- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật
- 3Nghị định 72/2016/NĐ-CP về hoạt động nhiếp ảnh
- 4Nghị định 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm
- 5Luật Du lịch 2017
- 6Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội
- 7Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
- 8Luật Điện ảnh 2022
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 274/CT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2022 |
Trong thời gian qua, thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành và quy định của pháp luật có liên quan, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch (sau đây gọi là hoạt động) đã từng bước đi vào nề nếp, đem lại nhiều giá trị tích cực, góp phần giáo dục truyền thống, định hướng về thẩm mỹ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của Nhân dân, đặc biệt là sau thời gian dài gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, tổ chức một số hoạt động vẫn còn hạn chế, bất cập, gây dư luận xấu trong xã hội, cụ thể như: biểu diễn nghệ thuật, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh tổ chức khi chưa được cấp phép, chấp thuận hoặc thực hiện không đúng với nội dung đã được cấp phép, chấp thuận; các cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức với số lượng lớn, có dấu hiệu lệch chuẩn; hiện tượng vi phạm quy định về phổ biến phim, nhất là phổ biến phim trên không gian mạng diễn ra khá phổ biến nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời; một số lễ hội chú trọng đầu tư đến hình thức, quy mô mà chưa bảo đảm về nội dung; ở một số nơi, vẫn còn tình trạng di sản bị xâm hại, xuống cấp, hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể chưa toàn diện, chặt chẽ; hiện tượng kinh doanh dịch vụ lữ hành trái phép, trục lợi, chèo kéo, không niêm yết giá công khai và không bán theo giá niêm yết cho khách du lịch vẫn còn diễn ra, đặc biệt là vào các dịp cao điểm…
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là: nhận thức về trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm khi thực hiện phân cấp, ủy quyền quản lý ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ; sự phối hợp giữa cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ với các địa phương còn hạn chế; công tác thẩm định, rà soát nội dung trước khi cấp phép, chấp thuận tổ chức các hoạt động nghệ thuật, triển lãm chưa chặt chẽ; công tác tuyên truyền pháp luật, thanh tra, kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tiễn chưa thường xuyên, việc xử lý đối với hành vi vi phạm chưa mang tính răn đe cao.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục dứt điểm những tồn tại, hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu:
a) Quán triệt, nâng cao nhận thức về trách nhiệm quản lý nhà nước trong toàn cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt hệ thống pháp luật về quản lý chuyên ngành; chủ động, linh hoạt và quyết liệt trong thực thi nhiệm vụ; thường xuyên theo dõi tình hình, xử lý tình huống, tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp;
b) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ, không đùn đẩy, né tránh; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là kỹ năng giải quyết, xử lý các công việc phức tạp, mang tính liên ngành;
c) Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong thực thi nhiệm vụ, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động thông qua các hình thức trao đổi, đối thoại trực tiếp, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hội nghị, giao ban chuyên đề theo định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất khi phát sinh khó khăn, vướng mắc;
d) Rà soát, thẩm định chặt chẽ các hồ sơ cấp giấy phép, cấp văn bản chấp thuận, thỏa thuận và chịu trách nhiệm về nội dung; đối với các hoạt động phức tạp, nhạy cảm cần phát huy vai trò, sự tham gia của hội đồng thẩm định, hội đồng chuyên môn và các cơ quan liên quan;
đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi tình hình thực thi pháp luật trong tổ chức các hoạt động, xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
a) Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và các quy định pháp luật có liên quan, chú trọng việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ được phân cấp theo quy định của pháp luật trong chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu;
b) Tăng cường kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu diễn ra nhiều vòng ở nhiều địa phương và ở những địa phương có nhiều cuộc thi; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức hoạt động chuyên môn; thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
c) Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời (triển khai giải pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn…) đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu trên không gian mạng có vi phạm.
a) Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết, kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
b) Thẩm định chặt chẽ hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền, phát huy vai trò của Hội đồng di sản quốc gia, Hội đồng khoa học về bảo tồn di tích, Hội đồng thẩm định hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể; tham mưu kiện toàn thành phần tham gia của các Hội đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động;
c) Tăng cường hướng dẫn các địa phương về chuyên môn để thực hiện hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa và tu bổ di tích, xây dựng và triển khai các đề án bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
a) Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội;
b) Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện trách nhiệm quản lý, tổ chức lễ hội theo phân cấp; chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí;
c) Hướng dẫn, đôn đốc công tác thống kê lễ hội tại các địa phương; tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và tổ chức lễ hội.
a) Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Điện ảnh và các văn bản quy định chi tiết, trong đó đặc biệt chú ý các quy định về thẩm quyền cấp phép phân loại phim và tiêu chí phân loại phim, về trách nhiệm của các tổ chức khi tham gia phổ biến phim trên không gian mạng;
b) Triển khai ngay các biện pháp để quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng như: xây dựng phương án tổ chức nhân lực, phương tiện kỹ thuật để kiểm tra nội dung phim, phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức các biện pháp kiểm soát hoạt động phổ biến phim, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thẩm định, phân loại phim;
c) Tăng cường hướng dẫn các địa phương về chuyên môn trong các hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh theo quy định của pháp luật.
6. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm:
a) Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh và Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/2/2019 của Chính phủ về hoạt động triển lãm;
b) Tăng cường hướng dẫn về quản lý chuyên môn mỹ thuật đối với xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng bảo đảm chất lượng thẩm mỹ, nội dung tư tưởng; chú trọng công tác thẩm định cấp phép các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, nâng cao vai trò của hội đồng nghệ thuật, thực hiện đúng quy trình, quy định; tăng cường hậu kiểm, nhất là với các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh có nội dung nhạy cảm, phức tạp.
a) Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Du lịch và các văn bản quy định chi tiết, trong đó tập trung vào công tác cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, quản lý lưu trú du lịch và quản lý điểm đến;
b) Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với Thanh tra Bộ, các địa phương kiểm tra cơ sở kinh doanh du lịch trong việc bảo đảm an ninh, an toàn, văn minh, thân thiện trong hoạt động du lịch;
c) Tập trung nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương trong công tác phối hợp xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mới phù hợp với thị hiếu của du khách sau đại dịch, khắc phục tình trạng “đứt gãy nguồn nhân lực du lịch”… để thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch, thu hút nhiều hơn nữa khách quốc tế đến Việt Nam.
a) Tổ chức thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành tại địa phương; bố trí nguồn lực để tham mưu thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định, trong đó chú trọng các nhiệm vụ mới được phân cấp, ủy quyền cho địa phương như: chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, cấp phép phân loại phim;
b) Về quản lý hoạt động tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu: quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng các cuộc thi người đẹp, người mẫu trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp trong quản lý đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu có quy mô lớn, có yếu tố nước ngoài, liên quan đến công tác dân tộc, bình đẳng giới, trẻ em, được tổ chức nhiều vòng ở nhiều địa phương; thẩm định chặt chẽ hồ sơ (trong đó rà soát kỹ Đề án bảo đảm tính thống nhất, phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc, văn hóa truyền thống, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện thực tiễn của địa phương) trước khi tham mưu chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu; tăng cường kiểm tra, theo dõi sau khi cấp văn bản chấp thuận, kiên quyết dừng cuộc thi người đẹp, người mẫu, chỉ đạo việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi trong trường hợp có vi phạm pháp luật;
c) Về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: phát hiện và tổ chức ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm di tích, thực hành sai lệch di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát huy vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của chính quyền địa phương ở cơ sở; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ chuyên môn và người trực tiếp trông coi di tích; chuẩn bị kỹ hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể khi trình cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về nội dung, tính khoa học, pháp lý của hồ sơ;
d) Về quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội: tham mưu, rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; tổ chức giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, về các giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; tăng cường kiểm tra, theo dõi trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, biến tướng, làm sai lệch lễ hội truyền thống;
đ) Về quản lý hoạt động phổ biến phim: tăng cường công tác quản lý hoạt động phổ biến phim tại địa phương bảo đảm tuân thủ pháp luật và tiêu chí phân loại; tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động cấp giấy phép phân loại phim theo phân cấp, trên cơ sở nâng cao năng lực, trách nhiệm của hội đồng thẩm định, phân loại phim;
e) Về quản lý hoạt động triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng: nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý và trách nhiệm của hội đồng nghệ thuật, bảo đảm sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, hội đồng nghệ thuật và các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý hoạt động; thẩm định chặt chẽ trước khi cấp phép các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh; tăng cường kiểm tra, theo dõi các cuộc triển lãm trước khi khai mạc và trong quá trình diễn ra bảo đảm tuân thủ nội dung đã được cấp phép; tổ chức xác định vị trí, quy mô và nội dung tượng đài, tranh hoành tráng bảo đảm chất lượng thẩm mỹ, phù hợp với lịch sử, văn hóa, điều kiện thực tiễn của địa phương;
g) Về quản lý hoạt động du lịch: tăng cường công tác quản lý điểm đến, cơ sở kinh doanh du lịch bảo đảm an toàn, an ninh cho khách du lịch, bảo vệ cảnh quan chung, vệ sinh môi trường; có biện pháp ngăn chặn và xử lý kiên quyết các hành vi gây mất an toàn cho khách du lịch, chèo kéo, trục lợi; tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, cung cấp thông tin cho du khách về trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh du lịch, chủ động lựa chọn dịch vụ, phòng tránh tai nạn khi tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn; tăng cường tổ chức hoạt động phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch và triển khai các chương trình liên kết đã ký.
a) Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương triển khai nghiêm túc Chỉ thị này.
b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực thi nhiệm vụ, trách nhiệm được giao.
c) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này.
d) Giao Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1003/TTg-KGVX năm 2020 về thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 869/QÐ-BVHTTDL năm 2021 về giao nhiệm vụ xây dựng Đề án ban hành Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021-2030 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Quyết định 1230/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022 hướng dẫn thực hiện nội dung thuộc Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 và Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Quyết định 440/QÐ-BVHTTDL năm 2023 phê duyệt Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Quyết định 974/QÐ-BVHTTDL năm 2023 về Kế hoạch "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vận thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững do Chính phủ ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật
- 3Nghị định 72/2016/NĐ-CP về hoạt động nhiếp ảnh
- 4Nghị định 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm
- 5Luật Du lịch 2017
- 6Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội
- 7Công văn 1003/TTg-KGVX năm 2020 về thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
- 9Quyết định 869/QÐ-BVHTTDL năm 2021 về giao nhiệm vụ xây dựng Đề án ban hành Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021-2030 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Quyết định 1230/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Luật Điện ảnh 2022
- 12Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022 hướng dẫn thực hiện nội dung thuộc Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 và Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13Quyết định 440/QÐ-BVHTTDL năm 2023 phê duyệt Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 14Quyết định 974/QÐ-BVHTTDL năm 2023 về Kế hoạch "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vận thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 15Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững do Chính phủ ban hành
Chỉ thị 274/CT-BVHTTDL năm 2022 về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 274/CT-BVHTTDL
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/09/2022
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết