Hệ thống pháp luật

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/CT-UB

Đà Nẵng, ngày 11 tháng 12 năm 1997

 

CHỈ THỊ

V/V XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Ngày 12-11-1996 Quốc hội đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và ngày 23-9-1997 Chính phủ có Nghị định số 101/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật này. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và hoàn thiên hê thống pháp luật hiện nay của Nhà nước ta nói chung và ỏ các địa phương nói riêng.

Thời gian qua, việc ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của thành phố đã có những bước chuyển biến tích cực, đáp ứng tương đối tốt yêu cầu quản lý và điều hành của UBND thành phố sau khi tách ra trở thành đơn vị hành chính trực thuộc TW. Tuy nhỉên, vẫn còn những mặt tồn tai đã làm hạn chế nhất định đến việc quản lý điều hành chung trong toàn thành phố như: Văn bản ban hành không kịp thời với yêu cầu quản lý; có những văn bản ban hành chưa đảm bảo vê thẩm quỳên; nội dung văn bản có lúc chưa phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nưđc; công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đôc việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật chưa được chú ý và kém hiệu quả...

Để thực hiện có hiệu quả các vản bản của Nhà nước vê việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (dưới đây gọi tắt là văn bản QPPL) đồng thời chấn chỉnh và đưa công tác ban hành văn bản QPPL ở thành phố đi vào nê nếp ổn định, ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:

1- Các Sỏ ban ngành, các địa phương trong thành phố cần quán

triệt đầy đủ những nội dung cơ bản của luật ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 101/CP ngày 23-9-1997 của Chính phủ, đặc biệt là các quy định vê hình thức văn bản QPPL. Nội dung văn bản phải được chứa đựng dưới một hình thức văn bản phù hợp và đúng với quy định của Nhà nước để văn bản thực sự phát huy hiệu lực trên thực tế.

a. Văn bản quy phạm pháp luật ở thành phố:

Là những văn bản do HĐND, UBND thành phố ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhíèu Tân, đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi thành phố và được Nhà nước bảo đảm thực hiên bằng các biện pháp thích hợp. Theo các quy định pháp luật hiện hành thì HĐND, UBND được ban hành các văn bản QPPL dưới các hĩnh thức sau đây:

Nghị quyết của HĐND : nhấm đưa ra các chủ trương, biện pháp thực hiện văn bản QPPL của các cơ quan Nhà nước cấp trên ở địa phương theo sự hướng dẫn của Chính phủ và những vấn đê khác thuộc thẩm quỳên của HĐND đã được luật pháp quy định;

Quyết định của UBND, Chủ tịch UBND : dùng để quy định nhứng chủ trương, biện pháp cụ thể thực hiện các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cấp mình và những vấn đê khác thuộc thẩm quỳên của UBND đã được luật pháp quy định;

Chỉ thị của UBND, Chủ tịch UBND : dùng để truyền đạt và chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách của cấp trèn, Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND cấp mình, gỉao nhiệm vụ, nhắc nhở cấp dưới thực hiện nhiêm vụ được giao.

Ngoài ra UBND còn được ban hành các hình thức văn bản QPPL như quy địnhquy chế dùng để đặt ra các QPPL vê quản lý hành chính trèn mọi lĩnh vực của đời sống xả hội, quy định vê

qưýên và nghĩa vụ pháp lý cho từng đối tượng trong một lĩnh vực nhất định. Đây là hình thức văn bản QPPL phụ, không tồn tại độc lập mà phải được ban hành kèm theo quyết định là hình thức văn bản QPPL chính theo quy định của Nhà nước.

b. Văn bản cá biệt :

Các văn bản dù mang hình thức quyết định, chỉ thị nhưng không chứa đựng các quy tắc xử sự chung, chỉ được áp dụng một fân hoặc trong thời gian ngắn, chỉ đích danh các đối tượng thực hiện thì không phải là văn bản QPPL. Ví dụ : Quyết định v/v khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, điều động công tác, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, xử phạt vi phạm hành chính, phê duyệt dự án... hoặc chỉ thị vê những vấn đê cụ thể như phòng chống bão lụt năm 1997, thu hoạch lúa vụ đông xuân.

c. Các văn bản khác :

Các văn bản khác như công văn, thông báo, tờ trình, báo cáo, chương trĩnh, đê án, công điện, điện mật, giấy mời, biên bản, giấy giới thiệu, giấy đi đường, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, hợp đồng không phải là văn bản QPPL.

2- Đối với vàn bản thuộc nội dung quản lý của các ngành :

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định 101/CP và Thông tư 33/BT ngày 10-12-1992 thì các cơ quan chuyên môn của UBND không ban hành văn bản QPPL. Do vậy, nếu chỉ là văn bản để hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ cụ thể thuộc chức năng, quỳên hạn được Nhà nước giao cho ngành thì do người có thẩm quỳên của ngành ban hành và chỉ có hiệu lực thi hành trong nội bộ ngành. Nếu nội dung văn bản có lièn quan đến việc quy định vê quýên và nghĩa vụ của công dân, tổ chức, không chỉ quy định thực hiện trong nội bộ ngành thì phải trình vàn bản để UBND thành phố xem xét ban hành hoặc UBND thành phố trình HĐND ban hành theo đúng thẩm quỳên, bảo đảm hiệu lực của văn bản.

3- Vê ký hiệu văn bản :

Ngoài việc ghi đây đủ số thứ tự theo năm ban hành và ký hiệu riêng cho từng loại văn bản, từ nay trở đi, khi trình ký văn bản QPPL, Văn phòng UBND thành phố và Văn phòng UBND các quận, huyện phải ghi cụ thể cả năm ban hành vàn bản để tiện việc tra cứu và thực hiện văn bản sau khi văn bản có hiệu lực thi hành. Ví dụ : SỐ 87/1997/QĐ-UB, số 123/1997/CT-UB.

Việc ghi ký hiệu văn bản theo quy định trên đây chỉ được thực hỉện đốì với những văn bản QPPL và bắt đầu áp dụng kể từ ngày 1-1-1998. Số và ký hiệu các văn bản không phải là văn bản QPPL vẫn được thực hiện bình thường như trước đây (không phải ghi nãm ban hành sau số thứ tự của văn bản).

Việc ghi ký hiệu văn bản theo quy định trẽn đây được thực hiện cả với các nghị quyết là văn bản QPPL của HĐND quận, huy^n, xã, phường trên địa bàn thành phố.

4- Thời điểm có hiệu lực của văn bản :

Từ nay không ghi chung chung “văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những văn bản trước đây trái với ván bản này đêu không có hiệu lực thi hành” mà phải ghi rõ văn bản có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào. Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL phải chậm hơn thời điểm ký văn bản, ít nhất là mười ngày. Đồng thời phải quy định cụ thể văn bản mới thay thế tất cả những văn bản của UBND cùng quy định vè một vấn đe đã ban hành trước đó để bảo đảm hiệu lực pháp lý thống nhất của văn bản và làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện văn bản.

5- Dự thảo các văn bản QPPL trình UBND thành phố ban hành phải bảo đảm đầy đủ thủ tục : Phải được Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND các quận, huyèn (hoặc cấp phó được ủy quỳên) ký trình. Trong tờ trình phải có ý kiến của Giám đốc Sỏ Tư pháp chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung và hình thức văn bản. Đối

với vấn đê cân có sự tham gia ý kiến của các ngành liên quan thì trong tờ trình còn phải có ý kiến của các cơ quan đó.

Văn phòng UBND thành phố khi nhận được dự thảo các văn bản QPPL do các ngành, địa phương gửi đến phải kiểm tra các thủ tục, hình thức và nội dung dự thảo văn bản QPPL. Trong trường hợp dự thảo văn bản còn có ý kiến khác nhau thì Văn phòng UBND có trách nhiệm báo cáo cụ thể để UBND xem xét quyết định hoặc trình HĐND quyết định.

6- Vê trách nhiệm thực hiên văn bản :

Sau khi văn bản đã ban hành và có hiệu lực pháp luật, theo chức năng nhiêm vụ của minh, các ngành, địa phương phải quán triệt và tổ chức triển khaỉ cụ thể các nội dung trong vần bản có liên quan đến ngành, địa phương mình, bảo đảm đúng thời gian quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có gi vướng mắc làm trở ngại đến tiến độ chung thì phải báo cáo ngay với UBND thành phố để có chỉ đạo kịp thời. Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện phải hoàn toàn chịu trách nhiêm vè mọi sự chậm trễ khi thực hiên văn bản mà không có lý do chính đáng. Chánh Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện các văn bản QPPL do HĐND, UBND thành phố ban hành, kịp thòi báo cáo và đề nghị các biên pháp cụ thể cần thiết để việc triển khai văn bản đạt hiệu quả.

7- Giao Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các ngành tổ chức định kỳ rà soát và hệ thống hóa các văn bản QPPL do HĐND, UBND thành phố ban hành trong năm và cho in thành tập sách, phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan và cung cấp thông tin cho mọi công dân trong việc tìm hiểu các chủ trương chính sách ở địa phương. Chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc mình quản lý thực hiện thường xuyên công tác rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL do địa phương ban hành.

Nhận được chỉ thị này, yêu cầu các ngành, địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Văn phòng UBND thành phố phải thường xuyên theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND thành phố.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Bá Thanh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 36/CT-UB năm 1997 về xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  • Số hiệu: 36/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 11/12/1997
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Nguyễn Bá Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản