Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/CT-UBND | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2017 |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN MẬU TUẤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Năm 2017 là năm thứ hai thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 với tinh thần huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp văn minh. UBND Thành phố đã chỉ đạo triển khai toàn diện, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt “Năm kỷ cương hành chính 2017" thực hiện cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Với nỗ lực phấn đấu của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố đã có sự khởi sắc mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều mặt. Kinh tế ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, hoàn thành tất cả 20 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Năm 2018, với chủ đề công tác là “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị”; Để chuẩn bị tốt các điều kiện để nhân dân đón năm mới và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 vui tươi, an toàn, đầm ấm, tiết kiệm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:
1. Thực hiện thật tốt các chính sách bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nhất là đối với người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người dân vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão, lũ. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, công nhân các khu công nghiệp, nhân dân vùng xa, vùng khó khăn...
Tổ chức thăm hỏi các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang và đơn vị làm nhiệm vụ trong những ngày Tết.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư khóa XI về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, mừng Xuân, tổng kết năm, đón nhận phần thưởng thi đua và kỷ niệm ngày truyền thống... cần thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.
Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, cấp trên "tranh thủ" cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội...
3. Chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường các biện pháp phòng, chống, xử lý vi phạm pháp luật, tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng, chống cháy, nổ; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ... Chú trọng quản lý tốt thị trường và giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, gây tăng giá đột biến.
Bố trí đủ phương tiện giao thông công cộng và bảo đảm an toàn giao thông để nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn. Làm tốt công tác y tế dự phòng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể, địa phương có kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, nhân viên trực để xử lý, giải quyết kịp thời mọi công việc trong dịp nghỉ Tết, bảo đảm các hoạt động thuận lợi, thông suốt, không để ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp.
4. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng việc tổ chức mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động lễ hội theo đúng các quy định của Đảng và Nhà nước, bảo đảm để nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thực sự gương mẫu, nghiêm túc đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng.
II. Nghiêm túc triển khai Kế hoạch số 64-KH/TU ngày 18/12/2017 của Thành ủy Hà Nội về triển khai các hoạt động Tết Nguyên đán 2018; tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm; Phấn đấu hoàn thành mục tiêu công tác năm 2018; trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể, chủ yếu sau đây:
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã:
a) Theo dõi, đánh giá sát nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố để chủ động có phương án hoặc đề xuất với UBND Thành phố biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt nguồn hoặc tồn ứ hàng hóa trước, trong và sau Tết.
b) Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi đầu cơ, găm hàng nhằm tăng giá thu lợi bất chính. Kiên quyết xử lý (hành chính hoặc chuyển hồ sơ xử lý hình sự) các hành vi vi phạm quy định pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
c) Tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, kết nối giao thương, lưu thông, phân phối hàng hóa, đôn đốc các doanh nghiệp tự nguyện tham gia bình ổn thị trường, giá cả, chuẩn bị tốt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đảm bảo chất lượng để cung ứng kịp thời, đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý và ổn định; tăng cường gắn kết triển khai hiệu quả, thiết thực các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp các chương trình bình ổn thị trường, kết nối các tỉnh, thành phố trong cả nước và thực hiện tốt Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...
d) Kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường, giá cả, chính sách bình ổn thị trường, quản lý an toàn thực phẩm, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn; kiểm soát thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.
đ) Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức chu đáo, an toàn các Hội chợ Xuân, chợ hoa Tết ở từng khu vực theo đúng kế hoạch, bảo đảm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, văn minh thương mại, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy.
e) Thực hiện chế độ báo cáo nhanh với UBND Thành phố và Bộ Công Thương theo đúng Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 07/11/2017 của Bộ Công Thương.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Văn phòng Thành ủy, Văn phòng UBND Thành phố, các cơ quan liên quan tham mưu ban hành văn bản về mức kinh phí quà Tết đối với các đối tượng chính sách trên địa bàn Thành phố.
b) Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan Thành phố, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã:
- Theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là đối với những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu. Không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, đặc biệt giá các dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân (giá trông xe máy, ô tô, giá dịch vụ tại các khu vui chơi...), giá cả các mặt hàng tại các vùng xa trung tâm và các khu công nghiệp; ngăn chặn việc kê khai, đăng ký giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra và hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, xử lý các hành vi tăng giá tùy tiện, bất hợp lý nhằm trục lợi bất hợp pháp. Cập nhật, nắm chắc diễn biến giá cả thị trường, thực hiện chế độ báo cáo nhanh gửi Bộ Tài chính và UBND Thành phố để có biện pháp chỉ đạo, bình ổn giá kịp thời, kiên quyết xử lý những trường hợp sai phạm.
- Chỉ đạo các biện pháp kiểm tra, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế, chấn chỉnh công tác hoàn thuế; quản lý chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ. Đảm bảo cân đối nguồn lực ngân sách, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi thường xuyên, đột xuất và chi cho các đối tượng chính sách theo kế hoạch. Tăng cường giám sát việc sử dụng công quỹ, tài sản công trong dịp Tết tiết kiệm, hiệu quả;
Chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan đảm bảo nguồn lực (bằng nguồn xã hội hóa) để tổ chức bắn pháo hoa theo kế hoạch.
a) Tổ chức đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; Thực hiện quyết liệt các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; kiểm tra, rà soát không để phương tiện không đảm bảo an toàn tham gia giao thông; tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm, tập trung kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước vận tải, giá tầu, vé xe theo quy định; Hạn chế tối đa tai nạn giao thông; tập trung rà soát, chỉ đạo duy tu, sửa chữa, khắc phục nhanh các tuyến đường, tuyến phố, đèn tín hiệu giao thông hỏng hoặc không đủ điều kiện sử dụng.
b) Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chủ động chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa trong dịp Tết. Có phương án sẵn sàng huy động phương tiện tham gia vận chuyển hành khách, hàng hóa đáp ứng kịp thời, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn việc đi lại của nhân dân trong dịp Tết và vận chuyển hàng hóa đến các vùng xa trung tâm và những nơi khó khăn. Tổ chức phương tiện ứng trực, hỗ trợ, phục vụ hành khách về đón Tết với gia đình đối với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, công nhân tại các Khu công nghiệp, đảm bảo không để người dân nhỡ tàu, xe không kịp về đón Tết cùng gia đình.
c) Tăng cường phân luồng, tổ chức giao thông, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông; bảo đảm trật tự, an toàn tại các bến xe, bến tàu, nhà ga và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đỗ, dừng phương tiện không đúng quy định, đi không đúng làn đường, phần đường quy định, chở quá tải, quá số người quy định; xử lý các điểm trông giữ xe trái phép, sai phép, thực hiện sai quy định về giá dịch vụ, vi phạm lòng đường, lề đường. Dừng cấp phép (đào hè, đường) và dừng thi công từ ngày 10/02/2018 (25 tháng Chạp Âm lịch) đến hết Tết Mậu Tuất năm 2018, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện hoàn trả hè, đường, đảm bảo thuận lợi giao thông và vệ sinh môi trường trong dịp Tết.
a) Tổ chức triển khai thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2018), mừng năm mới 2018, Xuân mới Mậu Tuất đảm bảo ấn tượng, nội dung chất lượng nghệ thuật cao và an toàn. Phối hợp các cấp, các ngành liên quan: tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao phong phú, lành mạnh, phù hợp với tập quán dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của đông đảo nhân dân và khách du lịch, quan tâm đến vùng xa trung tâm và những nơi khó khăn; phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức các lễ hội đúng quy định. Tổ chức thực hiện trang trí đẹp, văn minh ở những khu vực trung tâm, các tuyến phố chính; Khu vực không gian đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm và những điểm tổ chức lễ hội, du lịch.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 01/6/2017 về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích văn hóa, quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán, bảo đảm lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, phong tục, tập quán và điều kiện sống của từng địa phương; Phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ngăn chặn kịp thời các tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động cờ bạc, mê tín dị đoan. Tăng cường tuyên truyền, đấu tranh giảm các “hủ tục”, hoạt động phi văn hóa, xa hoa, lãng phí trong các lễ hội tự phát.
c) Phối hợp Sở Xây dựng thẩm định, tổ chức đồng bộ, thống nhất phương án mới về thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật trang trí vườn hoa, cây cảnh, chiếu sáng trong dịp Tết Nguyên đán tại khu vực không gian đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm, các tuyến phố đi bộ, các công viên, quảng trường, tuyến phố chính và một số điểm trung tâm công cộng theo kế hoạch.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Xuân tại các địa phương, tuyên truyền, động viên nhân dân lao động, sản xuất đảm bảo thời vụ; Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, tăng cường các biện pháp phòng, chống rét, chống hạn cho sản xuất vụ xuân; Chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chuẩn bị đủ nguồn phân bón, giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng và các điều kiện cho ra quân sản xuất ngay từ đầu năm 2018. Tập trung chỉ đạo sản xuất lương thực, thực phẩm, rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.
b) Chủ trì phối hợp Sở Xây dựng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, chủ động tổ chức phát động phong trào trồng cây trong dịp Xuân Mậu Tuất 2018, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương, hình thức. Kiểm tra UBND các quận, huyện, thị xã việc tổ chức thực hiện kế hoạch trồng cây xanh phân tán, chăm sóc bảo vệ và phòng chống cháy rừng ngay từ những ngày đầu năm 2018. Thực hiện chế độ báo cáo UBND Thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 10547/CT-BNN-TCLN ngày 20/12/2017 về thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Mậu Tuất năm 2018; chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái pháp luật trong mùa khô 2017-2018.
c) Phối hợp Sở Y tế, Sở Công Thương, Công an thành phố Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sản xuất lương thực, thực phẩm, giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện chế độ báo cáo UBND Thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 10548/CT-BNN-TCLN ngày 20/12/2017 về việc tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính đề xuất ban hành Quyết định về việc tặng quà tới các đối tượng chính sách người có công, cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hỗ trợ gia đình thuộc diện hộ nghèo, người cao tuổi, công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố; thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018; Phối hợp Sở Tài chính, Văn phòng UBND Thành phố tham mưu về cơ chế, mức kinh phí quà Tết phục vụ lãnh đạo Thành phố thăm các tập thể, cá nhân phục vụ các cuộc gặp mặt và hoạt động trước, trong và sau Tết.
Phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tốt việc thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2018.
b) Phối hợp Công an thành phố Hà Nội, Sở Y tế và đơn vị liên quan tổ chức đưa những người tâm thần, lang thang cơ nhỡ trên đường phố về các cơ sở để nuôi ăn, chăm sóc chu đáo. Tổ chức phục vụ tốt về mặt tinh thần và vật chất tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội và dạy nghề của Thành phố; tăng cường công tác kiểm tra bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại các doanh nghiệp.
a) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; có biện pháp bảo đảm khả năng ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh dịch bệnh.
b) Tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra thường xuyên, đột xuất, xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, giết mổ, chế biến thực phẩm, tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, bánh, kẹo, rượu, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm, thực phẩm nhập khẩu và đấu tranh chống thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc. Kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho người dân.
c) Tăng cường quản lý giá thuốc chữa bệnh và giá các dịch vụ y tế, bảo đảm người nghèo, đối tượng chính sách được chăm sóc và khám chữa bệnh đúng chế độ quy định của Nhà nước và Thành phố. Chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế trực thuộc tổ chức trực đáp ứng y tế 24/24 giờ, đảm bảo duy trì tốt việc khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu bệnh nhân, đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông; tạo điều kiện, có chế độ hỗ trợ các bệnh nhân được đón Tết ấm cúng, chu đáo tại bệnh viện.
9. Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị đang thực hiện duy trì công viên cây xanh, chiếu sáng (nhất là các khu vực trụ sở Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố); xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp trên địa bàn Thành phố; trang trí hoa, cây cảnh trên các khu vực trung tâm trên địa bàn Thành phố vào dịp Tết Dương lịch 2018, Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
b) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác tổ chức thu gom, quét hút, tưới rửa đường, hè. Tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác, phế thải tồn đọng tại các khu dân cư, đường phố, thôn xóm, điểm công cộng; vận chuyển hết rác thải trong ngày, đặt thêm thùng rác, nhà vệ sinh công cộng ở các điểm tập trung đông người. Kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Đẩy mạnh phong trào tổng vệ sinh toàn Thành phố; Chỉ đạo khơi thông các sông, mương, cống thoát nước thải.
c) Chủ trì, phối hợp sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Chủ đầu tư, đơn vị thi công đang thi công các dự án, công trình đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị.
10. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, báo, đài của Thành phố:
a) Phối hợp chỉ đạo các cơ quan báo, đài và hệ thống thông tin cơ sở thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền với hình thức phong phú, đa dạng, giới thiệu những thành tựu kinh tế - xã hội, các sự kiện nổi bật của Thành phố năm 2017; nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018, tổng thể giai đoạn 2016 - 2020. Tuyên truyền để nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ lao động, học tập, công tác ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2018; Tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và lãnh đạo Thành phố.
b) Đặc biệt kiểm soát những thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh; Không để xảy ra tình trạng thông tin thất thiệt, làm thiệt hại về kinh tế, tâm lý người tiêu dùng; tuyên truyền các quy định về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, đốt pháo nổ, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường tuyên truyền sâu, rộng đến các tổ chức và nhân dân Thủ đô tổ chức đón Tết trang trọng, tiết kiệm, chống lãng phí...
c) Chỉ đạo các Báo, Đài của Thành phố xây dựng các chương trình phong phú, sinh động, phù hợp đời sống xã hội, phong tục tập quán và nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của nhân dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tuyên truyền, quán triệt tinh thần triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ của năm 2018 ngay sau khi kết thúc đợt nghỉ Tết.
11. Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội:
Phối hợp các cấp chính quyền có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn phù hợp và chỉ đạo các trường, cơ sở giáo dục triển khai đến học sinh, sinh viên, học viên; trọng tâm thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; Không chơi cờ bạc và các tệ nạn xã hội; không thực hiện vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội:
a) Chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp trước và sau Tết Nguyên đán; bảo đảm hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) hoạt động an toàn, thông suốt, đặc biệt các máy ATM đặt tại các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, trung tâm thương mại. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ thanh toán, tài chính phục vụ hoạt động tiêu dùng sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và bảo đảm dịch vụ ngoại hối phục vụ khách du lịch.
b) Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Công an thành phố Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý theo quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh và đổi tiền mệnh giá nhỏ; nhất là tại nơi tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố.
a) Xây dựng các phương án, tổ chức lực lượng ứng trực cụ thể, phù hợp để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cho nhân dân vui Tết; Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các địa điểm lễ hội, vui chơi giải trí, những nơi tập trung đông người, đặc biệt tập trung đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực trung tâm trong các ngày Tết từ ngày 30 tháng Chạp (đêm Giao thừa) (ngày 15/02/2018) đến ngày mùng Ba tháng Giêng (ngày 18/02/2018).
b) Phối hợp Sở Giao thông vận tải tăng cường lực lượng và phương tiện triển khai các giải pháp quyết liệt, kể cả các giải pháp tình thế đặc biệt nhằm hạn chế ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn, kiềm chế tai nạn giao thông, giải tỏa kịp thời khi xảy ra ùn tắc, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp vi phạm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
c) Phát động đợt cao điểm ra quân tập trung phòng, chống tội phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, đốt pháo nổ trái phép từ nay đến hết Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Tăng cường phòng, chống buôn bán, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ. Tổ chức xóa các điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự; làm tốt công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng, nhất là ở các quận, các khu đông dân cư; không để xảy ra các vụ trọng án, triệt phá các đường dây buôn lậu, buôn bán, sản xuất hàng giả, buôn bán ma túy, cờ bạc, số đề, mại dâm, mê tín dị đoan, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường lực lượng dân phòng tuần tra canh gác; ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển hàng cấm, các hành vi vi phạm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm trật tự tại các đầu mối giao thông.
a) Chủ trì, phối hợp Văn phòng Thành ủy, Văn phòng UBND Thành phố, Sở Tài chính tham mưu ban hành Quyết định về việc tặng quà tới các gia đình quân nhân tại Hà Nội đang công tác tại biên giới, quần đảo Trường Sa, vùng DK1 (nơi có phụ cấp đặc biệt 100%); tặng quà cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại Tầu ngầm 182 Hà Nội, Lữ đoàn Tầu ngầm Bộ Tư lệnh Hải Quân.
b) Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt việc bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (bằng nguồn kinh phí xã hội hóa) đúng quy định, đảm bảo tuyệt đối an toàn, hiệu quả.
c) Phối hợp Công an thành phố Hà Nội và các ngành, các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tổ chức lực lượng sẵn sàng phương án ứng phó xử lý các tình huống đặc biệt về trật tự, an ninh, cháy nổ hoặc thiên tai bất ngờ.
15. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hà Nội:
Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác phòng cháy chữa cháy nhất là tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu dân cư và khu tập trung đông người (khu biểu diễn văn hóa nghệ thuật, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ...). Bảo đảm lực lượng, phương tiện, thiết bị, nhân lực, duy trì lệnh trực 24/24 giờ sẵn sàng ứng phó, thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.
16. Cục Hải quan thành phố Hà Nội:
Tăng cường lực lượng phục vụ thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa, phối hợp các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối, thuận lợi cho khách quốc tế, Việt kiều đến sân bay Nội Bài trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
17. UBND các quận, huyện, thị xã
a) Chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị trên địa bàn; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, các vụ việc nghiêm trọng, đặc biệt các vụ việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ trên địa bàn mình phụ trách.
b) Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động xử lý các vấn đề “nổi cộm” về dân sinh bức xúc; thực hiện tốt việc đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và công tác duy trì vệ sinh môi trường; vận động, tuyên truyền, đấu tranh bài trừ các hoạt động lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi, tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; kịp thời ngăn chặn mọi hành vi gây rối, làm mất trật tự trị an như: đốt pháo nổ, đua xe; bẻ cành, hái lộc, phá hoại cây xanh. Tăng cường quản lý, sắp xếp, kiểm tra việc thu phí, giá dịch vụ tại các điểm trông giữ xe nhất là tại các điểm vui chơi công cộng, địa điểm tín ngưỡng đông người trên địa bàn.
c) Chủ động, phối hợp Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể Thành phố tổ chức các hoạt động phục vụ Tết trên địa bàn; tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn đón Tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn. Tổ chức chu đáo chế độ trợ cấp Tết tới các đối tượng chính sách xã hội và thăm hỏi, tặng quà người có công, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc, vùng xa trung tâm và những nơi khó khăn; Phối hợp các tổ chức xã hội vận động các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn phát huy tinh thần tương thân, tương ái, tự nguyện giúp đỡ các gia đình nghèo, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người lang thang cơ nhỡ để tất cả mọi người, mọi nhà cùng đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui tươi, đầm ấm.
18. Các Tổng công ty, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố có liên quan:
Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Công ty THHH một thành viên Nước sạch Hà Nội và các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn; Các Tổng công ty: Vận tải Hà Nội, Thương mại Hà Nội, Du lịch Hà Nội có trách nhiệm phối hợp Sở, ngành Thành phố triển khai tốt các nội dung liên quan; Xây dựng kế hoạch cung ứng điện, nước, hàng hóa thiết yếu, dịch vụ vận tải, bảo đảm đủ điện, nước sinh hoạt, phương tiện công cộng phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, nhu cầu của nhân dân trong những ngày Tết; bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ, thường xuyên kiểm tra công tác an toàn, kịp thời xử lý các sự cố về điện, nước sinh hoạt, phương tiện đi lại; có phương án cấp điện dự phòng đối với các khu vực trọng điểm; phương án cung cấp đủ nước sạch cho các khu vực thường xuyên thiếu nước, không có nước khi gặp sự cố nhà máy, đường ống.
Các Công ty TNHH một thành viên: Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh, Chiếu sáng và Thiết bị đô thị, Môi trường đô thị và doanh nghiệp đang thực hiện công tác duy tu, duy trì dịch vụ công ích từ nguồn vốn ngân sách, tăng cường công tác duy tu, duy trì đảm bảo khối lượng và chất lượng công việc theo yêu cầu, quy định.
Bưu điện Hà Nội, Viễn thông Hà Nội, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn: Đảm bảo thông tin liên lạc, dịch vụ viễn thông ổn định, kịp thời, thông suốt phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành Thành phố; đặc biệt nhu cầu thông tin liên lạc tăng cao của nhân dân trong dịp Tết.
Yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn; Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội Thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy nghiêm túc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 64-KH/TU ngày 18/12/2017 của Thành ủy và Chỉ thị này trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn bị phục vụ Tết của đơn vị.
Các Sở, ban, ngành căn cứ các văn bản chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương theo từng lĩnh vực liên quan về phục vụ Tết, chủ động triển khai, thực hiện tích cực, hiệu quả; Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung, quy chế, quy trình làm việc từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, chủ động triển khai thực hiện cụ thể hóa nội dung công tác năm 2018 ngay từ những ngày đầu năm mới, Xuân mới Mậu Tuất 2018 bằng các chương trình, kế hoạch công tác.
Chế độ báo cáo: Báo cáo tổng hợp các nội dung công tác chuẩn bị trước Tết, gửi UBND Thành phố trước ngày 05/02/2018; Báo cáo nhanh kết quả hoạt động 03 ngày Tết gửi trước 09 giờ 00 ngày 17/02/2018 (mồng 2 Tết); Báo cáo tổng hợp tình hình trước, trong và sau Tết gửi trước 09 giờ 00 ngày 19/02/2018 (mồng 4 Tết).
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 01/2008/CT-UBND về tổ chức phục vụ đón Tết Nguyên đán Mậu tý năm 2008 tại thủ đô Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2010 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Kế hoạch 33/KH-UBND về tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 tại Thủ đô Hà Nội
- 5Kế hoạch 11724/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình bình ổn giá mặt hàng thiết yếu năm 2020-2021 và phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2022 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 7Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2022 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Chỉ thị 01/2008/CT-UBND về tổ chức phục vụ đón Tết Nguyên đán Mậu tý năm 2008 tại thủ đô Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2010 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Chỉ thị 41-CT/TW năm 2015 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
- 4Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5Chỉ thị 14/CT-BCT về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Chỉ thị 10547/CT-BNN-TCLN năm 2017 về thực hiện Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Mậu Tuất năm 2018; chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái pháp luật trong mùa khô 2017-2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Chỉ thị 16-CT/TW năm 2017 về tổ chức Tết năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Kế hoạch 33/KH-UBND về tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 tại Thủ đô Hà Nội
- 9Kế hoạch 11724/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình bình ổn giá mặt hàng thiết yếu năm 2020-2021 và phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 10Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2022 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 11Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2022 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2017 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 23/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/12/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra