- 1Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quyết định 81/2001/QĐ-TTg triển khai Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 1Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 69/2008/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2001/CT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2001 |
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỷ 20 đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các Quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, để phát triển và hội nhập.
Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một "xã hội học tập". Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin.
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học.
Thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai các công việc sau đây:
1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin:
1.1. Tổ chức quán triệt nội dung, tinh thần của Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhận thức rõ vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong sự nghiệp phát triển giáo dục trong thế kỷ 21. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.
1.2. Nhận thức rõ nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển công nghệ thông tin của đất nước. Cần tìm các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và quản lý của mình, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, sinh viên và học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần thị trường nước ngoài.
1.3. Cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể ở từng cấp, từng đơn vị cho việc triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phần đầu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là:
2.1. Đến năm 2005, ít nhất phải đào tạo thêm được 50.000 chuyên gia về công nghệ thông tin ở các trình độ khác nhau; trong đó có 25.000 chuyên gia công nghệ thông tin trình độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp, thông thạo tiếng Anh.
2.2 Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường.
2.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học.
2.4. Xây dựng và thực hiện dự án phát triển mạng máy tính phục vụ giáo dục và đào tạo (EduNet), mở rộng kết nối Internet tới các cơ sở giáo dục và đào tạo.
3. Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm:
3.1. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cụ thể là:
a) Các trường đại học, cao đằng và trung học chuyên nghiệp cần ưu tiên các điều kiện để tăng quy mô đào tạo về công nghệ thông tin, mở ngành, mở khoa công nghệ thông tin, có thể kết hợp các ngành điện tử - tin học - viễn thông và tin học với các ngành chuyên môn khác.
b) Cần chủ động rà soát, cập nhật các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin theo hướng tăng năng lực thực hành, tăng cường các nội dung về công nghệ phần mềm, tham khảo và sử dụng các chương trình, nội dung đào tạo về công nghệ thông tin của các nước tiên tiến.
c) Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên công nghệ thông tin có vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Các trường cần xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các lớp bồi dưỡng giảng viên tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở khác trong và ngoài nước. Có kế hoạch tiếp nhận các cán bộ trẻ có năng lực về công nghệ thông tin để bổ sung đội ngũ giảng viên, giáo viên.
d) Tăng cường bồi dưỡng tiếng Anh cơ sở và tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh, sinh viên, nhất là đối với sinh viên các khoa công nghệ thông tin. Tiến hành giảng dạy một số môn chuyên ngành, viết chuyên đề, luận án tốt nghiệp bằng tiếng Anh.
e) Có kế hoạch ưu tiên sử dụng các nguồn đầu tư của Nhà nước, các nguồn tài trợ, kinh phí tự có để từng bước tăng cường và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, trước mắt ưu tiên xây dựng các phòng máy nối mạng phục vụ thực hành cho sinh viên và học sinh.
3.2. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho học sinh, sinh vien và cán bộ các ngành khác.
a) Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tiến hành soát xét lại chương trình môn tin học, bổ sung, cập nhật kiến thức mới và thiết thực về công nghệ thông tin.
b) Các khoa, bộ môn không chuyên về công nghệ thông tin cần đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Các ngành khoa học, các ngành công nghệ cần tăng cường dạy lập trình để có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng chuyên ngành.
c) Cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho các hình thức giáo dục thường xuyên qua mạng Internet, tự học có hướng dẫn một cách mềm dẻo để tạo điều kiện cho mọi người nâng cao trình độ hoặc học thêm ngành học mới về tin học cũng như các ngành khác.
d) Khuyến khích mở các lớp, các trung tâm trong các trường để bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu của người học; song phải đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
3.3. Xây dựng mạng nội bộ, nối mạng Internet, xây dựng mạng giáo dục (EduNet), ứng dụng vào quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, triển khai hình thức đào tạo từ xa:
a) Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chủ động xây dựng các mạng nội bộ, xây dựng trung tâm điều hành mạng nội bộ và nối mạng Internet. Phấn đấu đến năm 2003 tất cả (100%) các trường đại học, cao đẳng, 80% các trường Trung học chuyên nghiệp được nối mạng Internet với đường kết nối có tốc độ đủ cao và sử dụng có hiệu quả.
b) Đến năm 2005, 100% các Sở giáo dục và Đào tạo xây dựng được mạng nội bộ, từng bước kết nối các trường phổ thông và khai thác Internet, 70% trường trung học phổ thông được nối mạng Internet.
c) Hình thành mạng giáo dục (EduNet) phục vụ cho các hoạt động học tập, giảng dạy, quản lý của cơ sở và của chung toàn ngành. Tăng cường các thông tin về giáo dục và đào tạo trên mạng thông qua các trang thông tin (web site) của Bộ và của các Sở. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục và đào tạo. Mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo phải có trang thông tin (web site) phản ánh các hoạt động của đơn vị mình và kết nối chung vào mạng giáo dục.
d) Đẩy mạnh ứng dụng Internet trong dạy học từ xa.
3.4. Đẩy mạnh việc dạy học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục phổ thông:
a) Quy định số giờ cho việc dạy học tin học. Khuyến khích học ứng dụng công nghệ thông tin ngoài giờ, ngoại khoá, học ngoài nhà trường. Đưa nội dung, chương trình dạy học tin học thích hợp và mềm dẻo vào các bậc học, đảm bảo có biên chế giáo viên tin học trong trường phổ thông.
b) Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học tin học theo hướng đảm bảo các kiến thức cơ bản, tính cập nhật của chương trình, tăng cường các kỹ năng sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm nhằm hỗ trợ cho dạy và học các môn thọc khác trong nhà trường. Thí điểm triển khai việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học một số môn học ở những nơi có điều kiện.
c) Các trường sư phạm xây dựng chương trình bồi dưỡng tin học và tổ chức bồi dưỡng giáo viên tin học và giáo viên các bộ môn khác để họ có thể áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy các bộ môn theo chương trình hiện hành; đồng thời tiến hành đào tạo tin học cho sinh viên tất cả các khoa để họ có đủ năng lực giảng dạy chương trình phổ thông mới theo hướng ứng dụng triệt để tiến bộ của tin học trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
4.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của Bộ chịu trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt Chương trình hành động của Bộ giai đoạn 2001-2005 nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tư vấn cho Bộ trưởng về kế hoạch, các giải pháp cụ thể để thực hiện chương trình hành động của Bộ.
b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ nêu trên vào bậc học và lĩnh vực quản lý được phân công phụ trách, cụ thể như sau:
- Vụ Kế hoạch và Tài chính chủ trì và phối hợp với các vụ hữu quan xây dựng kế hoạch về đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học, đại hoc, trung học chuyên nghiệp và các nguồn kinh phí để đảm bảo phát triển quy mô và chất lượng đào tạo. Xây dựng mục chi riêng cho công nghệ thông tin và bố trí ngân sách cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các chuyên gia về công nghệ thông tin nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin.
- Vụ Đại học chủ trì và phối hợp với các vụ hữu quan chỉ đạo đổi mới chương trình đào tạo về công nghệ thông tin, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát chất lượng đào tạo; phố hợp với Vụ Kế hoạch và Tài chính trong việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Hàng năm tổng hợp báo cáo về tình hình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
- Vụ sau Đại học chủ trì và phối hợp với các vụ hữu quan chỉ đạo các trường đại học, các viện nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ và công nghệ thông tin, có kế hoạch cụ thể từng năm cho đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nghệ thông tin có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ về công nghệ thông tin trong và ngoài nước.
- Vụ Quan hệ quốc tế chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng, triển khai, kiểm tra các dự án hợp tác quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà khoa học về công nghệ thông tin ở nước ngoài để đào tạo cán bộ, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.
- Vụ Khoa học công nghệ chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin.
- Vụ Giáo viên chỉ đạo các trường sư phạm đào tạo giáo viên tin học, bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên.
- Vụ Tổ chức - Cán bộ chủ trì và phối hợp với các vụ chức năng trong Bộ, với các cơ quan hữu quan đảm bảo có biên chế giáo viên tin học trong trường phổ thông, biên chế giảng viên tin học trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; chủ trì và phối hợp với các Vụ và Trung tâm Công nghệ thông tin tổ chức các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức trong ngành.
- Viện Khoa học giáo dục chủ trì và phối hợp với các vụ liên quan xây dựng đề án giảng dạy tin học ở nhà trường phổ thông.
- Vụ Tiểu học, Vụ Trung học phổ thông, Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chỉ đạo và kiểm tra việc dạy tin học ở bậc học.
- Vụ Giáo dục thường xuyên chỉ đạo thực hiện chương trình phổ cập và giáo dục thường xuyên về tin học, hướng dẫn triển khai chương trình tin học ứng dụng theo hình thức giáo dục thường xuyên thích hợp.
- Vụ Công tác chính trị làm đầu mối và phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin đưa các thông tin về hoạt động của ngành trên trang thông tin (web site) của Bộ.
- Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì triển khai mạng giáo dục; phối hợp với Văn phòng và các vụ hữu quan đảm bảo cho mạng nội bộ và trang thông tin (web site) của Bộ hoạt động tốt.
- Văn phòng chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong cơ quan Bộ và Trung tâm Công nghệ thông tin để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác của cơ quan.
4.2. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm về các hoạt động triển khai việc dạy học tin học của các trường ở địa phương, xây dựng mạng máy tính, kất nối Sở với các trường trong địa phương, xây dựng trang thông tin (web site) của Sở, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin của Bộ để kết nối thông tin với trang thông tin (web site) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
b) Xây dựng chương trình hành động 2001-2005 của Sở triển khai thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, định kỳ báo cáo kết quả triển khai về Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuối quý II và cuối quý IV hàng năm.
4.3. Đối với các đại học, các trường đại học, các trường cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp.
a) Giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm triển khai việc giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng nội bộ và trang thông tin (web site) của nhà trường, kết nối thông tin với Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai các chương trình tin học ứng dụng theo phương thức giáo dục thường xuyên.
b) Xây dựng chương trình hành động 2001-2005 của nhà trường nhằm thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuối quý II và quý IV hàng năm.
4.4. Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của Bộ giúp Bộ trưởng đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp báo cáo kết quả để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ.
Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg là một nhiệm vụ rất quan trọng. Các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đào tạo trong toàn ngành phải hết sức nỗ lực, chủ động, sáng tạo để tạo ra bước chuyển có ý nghĩa trong những năm đầu của thập kỷ mới, góp phần thực hiện cho được những mục tiêu về phát triển công nghiệp thông tin, phục vụ sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
| Nguyễn Minh Hiển (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 15/CT-BGTVT năm 2007 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 69/2008/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 69/2008/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quyết định 81/2001/QĐ-TTg triển khai Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Chỉ thị 15/CT-BGTVT năm 2007 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 29/2001/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 29/2001/CT-BGDĐT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/07/2001
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Minh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 36
- Ngày hiệu lực: 14/08/2001
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực