ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/CT-UBND | Phú Yên, ngày 31 tháng 10 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 11 CT/BNV(V11), ngày 7/6/1994 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ vùng đồng bào theo đạo Thiên Chúa trong tình hình mới”; Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 12/6/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng đồng bào có đạo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số” đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể nên phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo Phú Yên tiếp tục được xây dựng, duy trì, phát triển với nhiều nội dung, hình thức phong phú, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động thiết thực của đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; tăng cường tình đoàn kết, gắn bó trong xã hội, đoàn kết trong mỗi cộng đồng tôn giáo, đoàn kết giữa các tôn giáo và đoàn kết giữa đồng bào tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo để cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu cao cả là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo vẫn còn có mặt hạn chế, phát triển chưa đồng đều, rộng khắp, có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, thiếu sức lôi cuốn quần chúng tín đồ tự giác tham gia; khả năng vận động, thu hút quần chúng tín đồ của các tổ chức, đoàn thể quần chúng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do cấp ủy Đảng, chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm sâu sát, thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng phong trào; năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý xã hội của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ ở một số cơ sở còn yếu; việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo còn có mặt hạn chế; Công an một số đơn vị, địa phương chưa làm tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn trong quá trình chỉ đạo, tổ chức xây dựng phong trào; chưa thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để thúc đẩy phong trào; điều kiện đảm bảo hoạt động của phong trào chưa được quan tâm đúng mức; các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh hoạt động lợi dụng tôn giáo hòng phá hoại công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28, ngày 19/8/2014 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả những công tác trọng tâm, sau đây:
1. Phải xác định rõ mục đích, đối tượng hướng tới của phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo là: Huy động tối đa sức mạnh của quần chúng tín đồ các tôn giáo trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn, hiện tượng, hành vi tiêu cực trong xã hội, xây dựng, phát triển môi trường xã hội an toàn, an ninh trong vùng đồng bào các tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, chủ động phát hiện, kịp thời đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo để xâm phạm an ninh chính trị và trật tự, xã hội ở địa phương. Đối tượng chính cần tác động, tổ chức để xây dựng, phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo là các tổ chức giáo hội và chức sắc các tôn giáo.
2. Tiếp tục nắm vững, quán triệt sâu sắc, thực hiện đúng đắn các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
Trong đó, cần nhận thức rõ: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận không nhỏ quần chúng, còn tồn tại lâu dài; đồng bào các tôn giáo là bộ phận không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Đảng, Nhà nước chủ trương tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân; đồng thời kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng chính sách đổi mới, hội nhập quốc tế trong đó có đổi mới về chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước để xâm phạm an ninh, trật tự và lợi ích của đất nước, của nhân dân cũng như các hoạt động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, lực lượng Công an làm tham mưu, nòng cốt. Gắn kết phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo với các phong trào, các chương trình, kế hoạch, các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương.
3. Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đồng bào các tôn giáo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; từng bước nâng cao giác ngộ chính trị, không nghe và làm theo những thủ đoạn lừa bịp của các thế lực thù địch; phân biệt được hoạt động tôn giáo thuần túy với hoạt động tôn giáo bị lợi dụng vì mục đích chính trị.
Tập trung tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương; nêu cao tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân, tình yêu quê hương của đồng bào các tôn giáo; bảo đảm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả; chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác và tính chủ động của đồng bào các tôn giáo trong phát hiện, tố giác tội phạm, nhất là phát hiện, đấu tranh với các âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh, trật tự; tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong xã hội trên cơ sở tôn trọng pháp luật; đoàn kết trong đồng bào các tôn giáo, đoàn kết giữa các tôn giáo, đoàn kết giữa đồng bào tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Vận động, phát huy vai trò tích cực của các chức sắc, người có uy tín trong các tôn giáo tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm, tạo điều kiện để người có chức sắc, người có uy tín trong các tôn giáo đóng góp khả năng, trí tuệ cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, động viên, vận động quần chúng tín đồ tích cực tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương.
4. Lực lượng Công an tiếp tục phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các lực lượng chức năng đẩy mạnh phòng ngừa, đấu tranh, tấn công trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nhằm tạo niềm tin, khí thế cách mạng để hỗ trợ công tác vận động đồng bào các tôn giáo tự giác, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; lựa chọn những công dân tích cực trong đồng bào các tôn giáo để giới thiệu tham gia các tổ chức quần chúng làm công tác an ninh trật tự tại cơ sở. Chú trọng vận động quần chúng tín đồ, chức sắc trong các tôn giáo tham gia đấu tranh với các đối tượng lợi dụng tôn giáo thực hiện “Diễn biến hòa bình”, tiến hành các hoạt động chống đối, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự ở địa phương; xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa bàn miền núi tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, không tham gia hoạt động “Tin lành Đêga” và các hoạt động phát triển đạo trái pháp luật.
5. Cấp ủy Đảng, chính quyền các huyện thị xã, thành phố tiếp tục chú trọng công tác xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; bảo đảm thực thi đúng đắn chính sách, pháp luật, phòng ngừa sai phạm, tiêu cực; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo; tập trung phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Đây là những vấn đề cơ bản, xuyên suốt, là tiền đề, điều kiện để xây dựng, củng cố, phát triển vững chắc phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung, cũng như trong đồng bào các tôn giáo nói riêng. Cần chú trọng củng cố, kiện toàn Ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; quan tâm bồi dưỡng, phát triển đảng viên trong đồng bào các tôn giáo làm cốt cán cho phong trào và là cầu nối quan trọng giữa Đảng với quần chúng tín đồ. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức pháp luật, phương pháp vận động quần chúng và có chính sách hợp lý để cán bộ cốt cán phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào. Nắm chắc tình hình hoạt động của các tổ chức tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo ở cơ sở, giải quyết kịp thời, thỏa đáng nguyện vọng chính đáng của quần chúng tín đồ các tôn giáo; kịp thời phát hiện, xử lý có hiệu quả mâu thuẫn trong xã hội ngay từ đầu và tại cơ sở; kiên quyết xử lý các hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật.
6. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa lực lượng Công an với Ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể các cấp nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác xây dựng và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương liên quan đến công tác tôn giáo để thống nhất hành động, phân công trách nhiệm cụ thể, bảo đảm cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về tôn giáo, trong vận động quần chúng các tôn giáo cũng như trong phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh, trật tự…
7. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo từ cơ sở và trên phạm vi toàn tỉnh; tiếp tục xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào tôn giáo hiện đang hoạt động hiệu quả như mô hình “Họ đạo Tịnh Sơn an toàn về an ninh, trật tự” của huyện Sơn Hòa; mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh trật tự, không tham gia Tin lành Đêga và hoạt động đạo trái phép” của xã EaLâm, huyện Sông Hinh. Gắn kết chặt chẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các phong trào cách mạng khác, như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”…, để phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch phối hợp Mặt trận Tổ quốc cùng cấp chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này. Giao Công an tỉnh Phú Yên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Chỉ thị./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 886/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2012 – 2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Nghị quyết 101/2013/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ cho người bị thương, chết, bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Chỉ thị 28/CT-UBND năm 2014 về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 6Kế hoạch 2627/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW và Chương trình 28-CTr/TU về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới do tỉnh Gia Lai ban hành
- 1Chỉ thị 09/CT/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 2Quyết định 886/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2012 – 2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do tỉnh Yên Bái ban hành
- 4Nghị quyết 101/2013/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ cho người bị thương, chết, bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Chỉ thị 28/CT-UBND năm 2014 về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 7Kế hoạch 2627/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW và Chương trình 28-CTr/TU về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới do tỉnh Gia Lai ban hành
Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo do tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 29/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 31/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Lê Văn Trúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/10/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết