày thành lập đến nay, Phòng Công chứng thành phố giải quyết công việc theo đúng Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). với số lượng công chứng viên vẫn đảm bảo công việc bình thường của nhân dân. Nhưng sau khi có quyết định 1488/QĐ-UB-QLĐT của Ủy ban nhân dân thành phố, có phần cải cách thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, thì công việc dồn về phòng công chứng thành phố quá lớn.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã ra Chỉ thị số 32/CT-UB-NC ngày 2/8/1994 đã phân cấp về công tác chứng nhận giấy tờ, tài liệu cho Ủy ban nhân dân phường, xã (theo quy định đã ban hành kèm theo quyết định số 231/QĐ-UB đối với phường, xã và quy định ban hành kèm theo quyết định số 1852/QĐ-UB ngày 10/12/1993 đối với xã) cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện hành vi công chứng và phần của Phòng Công chứng thành phố mà Nghị định 45/HĐBT đã quy định.
Phân công Sở Tư pháp theo dõi quá trình thự hiện công tác công chứng, có gì cần bổ sung sửa đổi thì đề xuất ý kiến trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trên tinh thần cải tiến thủ tục hành chánh, giảm bỏ những giấy tờ chứng chỉ không cần thiết mà lâu nay phải kèm theo hồ sơ.
8/ Các thủ tục hành chánh thuộc thẩm quyền quy định của các Bộ ngành Trung ương để thi hành thống nhất trong cả nước như : cấp giấy phép xuất nhập khẩu ; cấp phép liên doanh đầu tư với nước ngoài ; các thủ tục hải quan ; cấp thị thực xuất nhập cảnh ; cấp phép lưu hành xe ô tô ; thủ tục hành chánh về hộ khẩu, soát xét quy định các lệ phí về những vấn đề trên. Trong khi chưa có quy định chung, trước mắt, thủ trưởng các sở ngành thuộc lĩnh vực phụ trách ngành mình, soát xét cải tiến các thủ tục hhiện hành, bãi bỏ những thủ tục không phù hợp với thực tế, đang trở ngại cho các cơ quan khác và gây phiền hà cho nhân dân thuộc thẩm quyền và đề nghị lên trên sửa đổi những phần thuộc thẩm quyền của Bộ ngành Trung ương.
IV.- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/ Trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chánh theo Nghị quyết 38/CP thuộc Thủ trưởng các sở ban ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn trong phạm vi ngành, lĩnh vực công tác địa phương của mình.
Ở các sở ngành, quận, huyện lập tổ công tác cải cách thủ tục hành chánh để giúp thủ trưởng sở ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong tổ chức thực hiện.
2/ Củng cố tăng cường Ban nghiên cứu cải cách thủ tục hành chánh thành phố (đang hoạt động) để giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ.
3/ Đoàn kiểm tra thực hiện cải cách thủ tục hành chánh (đã thành lập theo quyết định số 2469/QĐ-UB-NC ngày 3/8/1994) cần có kế hoạch hoạt động thiết thực để giúp Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra xử lý các vi phạm quy định về thủ tục hành chánh, trọng tâm trước mắt là hướng vào kiểm tra các lĩnh vực giải quyết các yêu cầu thường ngày của nhân dân như : cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà, cấp giấy chứng nhận chủ quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở ; cấp phép thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh ; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ; cấp bằng lái xe ; cấp phép lưu hành xe, v.v…
4/ Đến đầu tháng 12/1994, các sở ban ngành, quận huyện tổ chức sơ kết việc thực hiện cải cách thủ tục hành chánh và đề ra công việc phải làm tiếp trong năm 1995, gởi về Ủy ban nhân dân thành phố (đồng gởi 1 bản cho Sở Tư pháp) để thành phố tổ chức sơ kết và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/12/1994.
Thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 1994, và phải làm tốt để tạo thuận lợi cho năm 1995. Trong thời gian này, các công tác trọng tâm đột xuất khác phải biết kết hợp, hỗ trợ để thực hiện được tốt. Thủ trưởng các sở ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này trong ngành, địa phương mình phụ trách. Điều cốt yếu quan trọng là các ngành các cấp phải chấn chỉnh tăng cường cán bộ có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức ở các khâu tiếp nhận, xem xét giải quyết cấp giấy phép cho các lĩnh vực hoạt động kinh tế đời sống xã hội. Xử phạt kỷ luật nghiêm minh đối với những viên chức nhà nước vi phạm.
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tư pháp, Ban Tổ chức chính quyền, Thanh tra thành phố, ngoài trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết 38 về các vấn đề thuộc trách nhiệm sở ngành mình, còn có nhiệm vụ giúp Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi đôn đốc, kiểm tra các cơ quan Nhà nước thực hiện Nghị quyết 38 của Chính phủ.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Luật Công ty 1990
- 2Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990
- 3Nghị định 45-HĐBT năm 1991 về việc tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 40-TTg quy định một số điểm trong quan hệ làm việc giữa các đồng chí phụ trách bộ máy hành chính các cấp doThủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 7Nghị quyết số 38-CP về việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Chính phủ ban hành
- 8Thông tư số 96-BT năm 1994 hướng dẫn Nghị quyết 38-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 60-CP năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
- 10Nghị định 61-CP năm 1994 về việc mua bán và kinh doanh nhà ở
- 11Quyết định 1295/QĐ-UB-QLĐT năm 1993 về trình tự và thẩm quyền cấp đất xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Quyết định 1328/QĐ-UB-QLĐT năm 1993 về trình tự và thẩm quyền cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Quyết định 117/QĐ-UB-QLĐT năm 1994 về trình tự và thẩm quyền cấp phép sửa chữa và xây dựng bán kiên cố đối với nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Quyết định 1488/QĐ-UB-QLĐT năm 1994 về quản lý nhà nước đối với nhà thuộc sở hữu tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Quyết định 980/QĐ-UB năm 1993 về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 16Quyết định 706/QĐ-UB-NC năm 1994 về việc phân công, phân cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 17Quyết định 216/QĐ-UB năm 1990 ban hành “Bản quy định chung về cải tiến thủ tục hành chính" của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 18Quyết định 1852/QĐ-UB-NC năm 1993 về Quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân xã thuộc thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ thị 38/CT-UB-NC năm 1994 về cải cách thủ tục hành chánh (thực hiện Nghị quyết 38/CP) do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 38/CT-UB-NC
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/09/1994
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trương Tấn Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/09/1994
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực