Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 18/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 1978

 

CHỈ THỊ

VỀ NHỮNG CÔNG TÁC CẤP BÁCH CẦN LÀM NGAY TRONG NĂM 1978 ĐỂ ĐƯA VIỆC QUẢN LÝ KINH TẾ TÀI CHÁNH CỦA THÀNH PHỐ VÀO NỀN NẾP

A. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC ĐƯA QUẢN LÝ KINH TẾ TÀI CHÁNH CỦA THÀNH PHỐ VÀO NỀN NẾP

Qua ba năm khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế của thành phố, bên cạnh những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chánh trị, kinh tế sâu sắc như: xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, đấu tranh chống bọn đầu sỏ gian thương, đấu tranh xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và chuyển những nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất, đấu tranh xóa bỏ những tàn dư bóc lột phong kiến ở các huyện ngoại thành và chia ruộng đất cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng; phong trào đồng khởi thi đua xã hội chủ nghĩa trên khắp các mặt trận sản xuất nông nghiệp, làm thủy lợi, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, … đều đạt những thành tích quan trọng và thực tế đã xuất hiện nhiều nhân tố tích cực mới, những khả năng mới để vượt qua các khó khăn và phát triển sản xuất; lực lượng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể theo hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và phát triển, thực sự đã có tác dụng tích cực và ngày chiếm vị trí ưu thế trong nền kinh tế thành phố.

Qua đó, công tác tổ chức quản lý kinh tế cũng được trưởng thành một bước và có những tiến bộ nhất định. Các sở, ban, ngành đã nắm chắc hơn tình hình sản xuất và năng lực sản xuất của ngành, công tác cải tạo đã bước đầu gắn liền với phương hướng quy hoạch và tổ chức lại sản xuất của các ngành kỹ thuật. Đến nay một tiến bộ đáng kể là hầu hết các sở, ban, ngành kinh tế  và các quận, huyện đã lập được kế hoạch năm 1978, tuy còn ở mức độ hạn chế. Một số đơn vị cơ sở đã có kế hoạch khắc phục dần từng bước sự mất cân đối trong dây chuyền công nghệ, nên quy mô sản xuất có được mở rộng và tạo thêm được một số mặt hàng mới, v.v… Về mặt chỉ đạo, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã có nhiều văn bản chỉ thị, quy định hoặc hướng dẫn về công tác tổ chức quản lý kinh tế cũng như thường xuyên tổ chức các hội nghị giao ban hoặc đi kiểm tra trực tiếp (tương đối thành nền nếp) để kịp thời nghe phản ánh tình hình và cho ý kiến giải quyết các trường hợp mắc mứu, khó khăn trong hoạt động thực tiễn của các ngành, các cấp và các đơn vị cơ sở.

Tuy nhiên, các mặt quản lý kinh tế tài chánh của thành phố còn nhiều tồn tại lớn: Tổ chức quản lý của ta còn quá lỏng lẻo, tổ chức của nhiều đơn vị cơ sở chưa được ổn định, chưa có phương hướng sản xuất, kinh doanh rõ ràng, trong khi đó bộ máy quản lý lại quá cồng kềnh, nhưng thực chất vẫn thiếu và yếu (cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ); hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa đi vào nền nếp, nhất là các khâu cân đối kế hoạch, quản lý vật tư, quản lý lao động, quản lý tài chánh và tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng làm ăn gian dối, cẩu thả, thiếu kiểm tra đôn đốc, thiếu tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật hợp pháp là phổ biến. Việc chi phí cho sản xuất hầu như cần đâu chi đó, không có kế hoạch hoặc chặt chẽ tính toán hiệu quả kinh tế. Việc ghi chép số liệu ban đầu và sổ sách kế toán, phần lớn các đơn vị chưa chấp hành đầy đủ các quy định đã có với những biểu mẫu thống nhất. Do đó, đã gây khó khăn cho việc phân tích kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa đến hậu quả là việc thanh quyết toán tài chánh ở các đơn vị cơ sở làm rất chậm, đến nay vẫn còn một số cơ sở chưa quyết toán được tài chánh của năm 1976. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhiều nơi chưa chấp hành đúng quy định của Nhà nước, còn tình trạng “tự sản tự tiêu” và việc lập quỹ đen vẫn còn, nên đã xảy ra tệ tham ô, móc ngoặc, ăn cắp tài sản Nhà nước (vật tư, hàng hóa, tiền tệ) và có những vụ rất nghiêm trọng như đã phát hiện. Ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức chưa được giáo dục đúng mức, do đó còn nhiều biểu hiện lệch lạc trong trách nhiệm và quyền làm chủ tập thể đối với các mặt công tác của đơn vị.

Tình trạng trên đã đưa đến hậu quả cuối cùng là năng suất lao động trong hầu hết các ngành, các đơn vị cơ sở đều thấp, chất lượng nhiều loại mặt hàng không được giữ vững như trước, giá thành ngày càng tăng lên, và hàng hóa đã bị thất thoát ra ngoài nhiều, Nhà nước thu mua không tương ứng với vật tư đã cấp. Nói tóm lại, hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh trong thời gian qua rất thấp.

Tình hình này cần phải được sớm chấn chỉnh và có những biện tài chánh củapháp thiết thực để nhanh chóng đưa công tác quản lý kinh tế  thành phố đi vào nền nếp, nhằm đạt cho được các yêu cầu cụ thể sau đây ngay trong năm 1978:

Toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực Nhà1  nước (bao gồm quốc doanh và công tư hợp doanh), phải nắm chắc lại khả năng tiềm tàng để có một bước chấn chỉnh, sắp xếp lại tổ chức sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tiêu hao vật chất và hạ giá thành sản phẩm, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách của thành phố trong năm 1978, nhất là các chỉ tiêu về sản xuất, xây dựng, xuất khẩu và đời sống.

2. Phấn đấu đưa công tác quản lý kinh tế của các đơn vị cơ sở vào nền nếp, với những bước đi cơ bản và thích hợp. Ngay trong năm 1978, các đơn vị cơ sở đều phải có phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rõ ràng, xây dựng cho bằng được kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chánh của đơn vị và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tức là hạch toán cho được những chi phí chủ yếu kỹcủa giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu, trên cơ sở các định mức kinh tế  thuật và giá cả được duyệt.

3. Một bước chấn chỉnh và kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế của các ngành, các cấp và các đơn vị cơ sở nhằm nâng cao năng lực tổ chức quản lý, đề cao chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật và ngăn chặn có hiệu quả tệ tham ô, lãng phí, móc ngoặc, cửa quyền.

B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA NHỮNG CÔNG VIỆC PHẢI LÀM ĐỂ ĐƯA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ TÀI CHÁNH VÀO NỀN NẾP TRONG NĂM 1978

Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả những nội dung yêu cầu trên đây, phải tiến hành đăng bộ ở các ngành, các cấp và cần phân biệt những loại công việc thuộc bản thân các đơn vị cơ sở phải làm và những loại công việc thuộc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và các cơ quan chức năng tổng hợp phải làm.

I. PHẢI SOÁT LẠI KẾ HOẠCH NĂM 1978 VÀ TÍCH CỰC CHUẨN BỊ XÂY DỰNG TỐT KẾ HOẠCH NĂM 1979

1. Việc làm này cần chú ý làm từ đơn vị cơ sở lên cấp quận, huyện và sở, ngành. Yêu cầu các ngành, các cấp và đơn vị cơ sở cần kiểm điểm thêm một bước nữa tình hình thực hiện kế hoạch năm 1977 và quý I năm 1978, rút ra được những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch. Nắm vững tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 3, rà lại kế hoạch 1978 – việc này cần làm xong trong tháng 5, để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cả năm vào tháng 6 năm 1978.

2. Soát lại và xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và chỉ tiêu tài chánh, để làm căn cứ cho việc xây dựng lại kế hoạch năm 1978, phải tiến bộ hơn mức thực hiện của năm 1977 và mức của dự án kế hoạch hiện nay.

3. Tích cực chuẩn bị con số kiểm tra của kế hoạch năm 1979, phải giao con số kiểm tra cho các cấp vào tháng 6 năm 1978, để quý III năm 1978 xây dựng xong kế hoạch 1979.

4. Đưa công tác kế hoạch hóa vào nền nếp

Về vấn đề này Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chánh đã có thông tư Liên Bộ số 01/TT-UB ngày 3-2-1975 hướng dẫn cụ thể việc thống nhất lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật và kế hoạch tài chánh trong các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Các đơn vị cơ sở thuộc những ngành khác cần chú ý nghiên cứu vận dụng cho thích hợp.

Để làm tốt việc này, có những việc làm cụ thể sau đây:

Đối với các cơ quan cấp trên:

a) Cơ quan chủ quản trực tiếp phải xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc trong thời gian từ nay đến hết năm 1980, quy định các mặt hàng chính và mặt hàng phụ, để đơn vị có điều kiện chuẩn bị kỹ thuật, lao động, vật tư ngay từ bây giờ.

b) Ủy ban Kế hoạch thành phố:

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các ngành và các đơn vị cơ sở trong việc thống nhất lập kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chánh theo nội dung thông tư số 01 của Liên Bộ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chánh như đã nói trên và hướng dẫn các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (công tư hợp doanh) xây dựng hệ thống 9 chỉ tiêu pháp lệnh (8 chỉ tiêu ban hành kèm theo nghị định số 224-CP, cộng thêm chỉ tiêu giá thành ban hành theo nghị định số 342-CP của Hội đồng Chánh phủ).

c) Các cơ quan chức năng tổng hợp (vật tư, lao động, tài chánh, giá, ngân hàng, thống kê, khoa học – kỹ thuật):

Có kế hoạch giúp đỡ các xí nghiệp xây dựng tốt các tiêu kỹ thuật và phương pháp tính toán để cân đối xây dựngchuẩn, định mức kinh tế  kế hoạch có liên quan đến nghiệp vụ của lĩnh vực mình phụ trách. Trước mắt làm bằng được định mức lao động và vật tư chủ yếu đối với những sản phẩm chủ yếu.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các tiêu kỹ thuật của các đơn vị cơ sở và phát hiện những địnhchuẩn, định mức kinh tế  mức lạc hậu để có nghiên cứu để sửa đổi hoặc bổ sung.

Đối với đơn vị cơ sở:

Có những việc phải làm sau:

1. Nắm lại trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, kho tàng về số lượng lẫn chất lượng để đánh giá lại năng lực sản xuất và xác định cho được vốn cố định hợp lý của xí nghiệp trong năm 1978.

2. Nắm lại tình hình vật tư kỹ thuật (về số lượng lẫn chất lượng và giá trị) và số vốn lưu động. Tính toán và xác định số vốn lưu động thật cần thiết của xí nghiệp trong kế hoạch năm 1978 và dự kiến số vốn cần bổ sung cho những năm sau (1979, 1980), để chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chánh cho những năm tới.

3. Tính toán lại lực lượng lao động hiện có để cân đối với nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao của năm 1978, trên cơ sở định mức năng suất lao động của xí nghiệp. Xác định được số lao động thừa hoặc thiếu.

4. Căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao của năm 1978 mà ký kết các hợp đồng cụ thể với các nơi thu mua nguyên liệu, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

5. Các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (công tư hợp doanh) ngay trong năm 1978 phải phấn đấu áp dụng hệ thống 9 chỉ tiêu pháp lệnh như đã nêu trên.

II. LÀM TỐT CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KINH TẾ Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Để đưa nhanh các đơn vị kinh tế đi vào nền nếp quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa, trước mắt cần làm tốt những việc sau đây để tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở thực hiện chặt chẽ và có hiệu quả về 5 mặt quản lý: kế toán – tài chánh – vật tư – lao động – kỹ thuật, gọi tắt là chế độ 5 quản.

Đối với cơ quan cấp trên:

a) Cơ quan chủ quản trực tiếp cần sớm xác định tư cách pháp nhân cho đơn vị cơ sở.

b) Các cơ quan chức năng tổng hợp như tài chánh, kế hoạch, ngân hàng, thống kê, cần có mối quan hệ chặt chẽ với ngành chủ quản, để có sự hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ về mặt nghiệp vụ cho các đơn vị cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Sở Tài chánh và Ủy ban Kế hoạch có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị cơ sở (quốc doanh và công tư hợp doanh) lập kế hoạch tài chánh năm 1978. Từ năm 1978, chỉ những đơn vị nào thực hiện được hệ thống 9 chỉ tiêu pháp lệnh, mới được áp dụng chế độ trích lập 3 quỹ của xí nghiệp, như đã quy định trong nghị định số 236-CP ngày 10-12-1970 của Hội đồng Chánh phủ và thông tư số 165-TTg ngày 21-3-1978 của Thủ tướng Chánh phủ hướng dẫn bổ sung và quy định thống nhất cho phù hợp với tình hình chung của cả nước.

+ Đối với các đơn vị cơ sở:

1. Phải gấp rút kiện toàn và củng cố bộ phận chuyên làm thông tin thực hiện, tức là tổ chức bộ máy kế toán – thống kê một cấp trong xí nghiệp trong nghị định số 288-CP ngày 29-10-1977 của Hội đồng Chánh phủ.

2. Ngay trong năm 1978, phải kiên quyết thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, mở đầy đủ sổ sách trung gian về kế hoạch và thống kê (tổng hợp và chi tiết). Thi hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thống kê – kế toán của Nhà nước (Nghị định số 288-CP ngày 29-10-1977 của Hội đồng Chánh phủ).

3. Từ các nguồn số liệu đã có, phải tổ chức thông tin đều đặn cho công nhân viên chức trong đơn vị, để thông hiểu tình hình và tham gia ý kiến vào các mặt công tác của đơn vị.

4. Tập trung sức xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật. Trước mắt, cần làm tốt các định mức về tiêu hao, nguyên, nhiên, vật liệu và định mức lao động cho đơn vị sản phẩm chủ yếu và xác định được mức vốn lưu động hợp lý cho các đơn vị cơ sở.

5. Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh, phải xác định cho được các loại vốn của nhà tư sản bỏ ra để hợp doanh với Nhà nước.

6. Xây dựng được giá thành của đơn vị sản phẩm chủ yếu kế hoạch – trên cơ sở đó tính rõ lỗ, lãi để xây dựng kế hoạch tài chánh. Từ nay tới tháng 6 năm 1978, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh phải xây dựng xong kế hoạch tài chánh 1978 và quyết toán xong cho các năm trước.

7. Tích cực chuẩn bị điều kiện để đến đầu năm 1979 thi hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (ban hành kèm theo nghị định số 93-CP ngày 8-4-1977 của Hội đồng Chánh phủ).

III. TIẾN HÀNH MỘT BƯỚC VIỆC TỔ CHỨC LẠI SẢN PHẨM CÁC NGÀNH KỸ THUẬT, SẮP XẾP LẠI BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CÓ PHÂN CÔNG, PHẤN CẤP HỢP LÝKINH TẾ 

1. Xúc tiến một bước việc tổ chức lại sản xuất các ngành kinh tế - kỹ thuật của thành phố

Từng ngành phải nắm lại năng lực sản xuất của ngành (bao gồm các cơ sở sản xuất, công suất thiết bị, máy móc, nguồn vật tư, nguyên liệu – kể cả tồn kho – khả năng lao động kỹ thuật và khả năng sản xuất các loại mặt hàng về số lượng lẫn chất lượng …) và xác định các loại hình thức tổ chức sản xuất và quản lý cho thích hợp. Nghiên cứu chấp hành chỉ thị số 142-TTg ngày 14-3-1978 của Thủ tướng Chánh phủ, về việc tiến hành nghiên cứu quy hoạch, tổ chức lại sản xuất công nghiệp các tỉnh miền Nam.

2. Tiến hành một bước phân công, phân cấp quản lý kinh tế trong nội bộ thành phố

Yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện chấp hành nghiêm chỉnh quyết định số 612/QĐ-UB-TC ngày 16-11-1977 của Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành “Bản quy định tạm thời về phân công quản lý giữa các sở, ban, ngành của thành phố và phân cấp quản lý giữa các sở, ban, ngành của thành phố và phân cấp quản lý giữa các cấp thành phố và cấp quận, huyện”.

3. Chấn chỉnh một bước bộ máy quản lý

Trên cơ sở chấn chỉnh tổ chức và sắp xếp lại các ngành kinh kỹ thuật mà kiện toàn bộ máy quản lý theo phương châm tinh giản, gọn nhẹtế  và có hiệu lực: tăng quyền hạn và trách nhiệm cho đơn vị cơ sở, tăng cường cấp quận, huyện, giảm bớt đầu mối và khâu trung gian trong quản lý ngành, giảm mạnh biên chế hành chánh bình quân là 20% (theo nghị quyết số 37-CP ngày 9-2-1978 của Hội đồng Chánh phủ). Đưa bớt cán bộ (có năng lực và được chọn lọc) về tăng cường cho quận, huyện và đơn vị cơ sở. Ban Tổ chức chánh quyền thành phố cùng với Sở Lao động làm việc cụ thể với ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện để xác định tỷ lệ giảm của mỗi đơn vị cho thích hợp.

IV. ĐỀ CAO CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM, TĂNG CƯỜNG CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC TRỰC TIẾP CƠ SỞ, MỞ LỚP BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO VÀ SẮP XẾP CÁN BỘ

1. Yêu cầu các ngành, các cấp đơn vị cơ sở chấp hành đúng những quy định đã có thuộc các văn bản Nhà nước về quản lý kinh tế, các quy chế làm việc hay nội dung công tác của cơ quan, đơn vị. Áp dụng các chế độ trách nhiệm vật chất, tinh thần đối với cá nhân và tập thể, chế độ thủ trưởng, chế độ kỷ luật và chế độ hợp tác xã hội chủ nghĩa.

Các sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện tăng cường chế độ làm việc trực tiếp với các đơn vị cơ sở, ít nhất là để 1/3 quỹ thời gian để đến cơ sở kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn các lệch lạc (nếu có) và kịp thời giải quyết các khó khăn cho đơn vị cơ sở.

2. Ban Tổ chức chánh quyền thành phố phối hợp cùng với các ngành có liên quan, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về quản lý kinh tế cho đối tượng cán bộ trung cao của thành phố và quận, huyện. Đề nghị có sự giúp đỡ của Ban Tuyên huấn Thành ủy. Trong năm 1978, cố gắng mở cho được 2 lớp bồi dưỡng ngắn hạn (độ một tháng).

3. Các sở, ban, ngành chuyên môn, cần có kế hoạch thường xuyên mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đối tượng cán bộ, nhân viên nghiệp vụ, nhất là cán bộ, nhân viên làm kế hoạch, làm các công tác liên quan đến quản lý tài chánh, vật tư, hàng hóa, tiền tệ, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.

4. Ban Tổ chức chánh quyền thành phố cùng với Ban Tổ chức Thành ủy và ngành chủ quản tiến hành một bước sắp xếp lại cán bộ cho các sở, ban, ngành, công ty, xí nghiệp. Mạnh dạn đề bạt những cán bộ có phẩm chất và năng lực vào những cương vị phụ trách. Kiên quyết thay thế những người kém đạo đức và không còn đảm đương nổi nhiệm vụ. Tăng cường cán bộ cho cấp quận, huyện và đơn vị cơ sở.

V. PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ TẬP THỂ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG VÀ ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI THI ĐUA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Tăng cường mối quan hệ thường xuyên bằng những hội nghị liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước với các đoàn thể quần chúng, nhất là Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, để có sự đồng bộ, ăn khớp trong việc giải quyết các vấn đề chung.

2. Thủ trưởng các đơn vị cơ sở và các cơ quan Nhà nước có sự hợp tác chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…) thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục cho cán bộ và quần chúng về các luật pháp và chủ trương, chánh sách của Đảng và Nhà nước; thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức; ở tất cả cơ sở, cần tiến hành đại hội hoặc đại hội đại biểu công nhân viên chức để tham gia ý kiến vào các dự án kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Tổ chức phát động thành phong trào cách mạng quần chúng đồng khởi thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm một cách sâu rộng, để hoàn thành toàn diện và vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1978.

C. TỒ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

Năm 1978 là năm bản lề, có vị trí rất quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980), nên phải là năm quán triệt hơn nữa đường lối, chủ trương của Trung ương và các nghị quyết của Thành ủy vào thực tiễn hành động cách mạng trong sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thành phố. Do đó, đòi hỏi phải có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động thực tiễn của toàn thể cán bộ, đảng viên đối với công tác tổ chức quản lý kinh tế.

1. Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ phối hợp với một số ngành có liên quan, tổ chức hội nghị phổ biến chỉ thị này cho các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân quận, huyện và một số đồng chí Giám đốc công ty, xí nghiệp được chọn làm thí điểm. Trong hội nghị này, ngoài việc phổ biến nội dung chỉ thị (do Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố đảm trách) sẽ có các báo cáo về tình hình và nội dung hướng dẫn những việc phải làm để thực hiện chỉ thị này của các cơ quan: Ủy ban Kế hoạch thành phố, Sở Tài chánh, Chi cục Thống kê, Sở Lao động, Công ty Vật tư tổng hợp, Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, v.v…

2. Sau hội nghị này, các sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện sẽ mở hội nghị tập huấn tiếp cho cán bộ lãnh đạo còn lại và các đơn vị trực thuộc, đồng thời phổ biến kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện chỉ thị này.

3. Về tổ chức chỉ đạo điểm:

a) Cấp sở: Mỗi sở quản lý sản xuất kinh doanh sẽ chọn một hoặc hai công ty để làm thử và rút kinh nghiệm. Trong mỗi công ty (được chọn làm thử), sở quản lý ngành sẽ cùng với công ty chọn từ 2 đến 3 đơn vị cơ sở để chỉ đạo điểm. Đến cuối quý III/1978, sở sẽ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và có kế hoạch làm rộng ra cho những đơn vị khác trực thuộc.

b) Cấp quận, huyện: Ủy ban Nhân dân cùng Phòng Công nghiệp quận, huyện chọn từ 2 đến 3 đơn vị cơ sở để làm thử. Đến cuối quý III/1978, quận, huyện sẽ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và có kế hoạch phổ biến rộng ra cho các đơn vị khác trực thuộc quận, huyện.

c) Các cơ quan chức năng tổng hợp cấp thành phố và quận, huyện:

Có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị hữu quan làm thử. Qua đó sẽ có kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan, đơn vị (làm thử) về mặt nghiệp vụ, để bảo đảm luôn chấp hành đúng các chánh sách, chế độ của Nhà nước đã ban hành. Mặt khác, qua thực tiễn của việc chỉ đạo điểm mà rút kinh nghiệm để có nghiên cứu cải tiến công tác hoặc có đề nghị sửa đổi hay bổ sung về chánh sách, chế độ có liên quan.

4. Hàng tháng, các sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện và đơn vị cơ sở được chọn làm thí điểm, đều phải có báo cáo tình hình thực hiện chỉ thị này về Ủy ban Nhân dân thành phố.

5. Mỗi sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân quận, huyện, phân công một vài cán bộ có trình độ tổng hợp và đề xuất được vấn đề, trong bộ máy giúp việc hiện có của mình, để chuyên trách công tác nghiên cứu tổ chức quản lý kinh tế và giúp theo dõi việc thực hiện chỉ thị này.

6. Thành lập một nhóm nghiên cứu quản lý kinh tế trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố, do đồng chí Phó Chủ tịch thường trực phụ trách (theo quyết định số 126-TTg ngày 24-2-1978 của Thủ tướng Chánh phủ), để tổ chức nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung các chánh sách, chế độ quản lý kinh tế và giúp Ủy ban theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chỉ thị này.

7. Đến cuối năm 1978, Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ cùng các ngành có liên quan tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện chỉ thị này và có kế hoạch phổ biến những việc sẽ làm trong năm 1979.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Văn Đại

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 18/CT-UB về những công tác cấp bách cần làm ngay trong năm 1978 để đưa việc quản lý kinh tế tài chánh của thành phố vào nền nếp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 18/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 05/05/1978
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Văn Đại
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/05/1978
  • Ngày hết hiệu lực: 14/12/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản