ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2013/CT-UBND | Nghệ An, ngày 30 tháng 7 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Trong thời gian qua, nhìn chung các cấp, các ngành đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nên công tác này đã được phát triển cả về số lượng, chất lượng và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít cơ quan, đơn vị chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, còn nặng về số lượng, chưa coi trọng chất lượng, xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa xuất phát từ yêu cầu vị trí việc làm của đơn vị.
Từ hạn chế nêu trên dẫn đến những bất cập trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như: việc đăng ký lập hồ sơ mở lớp chưa thực hiện đúng quy trình, quy định, chức năng, nhiệm vụ; phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, đội ngũ giảng viên kiêm chức hoạt động chưa hiệu quả; ý thức chấp hành nội quy, tinh thần học tập của học viên chưa cao, mang tính đối phó, hình thức; giáo trình, tài liệu, thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học còn thiếu đồng bộ, chậm đổi mới nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng thiếu ổn định, hoạt động quản lý đào tạo bồi dưỡng hiệu quả thấp, công tác báo cáo, thống kê, giám sát đánh giá còn nhiều hạn chế; kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của mỗi cơ quan, đơn vị. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng là trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật để hoàn thiện quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cơ sở, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, xác định rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chức năng, thẩm quyền.
4. Xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và quy hoạch, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, kém hiệu quả.
5. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới:
a) Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên của các trường, trung tâm và cán bộ làm công tác đào tạo ở các cấp có đủ trình độ, năng lực để thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
b) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng;
c) Nâng cao ý thức học tập, chấp hành nội quy, quy chế của học viên;
d) Tổ chức điều tra thực trạng cơ sở vật chất để có kế hoạch từng bước củng cố, nâng cấp, xây dựng hệ thống trường, lớp;
đ) Tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại hóa các trang, thiết bị, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong khả năng cân đối kinh phí;
e) Có kế hoạch mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thông qua việc thu hút, khuyến khích các học viện, trường đại học, các công ty trong và ngoài nước tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, nâng cao chất lượng dạy và học để cán bộ, công chức, viên chức có trình độ tương xứng với bằng cấp đã được đào tạo;
b) Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên chỉ đạo, quản lý, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở, đơn vị thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thông qua việc duyệt kế hoạch mở lớp hằng năm, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng các nguồn ngân sách, kinh phí tự đóng góp của học viên và các nguồn kinh phí khác chi cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện các chế độ, chính sách đối với giảng viên, giảng viên kiêm chức, học viên trong phạm vi, quyền hạn;
c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo và định kỳ kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị cấp dưới; coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến.
7. Trách nhiệm của các cơ quan tham mưu
7.1. Sở Nội vụ
a) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức;
b) Chủ trì quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn toàn tỉnh;
c) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
7.2. Sở Tài chính
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về lập, quản lý và sử dụng ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Chịu trách nhiệm trong việc thẩm định kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm.
7.3. Các cơ quan liên quan
Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ để tổng hợp, trình UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 22/2007/CT-UBND về đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Khmer đối với học sinh người dân tộc Khmer và cán bộ, công chức công tác tại vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Chỉ thị 15/2012/CT-UBND về tăng cường hiệu quả sử dụng kinh phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Chỉ thị 09/2013/CT-UBND tăng cường công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Chỉ thị 07/2006/CT-UBND về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Kế hoạch 07/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Chỉ thị 22/2007/CT-UBND về đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Khmer đối với học sinh người dân tộc Khmer và cán bộ, công chức công tác tại vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Chỉ thị 15/2012/CT-UBND về tăng cường hiệu quả sử dụng kinh phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Chỉ thị 09/2013/CT-UBND tăng cường công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Chỉ thị 07/2006/CT-UBND về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Kế hoạch 07/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Chỉ thị 19/2013/CT-UBND nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 19/2013/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Xuân Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực