- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Nghị quyết số 04/NQ-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 4Nghị định 37/2007/NĐ-CP về việc minh bạch tài sản, thu nhập
- 5Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 34/2008/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 đến năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 14 ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2009/CT-UBND | Vĩnh Yên, ngày 29 tháng 0 4 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21-8-2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cùng với sự nỗ lực tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền, đã tạo được sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, nhiều cán bộ đảng viên, công chức và quần chúng nhân dân đã tích cực tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí đã được kiềm chế, góp phần tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Nhưng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn biến phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đặc biệt ở các lĩnh vực: Quản lý và sử dụng đất đai; bồi thường giải phóng mặt bằng; công tác thu, chi, sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng cơ bản, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với tổ chức Đảng và chính quyền các cấp. Việc thực hiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09-03-2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do cơ chế, chính sách, pháp luật trên nhiều lĩnh vực còn thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế; nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về công tác phòng, chống tham nhũng còn hạn chế; công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa phát huy hiệu quả; công tác phát hiện, xử lý đối với các hành vi tham nhũng, lãng phí có lúc, có nơi chưa kịp thời; chưa nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Để tiếp tục đẩy mạnh và triển khai đồng bộ, toàn diện các chủ trương, giải pháp theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3-Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Chương trình số: 55-CT/TU ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 9, Khóa X về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, UBND tỉnh chỉ thị các cấp, các ngành thực hiện tốt một số yêu cầu, nhiệm vụ sau:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các cấp, các ngành chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3-Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với thực hiện bước 2 cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân.
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chú trọng tuyên truyền sâu, rộng với nhiều hình thức phong phú; đặc biệt nêu rõ các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
2. Tiếp tục thực hiện việc minh bạch tài sản, công khai hóa các trình tự, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến các tổ chức và công dân.
Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trách nhiệm rà soát các văn bản liên quan các cấp, ngành mình đã ban hành để xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực sau: Quản lý và sử dụng đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng; công tác thu, chi, sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Thực hiện nghiêm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09-3-2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; thực hiện tốt việc chuyển đổi vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức, viên chức.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, việc thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí.
3.1. Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét sử và các cơ quan thông tin đại chúng, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng.
Rà soát các vụ, việc tham nhũng, các đơn thư khiếu nại, tố cáo hành vi tham nhũng còn tồn đọng, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm, báo cáo đề xuất Ban Chỉ đạo kịp thời để chỉ đạo giải quyết. Thực hiện tốt quy chế số 15/QCPH/BCĐPCTN-CAT-VKSND-TAND ngày 18-7-2008 về phối hợp giữa Ban Chỉ đạo PCTN với các ngành: Công an tỉnh-Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh-Tòa án nhân dân tỉnh trong việc giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, để chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các vụ án tham nhũng và chọn một số vụ trọng điểm để đưa ra xét xử lưu động nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đánh giá việc quản lý, giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất đai, việc sử dụng đất đã giao cho các dự án, việc khai thác sử dụng và thu, nộp thuế tài nguyên, khoáng sản.
3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, giao thông, đê điều, thuỷ lợi và nông lâm nghiệp thủy sản.
3.4. Sở Nội vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện qui tắc ứng xử, Quy chế văn hóa công sở theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức, công tác quản lý cán bộ và sử dụng lao động của các cơ quan, đơn vị hành chính, công tác cải cách hành chính, việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở các Sở, ngành; UBND cấp huyện và cấp xã.
3.5. Thanh tra tỉnh kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng thực hiện kê khai tài sản thu nhập của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị và cá nhân người phải kê khai tài sản thu nhập, việc báo cáo không đúng thời gian quy định. Rà soát, đôn đốc việc thực hiện các Kết luận, Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc phức tạp, khiếu kiện kéo dài.
3.6. Sở Tài chính tổ chức rà soát kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định thực hiện tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3.7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội rà soát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, các xã thuộc vùng khó khăn (Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND) ngày 04-7-2007 của HĐND tỉnh về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010, Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND ngày 15-12-2008 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 đến năm 2010 …)
3.8. Cục Thuế tỉnh tổ chức rà soát, kiểm tra các đơn vị còn tồn đọng thuế và việc sử dụng Hóa đơn GTGT đối với các doanh nghiệp bỏ trốn.
Yêu cầu các cấp, các ngành báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc theo các nội dung trên về UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh trước ngày 30-6-2009.
4. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức phải đề cao trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thường xuyên kiểm tra và thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí.
Định kỳ hàng tháng, quí, 6 tháng và năm báo cáo kết quả thực hiện theo quy định ban hành kèm theo quyết định số 06/QĐ-BCĐ ngày 17-7-2008 của Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh, đồng thời gửi báo cáo cho Thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng được giao phụ trách ngành, địa phương. Các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng hàng tháng phải trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các cơ quan, đơn vị, huyện, thành, thị đã được phân công tại Quyết định số 04/QĐ-BCĐ ngày 17-6-2008 của Trưởng Ban Chỉ đạo./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 716/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP về thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 1374/QĐ-UBND năm 2013 chấm dứt hoạt động Văn phòng Ban chỉ đạo tỉnh Vĩnh Phúc về phòng, chống tham nhũng
- 3Quyết định 19/2024/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Nghị quyết số 04/NQ-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 4Nghị định 37/2007/NĐ-CP về việc minh bạch tài sản, thu nhập
- 5Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 34/2008/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 đến năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 14 ban hành
- 7Quyết định 716/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP về thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8Quyết định 1374/QĐ-UBND năm 2013 chấm dứt hoạt động Văn phòng Ban chỉ đạo tỉnh Vĩnh Phúc về phòng, chống tham nhũng
Chỉ thị 27/2009/CT-UBND về tăng cường chỉ đạo, thực hiện các chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 27/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/04/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/05/2009
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết