ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 29/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 06 năm 1983 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH RUỘNG ĐẤT, CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong 7 năm qua (1976-1982), thi hành các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Thành ủy về cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thành phố đã quốc hữu hóa trên 30.000 ha ruộng đất của thực dân, địa chủ, Việt gian xây dựng thành 9 nông trường quốc doanh, 16 nông trại, các khu kinh tế mới, giản dân; xử lý 84 vụ ruộng đất của phú nông, tư sản nông thôn, thu lại 3.377 ha ruộng đất chia cấp cho trên 6.000 hộ nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất; vận động “ nhường cơm xẻ áo” điều chỉnh được hơn 3.000ha ruộng đất chủ yếu là của trung nông lớp trên cho nông dân nghèo.
Hiện nay, 4 quận có sản xuất nông nghiệp cơ bản đã hoàn thành việc xóa bỏ giai cấp bằng ruộng các huyện ngoại thành từng bước đã giải quyết chia cấp ruộng đất cho nhiều nông dân không có hoặc thiếu ruộng đất.
Song song với công tác điều chỉnh ruộng đất, thành phố đã vận động bà con nông dân vào làm Chỉ thị số 100/CT-TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, thành phố đã củng cố và xây dựng được 468 tập đoàn sản xuất, 10 hợp tác xã thí điểm, chiếm 26% số hộ nông dân và 14
Từ vụ Đông Xuân 1981 trở lại đây đã có 76% số tập đoàn và hợp tác xã thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, phong trào hợp tác hóa ở thành phố có nhiều chuyển biến tốt, thu nhập và đời sống của bà con nông dân có chiều hướng ổn định và tăng hơn trước.
Bên cạnh những thành tích đạt được nêu trên, thành phố còn có những khuyết điểm và tồn tại như : việc tiến hành xóa bỏ bóc lột bằng ruộng đất chưa triệt để, chưa hoàn thành công tác điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, còn một bộ phận khá đông (28%) số hộ nông dân chưa có hoặc thiếu ruộng đất để sản xuất phải đi làm thuê và giai cấp phú nông, tư sản nông thôn vẫn còn bốc lột được nông dân nghèo dưới nhiều hình thức, chưa nhận thức đầy đủ nguyên tắc tự nguyện, chưa vận dụng đúng đắn phương châm hợp tác hóa phải đi từ thấp lên cao, và xác định hình thức, bước đi thích hợp; công tác quản lý của tập đoàn, hợp tác xã nhìn chung còn yếu kém, nhất là về mặt tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh; cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp chưa gắn chặt với cải tạo công thương nghiệp, chưa gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, cũng như việc chuẩn bị các điều kiện và đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho tập đoàn, hợp tác xã để khi xây dựng lên thì đứng vững và phát triển.
Nguyên nhân của những khuyết điểm và tồn tại trên, trước hết là do khi chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta chưa kịp thời giáo dục lập trường cách mạng xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nên còn mơ hồ về giai cấp, về cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề “ ai thắng ai” giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, chưa phân biệt rõ giữa ranh giới lao động và bóc lột : chưa hiểu đúng đắn và sâu sắc tình hình đặc điểm nông thôn và đặc điểm của giai cấp nông dân Nam bộ nói chung và ngoại thành nói riêng nên đề ra hình thức quy mô và bước đi của hợp tác hóa không thích hợp, có tư tưởng nóng vội, muốn làm nhanh, làm lướt, khi gặp khó khăn có nhiều tập đoàn sản xuất bị tan rã thì bi quan dao động, giảm lòng tin, buông trôi, do dự không quyết tâm ; thiếu sự chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu cần thiết cho tập đoàn và hợp tác xã khi vào làm ăn tập thể; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyến đối với công tác cải tạo nông nghiệp không liên tục và thiếu tập trung đúng mức, chưa huy động sức mạnh tổng hợp của cả thành phố làm công tác cải tạo nông nghiệp là công tác cải tạo nông nghiệp, chưa nhận thức đầy đủ cải tạo nông nghiệp là công tác trọng tâm thường xuyên của nông thôn ngoại thành, do đó phong trào phát triển không đều, không liên tục, tốc độ chậm và thực sự vững chắc so với yêu cầu và khả năng của thành phố.
Chấp hành Chỉ thị số 19/CT-TW ngày 03-05-1983 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hoàn thành điều chỉnh ruộng đất và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, Nghị quyết 21/NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố về cải tạo và xây dựng toàn diện nông thôn ngoại thành từ năm 1983-1985 và những năm 80 ; vừa qua Thành ủy đã tổ chức hội nghị tổng kết 7 năm cải tạo nông nhgiệp ở thành phố và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu từ nay đến 1985 là phải triệt để xóa bỏ hình thức bốc lột bằng ruộng đất, hạn chế đi đến xóa bỏ các hình thức bóc lột bằng mua bán đầu cơ, cho vay nặng lãi và bóc lột lao động làm thuê của tư sản nông thôn và phú nông ở nông thôn; trước mắt trong năm 1983 quyết tâm hoàn thành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân; và từ nay cho đến cuối năm 1985 phấn đấu hoàn thành về cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp với hình thức phổ biến là tập đoàn sản xuất, đưa khoản 75% diện tích ruộng đất canh tác và 85% số hộ nông dân vào làm ăn tập thể trong tập đoàn.
Để đảm bảo hoàn thành những mục tiêu đề ra trên đây, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố chỉ thị các sở, ban, ngành thành phố, Uỷ ban Nhân dân các huyện, quận và xã, phường có trách nhiệm thực hiện các công tác dưới
1. Các cấp, các ngành phải tổ chức học tập Chỉ thị số 19/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 21/NQ-TU của Thành ủy nhằm quán triệt sâu sắc đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa với nông nghiệp, về cuộc đấu tranh giai cấp để giải quyết vấn đề “ ai thắng ai” giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; đồng thời để xác định cải tạo nông nghiệp là công tác trọng tâm, thường xuyên của nông thôn ngoại thành. Từ đó có quyết tâm cao, tập trung sức tổ chức thực hiện cho kỳ được các mục tiêu về điều chỉnh ruộng đất và cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp 1983 và năm 1983-1985.
2. Kể từ nay trở đi phải đưa nội dung công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp và kế hoạch Nhà nước ở từng ngành, từng cấp, từ thành phố đến các huyện, quận và cơ sở để có mục tiêu phấn đấu và giải quyết các mặt cân đối cần thiết về ngân sách, vật tư, điều động và đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức và các yếu tố vật chất khác bảo đảm cho việc triển khai công tác cải tạo nông nghiệp được thuận lợi và từng bước có kết quả cụ thể.
3. Các huyện, quận, các sở, ban, ngành thành phố căn cứ vào nội dung chỉ thị này và kế hoạch hướng dẫn trong bản báo cáo tổng kết công tác cải tạo nông nghiệp 7 năm (1976-1982) và nhiệm vụ cải tạo nông nghiệp 3 năm (1983-1985) của Thành ủy mà xây dựng chương trình hành động cụ thể của ngành, địa phương mình.
4. Để hoàn thành công tác điều chỉnh ruộng đất trong năm 1983, cần khẩn trương tiến hành một số công việc sau
- Kiểm tra những hộ phú nông và tư sản nông thôn hiện nay còn bóc lột bằng ruộng đất, giải thích và vận động họ hiến, nếu họ không hiến thì kiên quyết xử lý, trưng thu số đất đó, chỉ để lại cho họ một số diện tích theo quy định trong các chính sách của Đảng và Nhà nước (Chỉ thị 157, Quyết định 188).
- Đối với các hộ trung nông cấp trên, kiên trì vận động thuyết phục trên tinh thần “ nhường cơm xẻ áo” cho những hộ nông dân hiện nay không có hoặc thiếu ruộng đất sản xuất, bảo đảm đoàn kết ở nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất.
- Có kế hoạch thu hồi số ruộng đất của tập thể cho các cơ quan hoặc cán bộ, xã viên, tập đoàn viên mượn tạm sản xuất; xem xét quy định rõ phần ruộng đất tạm mượn để sản xuất tự túc cho cơ quan bằng cách tận dụng lao động tập thể, nhưng nghiêm cấm việc thuê nướn bóc lột nhân công; số đất còn lại phải giao trả lại cho tập thể hoặc chính quyền địa phương sản xuất hoặc chia cấp lại cho những hộ nông dân chưa có hoặc thiếu đất sản xuất.
- Tiến hành kiểm tra những cán bộ, đảng viên và gia đình họ, trước hết là những cán bộ lãnh đạo ở các cấp, các ngành hiện nay vẫn còn chiếm hữu quá nhiều ruộng đất, không gương mẫu trong việc điều chỉnh ruộng đất để tiến hành giáo dục, nếu ai không nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Đảng và quy định của Nhà nước, không từ bỏ hành động bóc lột thì phải kiên quyết xử lý theo kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Cần chú ý điều chỉnh ruộng đất tới đâu phải vận động nông dân vào tổ đoàn kết sản xuất (hoặc tập đoàn sản xuất nếu đủ điều kiện) tới để có điều kiện giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, ngăn chặn sự phân hóa giai cấp trở lại; phấn đấu vận động tập hợp hầu hết nông dân còn làm ăn cá thể vào các tổ đoàn kết sản xuất trong năm 1983.
Xây dựng tổ đoàn kết sản xuất phải đảm bảo 3 nội hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy hoạch kế hoạch Nhà nước; đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống; thực hiện hợp đồng kinh tế hai chiều với Nhà nước.
Về quy mô rất linh hoạt từ 5-7 hộ có 5-7 ha ruộng đất là có thể tổ chức thành một tổ đoàn kết sản xuất, và dưới nhiều hình dạng phong phú như tổ đoàn kết trồng lúa, rau, chăn, nuôi, trồng vườn…
Thông qua hoạt động của các tổ đoàn kết sản xuất mà giáo dục cho nông dân về cách mạng xã hội chủ nghĩa, phân biệt rõ lao động và bóc lột, kết hợp lợi ích riêng và chung, nâng cao cảnh giác chống địch phá hoại kinh tế và gây rối trị an. Làm tốt các vấn đề nêu trên là thiết thực chuẩn bị các tiền đề cho việc xây dựng tập đoàn sản xuất, hợp tác xã sau này.
6. Tăng cường củng cố và phát triển các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp: để củng cố và mở rộng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cần chú ý một số việc chủ yếu như
a) Phải mạnh dạn và ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 18 của Thành ủy về công nghiệp và khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, để phát triển sản xuất, làm ăn có hiệu quả kinh tế, phát huy tính ưu việt của kinh tế tập thể, có sức hấp dẫn đối với đông đảo trung nông đi vào làm ăn tập đoàn, tập thể.
- Ngành điện lực : nghiên cứu việc kéo thêm đường dây điện trung thế, mở rộng điện hạ thế; bảo đảm việc cung cấp điện để tăng năng suất cây trồng, con nuôi, mở rộng ngành nghề, phát triển sản xuất, nhất là những vùng chuyên canh cây con xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp, vật tư: nghiên cứu việc cung cấp thêm máy cày, máy bơm nước, các loại máy chế biến nông sản, công cụ thường và cải tiến, phương tiện vận chuyển cho nông nghiệp và các tập đoàn, hợp tác xã phù hợp với đặc điểm ở từng nơi; tăng thêm phụ tùng đồng bộ và có cơ sở sửa chữa máy móc.
Có kế hoạch cụ thể xây dựng cơ cấu nông – công nghiệp kết hợp và từng bước nâng cao, hoàn chỉnh chẳng những về cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp trên địa bàn từng huyện mà phấn đấu thực hiện đến từng cơ sở, nông trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất…
- Ngành giao thông vận nghiên cứu quy hoạch mạng lưới đường sá, cầu cống ở nông thôn; kịp thời tu sửa, nâng cấp và làm mới các đường giao thông, cầu cống đối với các trục lộ chính; đồng thời xây dựng giao thông nội đồng kết hợp với hệ thống thủy lợi để thiết thực phục vụ cho sản xuất và đi lại ở nông thôn.
- Ngành thủy khẩn trương tu sửa, hoàn chỉnh hệ thống ở từng trạm bơm nhằm phát huy hiệu quả tối đa các trạm đã xây dựng; đầu tư xây dựng thêm các giếng công nghiệp và bán công nghiệp cho các vùng chuyên canh rau, cây công nghiệp, đẩy mạnh làm thủy lợi nội đồng kết hợp trồng cây nuôi tôm, cá.
- Các ngành nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản lâm nghiệp: nghiên cứu xây dựng các mô hình về nông, lâm, ngư kết hợp nhằm khai thác và sử dụng tốt và có hiệu quả tiềm năng về đất đai, lao động tay nghề và các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có ở từng quận huyện ở ngoại thành ý liên kết cơ sở vật chất kỹ thuật ở từng khu vực theo quy hoạch chung).
- Trung tâm giống nông nghiệp thành phố cùng với Sở Nông nghiệp, Ban Khoa học kỹ thuật: ra sức nghiên cứu thử nghiệm lai tạo, tuyển chọn các giống cây con có năng suất cao, đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất.
Xây dựng, củng cố các cơ sở sản xuất chế biến phân hữu cơ, đẩy mạnh phong trào sản xuất và sử dụng phân hữu cơ: Sở Nông nghiệp cần phối hợp với đoàn thể Phụ nữ phát động phong trào chăn nuôi gia đình, để tạo thêm nguồn phân phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản phát động phong trào hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất phân hữu cơ. Cần có kế hoạch tổ chức chặt chẽ mỗi xã, ấp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc liên tập đoàn, đội sản xuất
- Ngành tài chánh, thống kê và quản lý ruộng nghiên cứu việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống kế toán, thống kê, quản lý ruộng đất tại các xã, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất (bao gồm máy để tính toán và các loại sổ sách, báo biếu, chứng từ…).
Để thực hiện được những việc đề ra cho từng ngành nêu trên, Uỷ ban kế hoạch thành phố cần chủ động cân đối các nhu cầu về tài chánh, vật tư
b) Cải tiến quản lý, hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm phải phá thế độc canh, độc vụ, phát triển chăn nuôi, mở rộng ngành nghề; từng bước xây dựng cơ cấu nông công nghiệp kết hợp; thực hiện kinh doanh tổng hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, phấn đấu làm ăn tập thể phải hơn cá thể của trung nông.
c) Đào tạo cán Cán bộ là khâu quyết định nên phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng hàng loạt cán bộ quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và tổ đoàn kết sản xuất; đi đôi với đào tạo cán bộ quản lý phải đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu nghiệp vụ và cán bộ kỹ thuật.
Yêu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ các loại trong năm 1983 và 1983-1985 rất lớn; ngân sách thành phố cũng như các huyện quận cần dành một ngân khoản thích đáng đảm bảo yêu cầu cấp bách và cơ bản của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho phong trào hợp tác hóa ở ngoại thành.Ngành tài chánh, ngân hàng, Uỷ ban kế hoạch thành phố có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí cho công tác quan trọng này.
Cần huy động sức mạnh
- Trường nghiệp vụ cải tạo thuộc Ban Nông nghiệp Thành ủy chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ quản lý;
- Sở Tài chánh chịu trách nhiệm đào tạo kế toán;
- Uỷ ban kế hoạch và Chi cục Thống kê chịu trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng cán bộ
- Uỷ ban kế hoạch và Chi cục Thống kê chịu trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế hoạch, thống kê…
Đối với cán bộ xã, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất coi việc đi học cũng là công tác nên phải tính cộng điểm cho anh chị em trong những ngày được cử đi học để khuyến khích và tạo điều kiện cho anh chị em này yên tâm học tập.
Đề nghị Ban Nông nghiệp Thành ủy xây dựng kế hoạch đào tạo từng loại cán bộ, làm việc và hợp đồng với các trường của các sở, ban, ngành nói trên để đưa chương trình vào đào tạo từng năm,
Ban Tổ chức chánh quyền thành phố nghiên cứu dự thảo trình Thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố quyết định hợp thức hóa Trường đào tạo cán bộ quản lý cho phong trào hợp tác hóa nông nghiệp để có đủ điều kiện pháp lý áp dụng các chính sách chế độ của Nhà nước.
d) Đi đôi với việc thực hiện những nhiệm vụ nói trên phải coi trong khuyến khích phát triển kinh tế gia đình xã viên, tập đoàn kinh tế gia đình được coi như một bộ phận cấu thành trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, có khả năng đáp ứng một phần các sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, bổ sung thêm thu nhập cho xã viên, tập đoàn viên.
Về đất đai để làm kinh tế gia đình, thực hiện theo các chính sách đã quy
- Vùng đất rộng để từ 500-700 m2 và tối đa không quá 1000m2/hộ.
- Vùng đất hẹp (ven đô) để từ 50-100m2, tối đa không quá 300m2/hộ.
Theo mức trên đây, chính quyền phường xã căn cứ vào đặc điểm từng nơi và yêu cầu phát triển kinh tế gia đình của xã viên, tập đoàn viên mà đề nghị với huyện quận xem xét quyết định cụ thể phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của quần chúng ở mỗi địa phương.
7) Cải tạo nông nghiệp phải đi đôi với cải tạo công thương nghiệp (nội dung cải tạo công thương nghiệp dựa vào Nghị quyết 19 cuả Thành ủy) ; đồng thời kiên quyết cắt đứt quan hệ của tư thương thành thị về nông thôn tranh mua nông sản, thực phẩm với Nhà nước, đầu cơ nâng giá lũng đoạn thị trường, bóc lột nông dân ; ngành thương nghiệp phải vươn lên xây dựng một mạng lưới rộng rãi, đủ mạnh để quản lý được sản phẩm, quản lý được giá cả thị trường ; đặc biệt phải chấn chỉnh và tăng cường hợp tác xã mua bán.
Ủy ban Nhân dân các huyện quận cần bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất phụ trách hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng.
8) Cải tạo nông nghiệp phải tiến hành song song với việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ xây dựng phong trào hợp tác hóa đối với sản xuất nông nghiệp phải đồng thời xây dựng tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của tập thể nhân dân lao động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. trên cơ sở tiếp tục phát động quần chúng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” vận động bà con nông dân xây dựng các công trình phúc lợi công cộng bệnh viện, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, làm cầu, làm đường… đó cũng là giáo dục ý thức tập thể, là hình ảnh nông thôn ngoại thành đi lên chủ nghĩa xã hội một cách toàn diện.
- Ngành văn hóa thông cần phấn đấu thường xuyên đưa các đoàn văn nghệ, các đội chiếu phim lưu động về nông thôn phục vụ cho đồng bào.
- Mỗi huyện xã cần vươn lên xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vui tươi lành mạnh, mang tính chất quần chúng rộng rãi. Từng thời gian tổ chức hội thi, hôi diễn, cổ vũ phong trào “Tiếng hát nông thôn”, thúc đẩy phong trào văn hóa nông thôn ngoại thành phục vụ thiết thực cho sản xuất, phục vụ cho công cuộc cải tạo nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
9) Huy động sức mạnh tổng hợp tăng cường cho huyện và cơ sở, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu cải tạo nông nghiệp và nông thôn mới ngoại
- Kiên quyết tinh giảm biên chế ở các ban, ngành, sở thành phố, chọn lựa những cán bộ tốt tăng cường cho huyện và cơ sở.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của sở, ban, ngành cấp thành phố, các quận nội thành, các công ty, xí nghiệp phục vụ công tác cải tạo nông nghiệp và xây dựng nông thôn ngoại thành. Trước mắt mở một đợt huy động lực lượng cán bộ của các sở ban ngành, đoàn thể thành phố và sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố, tổ chức tập huấn thông suốt chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp về công táv điều chỉnh ruộng đất và cải tạo nông nghiệp, bố trí thành các đoàn công tác đưa xuống giúp huyện xã.
- Các quận, huyện đã có giao ước kết nghĩa cần bàn bạc có đề án, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện sớm và có hiệu quả thiết thực.
Nhận được chỉ thị này, Thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố yêu cầu các đồng chí Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, xã, phường khẩn trương chỉ đạo tổ chức thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả về Thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 29/CT-UB năm 1983 về đẩy mạnh thực hiện công tác điều chỉnh ruộng đất, cải tạo và xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa ở thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 29/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/06/1983
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Đình Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/06/1983
- Ngày hết hiệu lực: 11/11/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực