Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/CT-UBND | Nghệ An, ngày 29 tháng 9 năm 2022 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT
Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây chung giữa động vật và người; chó, mèo mắc bệnh dại truyền lây cho người qua các vết cắn, cào. Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 16 ổ dịch bệnh Dại trên động vật tại 16 xã, thuộc các huyện Thanh Chương (09 ổ), Quỳ Châu (03 ổ), Nam Đàn (02 ổ), Quỳ Hợp (01 ổ) và thị xã Cửa Lò (01 ổ); số động vật mắc bệnh, buộc tiêu hủy 20 con chó; gây tử vong 02 người tại huyện Nam Đàn và Thanh Chương. Nguy cơ dịch bệnh Dại tiếp tục xảy ra trong thời gian tới là rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi thấp, chưa đủ để miễn dịch quần thể; (2) công tác quản lý đàn chó nuôi của một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc thống kê, lập sổ quản lý chó nuôi, thành lập đội chuyên trách bắt chó thả rông...; (3) người nuôi chó không chấp hành việc đăng ký, nuôi nhốt theo đúng quy định, tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm còn phổ biến dẫn đến cắn người, gây bức xúc trong xã hội; (4) vi rút Dại lưu hành trên đàn chó lớn; (5) công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế, chưa phong phú và thường xuyên; (6) một số địa phương chưa bố trí kinh phí hoặc bố trí còn ít chưa đảm bảo duy trì các hoạt động phòng, chống bệnh Dại; (7) nhiều xã chưa bố trí cán bộ thú y gây khó khăn trong công tác phòng, chống bệnh Dại.
Thực hiện Chỉ thị số 5804/CT-BNN-TY ngày 06/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật; Để khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật nhằm giảm thiểu tử vong ở người do bệnh Dại, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh liên quan tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp sau:
1. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống bệnh Dại trên địa bàn; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030 cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể.
- Hàng năm bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Dại tại địa phương.
- Quản lý đàn chó, mèo; phòng, chống bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 24/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2022 - 2030. Báo cáo kết quả cập nhật biến động đàn chó nuôi (theo mẫu kèm theo) gửi Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 10/10/2022 (báo cáo gửi qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, số 55 đường Nguyễn Sinh Sắc-Tp Vinh, file điện tử gửi qua địa chỉ email: phongdichtenghean@.gmail.com) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Cục Thú y.
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện, UBND cấp xã tăng cường giám sát bệnh Dại: Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện kịp thời chia sẻ thông tin các trường hợp người đi tiêm phòng vắc xin Dại hàng ngày do bị chó, mèo nghi ngờ mắc bệnh Dại cắn cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp để chủ động phối hợp với UBND cấp xã tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Có kế hoạch, bố trí nguồn lực để xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Dại trên động vật, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu đông dân cư.
- Thành lập đoàn kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại tại cơ sở; kiểm tra công tác quản lý đàn chó, công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo; công tác xử phạt vi phạm hành chính.
- Tổ chức kiểm soát vận chuyển chó, mèo theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan và biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó, mèo đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
Thống kê và báo cáo chính xác số hộ nuôi chó ở từng khu dân cư, lập sổ theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình. Yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, chấp hành việc xích, nhốt, khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm và tiêm phòng vắc xin dại theo đúng quy định.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại, báo cáo kịp thời để xử lý.
Thường xuyên rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin Dại cho đàn chó, mèo đảm bảo đạt 100% trong diện phải tiêm (tối thiểu đạt 80% tổng đàn).
Xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp chủ nuôi chó, mèo vi phạm các quy định về phòng, chống bệnh Dại và để chó, mèo cắn người theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, chó không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh Dại.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thành lập các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo công tác quản lý đàn chó, tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó mèo năm 2022 đạt tỷ lệ theo quy định; tổ chức giám sát, đánh giá lưu hành bệnh Dại; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Dại. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
3. Sở Y tế
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 24/3/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2022 - 2030.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: trao đổi, chia sẻ thông tin trong giám sát bệnh Dại; phối hợp với ngành Thú y, chính quyền địa phương điều tra dịch tễ bệnh Dại trên đàn vật nuôi tại các ổ dịch dại, các địa bàn có liên quan với bệnh nhân, triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Dại trên người tại các nơi có xảy ra bệnh Dại trên động vật.
4. Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại, các quy định của pháp luật khi nuôi chó, mèo nhằm nâng cao trách nhiệm người nuôi chó với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại và quản lý chó nuôi.
5. Các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, Y tế, UBND cấp huyện triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại đạt hiệu quả cao.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
Tổng hợp số liệu đàn chó, mèo trên địa bàn huyện ……………. năm 2022
TT | Xã | Số hộ nuôi chó | Tổng đàn (con) | Số chó, mèo được tiêm phòng | Tỷ lệ tiêm phòng (%) | Số chó dại, nghi dại | Số người bị chó cắn phải tiêm dự phòng | Số người tử vong | Số vụ xử lý không tiêm phòng | Số vụ xử lý chó thả rông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN |
- 1Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2022-2030
- 2Quyết định 2052/QĐ-UBND năm 2022 về "Chương trình phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022-2030”
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 4Kế hoạch 347/KH-UBND năm 2022 thực hiện “Chương trình quốc gia Phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Kế hoạch 108/KH-UBND về tiêm phòng bệnh Dại và đảm bảo an toàn dịch đối với bệnh Dại trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022
- 7Kế hoạch 299/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại động vật giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Quyết định 2373/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch "Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại ở động vật nuôi trên địa bàn huyện Hòa Vang, giai đoạn 2024-2030" thành phố Đà Nẵng
- 9Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2024 tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh Dại do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Luật thú y 2015
- 2Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 4Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2022-2030
- 5Quyết định 2052/QĐ-UBND năm 2022 về "Chương trình phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022-2030”
- 6Chỉ thị 5804/CT-BNN-TY năm 2022 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Kế hoạch 347/KH-UBND năm 2022 thực hiện “Chương trình quốc gia Phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 10Kế hoạch 108/KH-UBND về tiêm phòng bệnh Dại và đảm bảo an toàn dịch đối với bệnh Dại trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022
- 11Kế hoạch 299/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại động vật giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Quyết định 2373/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch "Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại ở động vật nuôi trên địa bàn huyện Hòa Vang, giai đoạn 2024-2030" thành phố Đà Nẵng
- 13Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2024 tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh Dại do tỉnh Quảng Nam ban hành
Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2022 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 24/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra