Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/CT-UBND | Đồng Hới, ngày 30 tháng 7 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
Năm 2007, độ che phủ rừng Quảng Bình đạt 68,4% đứng đầu toàn quốc, đó là thành quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh suốt cả quá trình thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tình trạng chặt phá rừng, khai thác, buôn bán vận chuyển tiêu thụ, chế biến gỗ và lâm sản trái phép ngày càng gia tăng. Có những vụ phá rừng, khai thác gỗ trái phép có tổ chức với quy mô lớn, có nhiều người, phương tiện tham gia và khi bị phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, các đối tượng vi phạm đã có hành vi chống đối quyết liệt lực lượng bảo vệ rừng, gây thương tích cho người thi hành công vụ như vụ phá rừng ở Thượng Hóa (huyện Minh Hóa thuộc lâm phận Công ty LCN Bắc Quảng Bình), Trường Sơn, Trường Xuân (huyện Quảng Ninh).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do các địa phương, các cơ quan chức năng, các chủ rừng chưa quán triệt đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng. Chưa thực sự làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về luật pháp trong bảo vệ và phát triển rừng. Đời sống một bộ phận dân cư sống gần rừng còn nhiều khó khăn nên người dân vào rừng kiếm sống. Lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu và yếu, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ rừng còn hạn chế, chưa có giải pháp tích cực triệt phá các tụ điểm khai thác, buôn bán vận chuyển gỗ trái phép. Thậm chí có vụ có biểu hiện lực lượng bảo vệ rừng bao che, tiếp tay cho các đối tượng khai thác vận chuyển gỗ trái phép.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tổ chức lực lượng, chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố, lực lượng Công an, Quân đội và Bộ đội biên phòng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của các Công ty, Ban quản lý rừng thực hiện kiểm tra, truy quét, ngăn chặn, xử lý việc chặt phá rừng, xóa bỏ các tụ điểm buôn bán gỗ và lâm sản trái phép; ngăn chặn hiện tượng buôn bán gỗ và lâm sản trái pháp luật, tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra các tuyến đường ven rừng, trong rừng, đầu nguồn các con sông, suối, đặc biệt là dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây. Xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật, nếu nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tăng cường kiểm tra các cơ sở cưa xẻ gỗ. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ phát triển rừng.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện ngay việc kiểm tra, xử lý và cưỡng chế tháo dỡ các cơ sở cưa xẻ gỗ thành lập trái phép, không có giấy phép kinh doanh, các cơ sở thành lập không đúng quy hoạch của UBND tỉnh; đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấp phép các cơ sở hoạt động vi phạm pháp luật như: Mua bán, trao đổi hoặc cưa xẻ gỗ bất hợp pháp, gỗ không rõ nguồn gốc. Lập danh sách các đối tượng ‘ ‘ chuyên nghiệp ‘ ‘ thường xuyên khai thác vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn. Chỉ đạo các Ban quản lý rừng phòng hộ tập trung bảo vệ rừng không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn về quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện; Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.
3. Yêu cầu Công ty LCN Long Đại và Công ty LCN Bắc Quảng Bình, các chủ rừng thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của chủ rừng về quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Tập trung chỉ đạo các lâm trường, các đơn vị trực thuộc tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng ở những khu rừng xung yếu có nguy cơ xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép, đề cao trách nhiệm của chủ rừng đối với lâm phận được giao quản lý, bảo vệ. Nếu để xảy ra tình trạng chặt phá rừng trên lâm phận quản lý thì chủ rừng chịu trách nhiệm trực tiếp.
4. Các ngành Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng đặc biệt là lực lượng cảnh sát môi trường của Công an tỉnh phối hợp với Kiểm lâm và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm. Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an huyện, thành phố khẩn trương điều tra hoàn chỉnh hồ sơ để sớm truy tố đưa ra xét xử nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp khai thác, buôn bán gỗ trái phép, các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ nhằm để răn đe, giáo dục đồng thời bảo vệ người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng.
5. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tăng cường đẩy nhanh công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức cá nhân, hộ gia đình để quản lý bảo vệ có hiệu quả; tham mưu UBND tỉnh quản lý chặt chẽ đất lâm nghiệp.
6. Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Quảng Bình phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách Nhà nước, quy định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng để nhân dân nhận thức đúng và chấp hành nghiêm túc; nêu gương những điển hình người tốt việc tốt trong công tác bảo vệ rừng; lên án những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng.
UBND tỉnh đề nghị các cấp ủy Đảng ở địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, Ủy ban mặt trận và các tổ chức đoàn thể cơ sở phối hợp làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Sở NN&PTNT theo dõi, tổng hợp tình hình hàng tháng báo cáo UBND tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2406/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp, Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/8/2011 đã hết hiệu lực
- 2Kế hoạch 2695/KH-UBND năm 2013 thực hiện phương án chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2014
- 3Chỉ thị 35/2002/CT-UB tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1Quyết định 2406/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp, Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/8/2011 đã hết hiệu lực
- 2Chỉ thị 35/2002/CT-UB tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng do tỉnh Quảng Bình ban hành
Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2008 tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 19/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Hữu Hoài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra