- 1Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 239/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Quyết định 235/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Quyết định 68/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành
- 6Nghị quyết 58/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021
- 7Nghị quyết 63/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/CT-UBND | Sơn La, ngày 05 tháng 7 năm 2021 |
Năm 2021 là năm đầu, có ý nghĩa nền tảng triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2021, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021. Kế thừa những kết quả đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới, thành tựu tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, UBND tỉnh tiếp tục quán triệt thực hiện hiệu quả phương châm hành động của Chính phủ “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2021 đã đề ra.
6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 đã thường xuyên chỉ đạo sát sao, quyết liệt, chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt "chống dịch như chống giặc", kiên định thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch hiệu quả đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân, kinh tế - xã hội tiếp tục đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững; các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra an toàn, thành công rất tốt đẹp.
Tuy nhiên, những tháng vừa qua, tình hình dịch Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp, các đợt dịch bùng phát đã tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2021. Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của UBND tỉnh, đồng thời tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 như sau:
1. Quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, các Nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2021, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các cấp, các ngành.
2. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; đánh giá đúng tình hình, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; xác định nhiệm vụ, giải pháp phù hợp có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
3. Kiên trì, quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm “chống dịch như chống giặc”; bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh, “chống dịch để sản xuất và sản xuất để chống dịch”.
4. Tăng cường đổi mới, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện; không trông chờ, ỷ lại; biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể; coi khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu để vươn lên; có cách tiếp cận mới, tạo sức bật mới trong bối cảnh mới. Chú trọng việc tổng kết, phổ biến, nhân rộng, phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm quý.
5. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cơ chế, chính sách, trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ, vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cấp, các ngành chủ động huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội phục vụ phát triển kinh tế- xã hội; đẩy mạnh hợp tác công tư trên tất cả các lĩnh vực.
6. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, có chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
7. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác đối ngoại; xây dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.
8. Phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý công việc.
1. Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 239/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh, quyết định số 2887/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của UBND tỉnh và các nhiệm vụ theo các quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 15/01/2021, 235/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh.
2. Tập trung kiểm soát, phòng, chống không để dịch Covid-19 phát sinh trong cộng đồng.
3. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giải pháp thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2021 theo từng quý.
4. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 100% kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao từ đầu năm; trong đó đến hết quý III năm 2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch.
5. Giữ vững ổn định chính trị xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động hội nhập quốc tế; gìn giữ môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững.
III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Tập trung cao độ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KTXH
a) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, phương châm “5K vắc-xin” và tăng cường ứng dụng công nghệ. Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công dịch bệnh, lấy phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, tấn công là chủ động, đột phá.
- Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không được hoang mang, mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh. Rà soát các phương án phòng, chống dịch, rút kinh nghiệm thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm các tỉnh, thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, có kế hoạch cụ thể để chủ động phòng, chống dịch hiệu quả, nhất là tại khu, cụm công nghiệp, khu đông dân cư, chợ đầu mối thích nghi với dịch bệnh trong mọi tình huống.
- Tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19; tập trung cho các đối tượng ưu tiên, trong đó có các đối tượng thuộc địa bàn, ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, công nhân, người lao động trong các khu, cụm công nghiệp và trong các ngành thương mại, dịch vụ.
- Tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.
b) Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan: Rà soát, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tại các nhà máy, khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
c) Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Giao thông, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho các chuyên gia, tư vấn vào tỉnh, nhất là phục vụ các dự án đầu tư.
2. Tập trung thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2021, giữ vững ổn định kinh tế:
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo quyết định số 235/QĐ-UBND ngày 03/02/201 của Chủ tịch UBND tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2021. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác, phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tích cực triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ. Theo dõi sát diễn biến tình hình, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường. Kiểm soát và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là hoạt động xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư.
3. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số
a) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Tăng cường phân cấp, phân quyền đi đối với tăng cường kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh cải cách, rà soát, cắt giảm ngay thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thông qua việc xây dựng và triển khai hiệu quả các kế hoạch, quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tỉnh, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành...
- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chủ động có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi số; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Tập trung xây dựng dự thảo Đề án và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện Đề án về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021- 2025 theo Chương trình số 07-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại công văn số 1910/UBND-TH ngày 02/7/2021.
b) Sở Công thương chủ trì thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử; có biện pháp xử lý nghiêm vi phạm, bảo đảm chất lượng hàng hóa và nâng cao niềm tin cho người tiêu dùng.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo rà soát các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công, quản lý, kiến nghị với Bộ, ngành Chủ quản hoặc tham mưu với UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội sửa đổi, bổ sung những quy định ở một số luật, pháp lệnh đang còn bất cập, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Tiếp tục thực hiện những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình; mạnh dạn thí điểm đối với những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định theo tinh thần cầu thị, khiêm tốn lắng nghe, kiên trì thuyết phục, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
5. Về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án lớn, các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 8 năm 2021. (Trong đó lưu ý: Kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2021 tỉnh mới giao chi tiết 69% để thanh toán khối lượng hoàn thành và các dự án chuyển tiếp, để đảm bảo đến hết quý III giải ngân tối thiểu 60% kế hoạch vốn Thủ tướng giao từ đầu năm, số vốn đã giao chi tiết phải giải ngân tối thiểu 87%).
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2021 của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đã được giao từ đầu năm 2021 để điều chuyển cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện khác thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2021.
- Tham mưu với UBND tỉnh giao kế hoạch đầu tư công năm 2021 chi tiết cho các dự án khởi công mới đủ điều kiện ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn đồng thời hướng dẫn UBND các huyện, thành phố giao các nguồn ngân sách cấp huyện.
b) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hướng dẫn các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc về thuế, thủ tục thanh toán, rút vốn... đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
c) Các sở: Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được phân công:
- Tiếp tục rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính về xây dựng, tài nguyên, đất đai, quản lý, cấp phép khai thác đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho các dự án đầu tư công, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời.
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên, vật liệu xây dựng phục vụ cho các dự án đầu tư công; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng làm cơ sở điều chỉnh gói thầu, tổng mức đầu tư dự án theo quy định.
d) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp đối với người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao về giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 (đạt 60% kế hoạch được giao đến ngày 30/9/2021 và đạt 95%-100% kế hoạch được giao đến ngày 31/01/2022).
e) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.
- Tập trung: (i) Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; (ii) Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; (iii) Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; (iv) Thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng cơ quan, đơn vị để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; (v) Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; (vi) Kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công; (vii) Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực; (viii) Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ hợp đồng.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: (i) Chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của cơ quan, đơn vị mình; (ii) Phân công cụ thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo việc giải ngân, thường xuyên kiểm tra tiến độ tại thực địa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án.
- Chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2021 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn.
6. Về thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
Hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản kết nối chặt chẽ theo chuỗi giá trị gia tăng sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đảm bảo lợi ích của các đối tượng tham gia dự án hoặc phương án hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường hàng hóa cũng như dịch bệnh Covid-19, kịp thời có các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, dự trữ hàng hóa, sẵn sàng ứng phó trước các tình huống của dịch bệnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, khảo sát, nghiên cứu thiết lập các điểm tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh tại một số tỉnh, thành phố; nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác phân tích, dự báo thị trường, giá cả tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp; triển khai hiệu quả Kế hoạch, phương án tiêu thụ, xuất khẩu đối với các mặt hàng trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là 02 sản phẩm xoài và nhãn. Triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng website, ứng dụng thương mại điện tử, đưa các sản phẩm của tỉnh lên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn trong nước. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại như các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini...Tiếp tục hướng dẫn các địa phương thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Thúc đẩy sản xuất vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi ...
- Thường xuyên cập nhật, phổ biến thông tin, cơ sở dữ liệu về các tiêu chuẩn chất lượng, quy định an toàn thực thẩm về nông, lâm, thủy sản của các thị trường xuất khẩu chính.
- Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp và người nông dân áp dụng các biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, trong đó tập trung thu hút các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Công ty cổ phần Tập đoàn SM; Công ty cổ phần Tập đoàn Mavin; Công ty cổ phần Sữa Việt Nam; Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu; Tổng Công ty Chè Việt Nam....; tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
d) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan xây dựng quy trình phòng chống dịch thống nhất đối với người điều khiển và phương tiện vận chuyển hàng hóa, bảo đảm lưu thông thông suốt giữa tỉnh với các địa phương, trong đó có lưu thông tới các cửa khẩu.
e) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
- Tạo thuận lợi giúp các doanh nghiệp giảm giá thành, nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu.
7. Về các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan:
- Đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Đẩy mạnh kết nối cung cầu thị trường lao động, bảo đảm không thiếu hụt lao động; nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại lao động để chuẩn bị cho thời kỳ phục hồi kinh tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao.
b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, kiến nghị với Bộ Tài chính giải pháp, chính sách về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các chính sách, giải pháp về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
d) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành.
e) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Bảo đảm lưu thông hàng hóa, thúc đẩy xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên thị trường trong tỉnh, trong nước; tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, chế biến, bảo quản nông sản, sản phẩm OCOP.
- Chủ động xây dựng các phương án duy trì sản xuất kinh doanh, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
8. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, theo tinh thần “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, truyền cảm hứng và tạo niềm tin cho nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tích cực thực hiện phòng, chống dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tăng cường giám sát không gian mạng để loại bỏ các thông tin xấu độc; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
9. Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.
1. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết này của Chính phủ, chỉ thị của UBND tỉnh; kịp thời đề xuất, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của UBND tỉnh.
3. UBND tỉnh trân trọng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh luôn đồng hành, phối hợp chặt chẽ với cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tăng cường giám sát thực thi công vụ và đóng góp ý kiến xây dựng, góp phần tạo đồng thuận xã hội.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 587/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Chỉ thị 08/CT-UBND thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Chỉ thị 7/CT-UBND về đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Kế hoạch 108/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2021 về kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 7Quyết định 1351/QĐ-UBND Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 239/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Quyết định 587/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Quyết định 235/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành
- 6Quyết định 68/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành
- 7Chỉ thị 08/CT-UBND thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 8Nghị quyết 58/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021
- 9Chỉ thị 7/CT-UBND về đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 10Nghị quyết 63/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 12Kế hoạch 108/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 13Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2021 về kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 14Quyết định 1351/QĐ-UBND Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 22/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 22/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực