Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/CT.UB | Long Xuyên, ngày 29 tháng 10 năm 1992 |
CHỈ THỊ
V/V THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 01/TTG VÀ CHỈ THỊ SỐ 13/TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Tỉnh ta có biên giới giáp Campuchia trên 95km với đặc điểm thuận lợi về giao lưu hàng hóa nên từ khi có nguồn hàng từ nước ngoài tràn vào Campuchia thì việc giao lưu hàng hóa giữa Campuchia và tỉnh ta phát triển với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Nhưng do yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước Nhà nước đã ban hành các danh mục mặt hàng cấm và tạm ngừng nhập một số mặt hàng khác, chính sự ngăn cấm đó tạo sự chênh lệch lợi nhuận lớn làm kích thích thêm những hoạt động kinh doanh trái phép nhập lậu bằng nhiều thủ đoạn tuồn hàng vào gây khó khăn cho sản xuất và việc quản lý của Nhà nước.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về ngăn chặn buôn lậu, bảo hộ sản xuất và mở rộng lưu thông hàng sản xuất trong nước, tỉnh ta đã tổ chức triển khai nhiều lần từ trong nội bộ đến quần chúng nhằm làm thông suốt và thực hiện đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên một mặt do tình hình cung cầu chung và các biện pháp chưa đồng bộ mặt khác do âm mưu của kẻ thù phá hoại sản xuất trong nước, chúng kích thích lợi nhuận cao bằng con đường bất hợp pháp, khuyến khích bọn buôn lậu tiếp tục tuồn hàng hóa qua biên giới nên tình hình buôn lậu gắn với tham nhũng trong các lực lượng của ta và các tầng lớp nhân dân vẫn còn diễn biến phức tạp.
Để triển khai thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị 01-TTg và chỉ thị 13-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tham nhũng, chống buôn lậu cấm lưu thông tiêu dùng thuốc lá điếu ngoại và để tăng cường tính hiệu lực của quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực trên, Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị:
1. Tất cả các ngành, các cấp phải tổ chức quán triệt đầy đủ nội dung mục đích yêu cầu 2 chỉ thị của Chính phủ và đề án thực hiện 2 chỉ thị trên của UBND tỉnh. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhằm làm cho nội bộ và nhân dân thông suốt ý nghĩa của nhiệm vụ chống buôn lậu gắn với chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội, giữ vững độc lập về KT, lành mạnh hóa môi trường kinh tế xã vững độc lập về KT, lành mạnh hóa môi trường kinh tế xã hội, trong sạch hóa đội ngũ viên chức Nhà nước. Mỗi cấp, mỗi ngành, mọi đoàn thể quần chúng, mỗi viên chức và mỗi công dân đều phải có nghĩa vụ và bằng những hành động cụ thể tham gia tích cực chống buôn lậu, chống tham nhũng. Những tấm gương người tốt việc tốt trong công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu đều phải được khen thưởng đúng mức, kịp thời.
2. Các cấp các ngành phải chịu trách nhiệm về những vi phạm buôn lậu, tham nhũng trong địa phương và ngành mình trước pháp luật và trước nhân dân, đặc biệt Chủ tịch UBND các cấp thủ trưởng các ngành phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm của cán bộ nhân viên, thuộc quyền. Các cơ quan có chức năng trực tiếp giải quyết các yêu cầu về thủ tục hành chính, và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, cần rà soát điều chỉnh các quy định hành chính không phù hợp, khắc phục các sơ hở dễ bị lợi dụng, đồng thời cũng rà soát bố trí cán bộ đầy đủ phẩm chất, thay đổi hoặc xử lý nghiêm khắc ngay những cán bộ nhân viên có dư luận quần chúng phản ảnh về các hành vi sai sót hoặc cố tình sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân.
Củng cố và chấn chỉnh lực lượng, phương pháp hoạt động của Ban chỉ đạo chống tham nhũng (nay là BCĐ Tổng thanh toán nợ giai đoạn II) các ngành, các cấp, phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo quản lý thị trường chống buôn lậu và các ngành bảo vệ Pháp luật khẩn trương xử lý nghiêm các vụ việc đã được kết luận. Các ngành công an, Kiểm sát, Tòa án cần có quy chế và phương pháp khoa học phối hợp hành động xử lý nhanh từng khâu một từ điều tra khởi tố đến xét xử không để ách tắc hoặc kéo dài nhất là các vụ án buôn lậu và tham nhũng.
3. Việc xử lý các loại hàng hóa nhập lậu, các loại hàng hóa cấm nhập và những mặt hàng tạm ngừng nhập phải thực hiện đúng theo các quy định của Trung ương. Trong đó cần chú ý tập trung:
- Đối với xe ô tô và xe mô tô nhập lậu cần tiếp tục truy bắt và xử lý nghiêm kể cả những xe đang cất giấu và những xe đang lưu hành mang giấy tờ giả. Đối với những xe điện “tạm nhập tái xuất” qua cửa khẩu, Hải quan phải thực hiện chặt chẽ theo quy định chung và chỉ giới hạn vì mục đích công vụ.
- Đối với các mặt hàng tạm ngừng nhập phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh thông tư hướng dẫn của Bộ Thương mại trong đó chú ý tổ chức việc kê khai đăng ký, quản lý chặt chẽ việc tiêu thụ nguồn hàng nói trên không để bị lợi dụng đầu cơ trục lợi. Đồng thời bắt buộc các hộ kinh doanh hàng ngoại nhập phải thực hiện chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn hợp pháp kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.
- Đối với thuốc lá điếu ngoại phải truy quét một cách toàn diện và triệt để từ biên giới và nội địa, từ các cửa hàng, cửa hiệu đến các sạp các thùng, các xề mẹt ven đường. Trong các cơ quan Nhà nước tuyệt đối không tiếp khách bằng thuốc lá điếu ngoại và dùng để làm quà biếu. Cùng với việc …….. viên chức Nhà nước và toàn dân hạn chế hoặc không hút thuốc lá. Từ nay các nơi sinh hoạt công cộng đông người như hội trường, nhà thương, trường, rạp hát… không được hút thuốc lá. Các cơ quan thông tin đại chúng không được quảng cáo thuốc lá. Các panô áp phích quảng cáo thuốc lá đã dựng phải dẹp bỏ.
Đối với các loại hàng giả, hàng kém phẩm chất ở địa bàn nào thì chính quyền và các lực lượng chức năng ở đó phải truy tìm đến nơi đến chốn người sản xuất để xử lý nghiêm bằng pháp luật và phạt nặng những người buôn bán, tàng trữ hoặc bao che.
4. Song song với tích cực triển khai công tác chống lậu, chống tham nhũng cần có kế hoạch triển khai sản xuất và giữ vững lưu thông bình thường trên thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước cần chủ động nguồn hàng để thay thế hàng ngoại đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Phát triển hệ thống thương nghiệp Quốc doanh đảm bảo bán buôn và đáp ứng phần lớn bán lẻ. Tăng cường công tác đăng ký kinh doanh dịch vụ thương nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển lưu thông hàng hóa của toàn xã hội đồng thời kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nói trên.
5. Để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Trung ương tại Chỉ thị 01 và chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính Phủ và đề án thực hiện của UBND tỉnh, các cấp các ngành phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể quần chúng có chương trình công tác cụ thể thiết thực có hiệu quả của địa phương, đơn vị mình từ nay cho đến hết năm 1993, trước mắt có kế hoạch công tác cụ thể từ nay đến Tết nguyên đán. Từng cấp từng ngành phải củng cố các Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ giai đoạn II và các BCĐ, các Đội QLTT tại địa phương đơn vị mình. Các cấp, các ngành phải thực hiện kiên quyết và triệt để, khắc phục ngay tình trạng chần chờ, do dự hoặc lơ là trong nhiệm vụ dẫn đến hoạt động hình thức gây tác dụng ngược lại càng làm mất lòng tin của Đảng, của nhân dân.
Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi trong nội bộ và nhân dân. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần kịp thời báo cáo về TT.UBND tỉnh để xử lý.
Nơi nhận: | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
- 1Quyết định 616/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 06/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 4Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 1Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 2Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 1Chỉ thị 1-TTg về một số biện pháp cấp bách nhằm chấn chỉnh quản lý các dịch vụ xuất nhập - khẩu và lưu thông hàng hoá ở thị trường trong nước do Thủ tường Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 13-TTg năm 1992 về tăng cường chỉ đạo thực hiện chủ trương cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá của nước ngoài trên thị trường nước ta do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 616/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Quyết định 06/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
Chỉ thị 32/CT.UB năm 1992 thực hiện Chỉ thị 01/TTg và Chỉ thị 13/TTg do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 32/CT.UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/10/1992
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Hữu Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/10/1992
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra