Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/CT-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2012 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ BÌNH ỔN GIÁ NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2012
Ngay từ đầu năm 2012, các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, trong đó có nhiệm vụ quản lý, điều hành và bình ổn giá nên đã góp phần tạo sự chuyển biến bước đầu trong nền kinh tế: Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) có chuyển biến tích cực; kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức cao; chỉ số tồn kho đang từng bước giảm xuống; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp (chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2012 tăng 2,86% so với tháng 12 năm 2011).
Tuy nhiên, tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại tăng ở mức khá cao (2,2%). Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong tháng 9 chủ yếu do việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, học phí, điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá nước sạch, giá cước xe buýt công cộng được Nhà nước trợ giá... Ngoài ra, tình hình dịch bệnh, thiên tai, cũng như tình trạng lợi dụng chủ trương điều chỉnh giá của Nhà nước để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cũng góp phần ảnh hưởng đến mặt bằng giá thị trường tháng 9. Tình hình trên báo hiệu, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối là rất phức tạp và việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012 sẽ khó khăn.
Để thực hiện được mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô như chỉ tiêu Quốc hội đã giao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại các Nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường; các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, cần tập trung chỉ đạo triển khai ngay một số nhiệm vụ, giải pháp để quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 như sau:
1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; trước hết là kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí của các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: Y tế, giá dục, nước sạch sinh hoạt, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón,... và giá cả các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất. Thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng, dầu, thuốc lá, khoáng sản. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
b) Cùng với việc đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước theo đúng mục tiêu đề ra phải tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Kiểm soát để hạn chế tối đa việc ứng thêm ngân sách cho năm 2013, bổ sung ngân sách ngoài dự toán được giao, trừ trường hợp thật sự cấp bách và phải được cơ quan chức năng thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.
c) Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, quản lý tỷ giá, vàng...
d) Chủ động xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ; trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
a) Tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế, trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá; bên cạnh đó, cần chú trọng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; chỉ đạo, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tổ chức tốt khâu nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, bảo đảm không được để thiếu nguồn, cũng như không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, gây tình trạng bất ổn cho thị trường trong nước; thực hiện tiết giảm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện giãn tần suất và biên độ tăng giá khi giá thế giới tăng.
b) Xây dựng lộ trình điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước thời gian tới, nhất là việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ; báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi thực hiện.
c) Việc điều chỉnh giá than bán cho sản xuất điện thực hiện theo hướng bảo đảm bằng giá thành toàn bộ, góp phần tháo gỡ khó khăn choo ngành than, bảo đảm ổn định việc làm và đời sống người lao động.
d) Tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống; triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ và thực hiện nghiêm quy định về đăng ký giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Chỉ thị 1875/CT-TTg năm 2010 về tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-BTC năm 2013 tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 3025/VPCP-KTTH về công tác điều hành giá năm 2021 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 2Chỉ thị 1875/CT-TTg năm 2010 về tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 01/NQ-CP về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 do Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2012 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường do Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-BTC năm 2013 tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 3025/VPCP-KTTH về công tác điều hành giá năm 2021 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2012 tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 25/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/09/2012
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 619 đến số 620
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra