Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2003/CT-CT | Bình Dương, ngày 7 tháng 10 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA ”TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH DƯƠNG.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính đạt một số kết quả đáng khích lệ, nhất là đối với công tác cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư và những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Bước đầu đã tiến hành thí điểm mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở các huyện Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một và các Sở : Địa chính, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Tư pháp, Lao động -Thương binh & Xã hội, Văn phòng HĐND - UBND tỉnh; giảm được phiền hà, thời gian giải quyết một vụ việc được rút ngắn, xóa bỏ các tầng nấc trung gian ... được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Từ những kết quả trên để nhân rộng mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong phạm vi cả tỉnh và để triển khai thực hiện Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1- Uỷ ban nhân dân các huyện: Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một và các Sở : Địa chính, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết cơ chế “một cửa”; các Sở : Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Tư pháp, Lao động - Thương binh & Xã hội tiến hành lập báo cáo tổng kết cơ chế “một cửa” để có cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai mở rộng ra các huyện và các sở, ngành trong tỉnh.
Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” của tỉnh trong thời gian qua để rút kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” trong thời gian tới.
2- Các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện (trừ các và sở, ngành và huyện, thị xã đã tiến hành làm thí điểm) tiến hành lập phương án về mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện vào đầu năm 2004.
3- Mỗi huyện, thị xã chọn 1 xã (hoặc phường, thị trấn) làm thí điểm về mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Huyện, thị phân công các phòng chức năng giúp Uỷ ban nhân dân xã (hoặc phường, thị trấn) xây dựng phương án thông qua Uỷ ban nhân dân huyện, thị và triển khai thực hiện vào đầu năm 2004. Các xã, phường, thị trấn còn lại chuẩn bị các điều kiện vật chất, nhân sự và phương án thực hiện cơ chế “một cửa” trên cơ sở rút kinh nghiêm của các xã, phường thị trấn làm điểm. Đầu năm 2005 sẽ triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả tỉnh.
4- Mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” giải quyết công việc của tổ chức, nhân dân thuộc thẩm quyền của sở, ngành; huyện, thị xã từ khâu tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả đúng thời gian quy định thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận vả trả kết quả” tại các sở, ngành; huyện, thị xã.
5- Thành lập bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ở các sở, ngành; huyện. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ở các sở, ngành đặt tại Phòng hành chính tổng hợp, chịu sự quản lý của Phòng hành chính tổng hợp. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp huyện đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, chịu sự quản lý của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp xã (hoặc phường, thị trấn) đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã (hoặc phường, thị trấn) chịu sự quản lý của cán bộ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã (hoặc phường, thị trấn).
6- Mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa sở, ngành, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn với tổ chức, nhân dân giảm phiền hà cho tổ chức, nhân dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
+ Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, nhân dân.
+ Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đúng thời hạn quy định. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, nhân dân.
+ Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, nhân dân là trách nhiệm của sở, ngành; huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn.
7- Mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được thực hiện trong các lĩnh vực sau:
+ Tại các sở, ngành; huyện, thị xã theo thẩm quyền được giao thực hiện công tác: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, chuyển quyền (hoặc chuyển mục đích) sử dụng đất, đăng ký hộ tịch, công chứng và chính sách xã hội.
+ Tại xã, phường, thị trấn: Xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực.
Ngoài các lĩnh vực trên, các sở, ngành; huyện, thị xã căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quyết định lựa chọn thêm một số lĩnh vực công tác khác để áp dụng cơ chế “một cửa”.
8- Ban Tổ chức chính quyền tỉnh - cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh có trách nhiên phối hợp với Sở Tư pháp, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các sở, ngành; huyện thị trong tỉnh thực hiện chỉ thị này. Định kỳ báo cáo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh biết để chỉ đạo thực hiện.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Thông báo 250/TB-STNMT về rà soát hồ sơ, thời gian giải quyết việc thực hiện theo cơ chế "một cửa" do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 882/QĐ-UBND năm 2009 về Quy định tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả khi thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3Quyết định 34/2010/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 165/2005/QĐ-UB về phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" của Sở tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 2165/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013 không còn phù hợp với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương
- 1Quyết định 181/2003/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 250/TB-STNMT về rà soát hồ sơ, thời gian giải quyết việc thực hiện theo cơ chế "một cửa" do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 882/QĐ-UBND năm 2009 về Quy định tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả khi thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4Quyết định 34/2010/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 165/2005/QĐ-UB về phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" của Sở tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
Chỉ thị 22/2003/CT-CT thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 22/2003/CT-CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/10/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Hồ Minh Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/10/2003
- Ngày hết hiệu lực: 06/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra