CHÍNH PHỦ | VIỆT |
Số: 178-TTg | Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 1973 |
VỀ VIỆC TIẾN HÀNH TỔNG KIỂM KÊ TÀI SẢN.VÀO 0 GIỜ NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 1973
Cuối năm 1972, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tiến hành kiểm kê tài sản và điều tra năng lực sản xuất vào 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1973; lúc ấy điều kiện khách quan chưa thuận lợi nên kết quả nắm tình hình chưa chính xác, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác chỉ đạo và quản lý kinh tế.
Vì vậy, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ lại vừa quyết định tổng kiểm kê tài sản vào 0 giờ ngày 1 tháng 10 năm 1973; giao trách nhiệm cho ban chỉ đạo điều tra nắm tình hình tài sản và thanh lý tài sản của Chính phủ thành lập theo quyết định số 231-CP ngày 15-12-1971, tiếp tục giúp chỉ đạo cuộc tổng kiểm kê này , nhằm các yêu cầu, mục tiêu như sau.
Ba yêu cầu nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, nhằm đạt mục tiêu cơ bản và cuối cùng của cuộc tổng kiểm kê là phát huy cao nhất năng lực sản xuất sẵn cớ ở mỗi đơn vị cơ sở, tăng cường quản lý tài sản của Nhà nước, trước hết là ở từng đơn vị cơ sở.
Cuộc tổng kiểm kê tài sản ngày 1 tháng 10 năm 1973, với các yêu cầu và mục tiêu như trên, trước hết là nhiệm vụ và trách nhiệm của các đơn vị cơ sở, mà chủ yếu là những người phụ trách các đơn vị cơ sở.
Giám đốc xí nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc doanh, thủ trưởng các cơ quan hành chính, sự nghiệp phải:
- Nắm tài sản, xem xét tình hình sử dụng năng lực sản xuất trong đơn vị, chủ động có kế hoạch tận dụng, cải tiến quản lý để làm đầy đủ trách nhiệm quản lý của mình trước Nhà nước.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện việc tổng kiểm kê, phân tích tình hình, coi đây như một công tác quan trọng đột xuất trong thời gian khoảng 2 tháng kể từ cuối tháng 8 năm 1973, trong thời gian này, phải tập trung chỉ đạo, tập trung cán bộ, để làm tổng kiểm kê và làm báo cáo tổng kiểm kê.
- Gửi báo cáo tổng kiểm kê trước ngày 15 tháng 10 năm 1973 cho Bộ chủ quán, Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính Phủ , Tổng Cục Thống kê ( nếu là đơn vị cơ sở trực thuộc Trung ương ) hoặc Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố( nếu là đơn vị trực thuộc cấp địa phương); báo cáo phải kèm theo phương án huy động và nâng cao năng lực sản xuất, sẵn có của xí nghiệp đưa vào kế hoạch năm 1974(và 1975).
Các đồng chí thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính Phủ và các đồng chí chủ tịch Ủy ban Hành chính các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
- Chỉ đạo chặt chẽ, hương dẫn, đôn đốc và kỉêm tra các đơn vị cơ sở trực thuộc tiến hành tổng kiểm kê, phân tích năng lực sản xuất, bảo đảm đúng yêu cầu và thời gian.
- Thành lập ngay Ban chỉ đạo tổng kiểm kê do một do một đồng chí thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính Phủ, đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban Hành chính phụ trách để giúp việc chỉ đạo tổng kiểm kê trong ngành, trong địa phương.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị làm tốt, đồng thời có thái độ xử lý nghiêm khắc và nêu cần phải thi hành kỷ luật, đối với những đơn vị làm qua loa, đại khái, báo cáo không trung thực, không chính xác, phải coi việc làm báo cáo không trung thực, không chính xác để cố tình hợp pháp hoá những việc làm sai trái là vi phạm pháp luật và phải xử lý theo đúng pháp luật.
- Tổng hợp tình hình tài sản, phân tích và có kế hoạch phát huy năng lực sẵn có của từng ngành kinh tế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của mình và gửi báo cáo cho Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính Phủ và Tổng cục Thống kê, ngoài ra gửi cho Bộ Vật tư(phần báo cáo vật tư), Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuât Nhà nước (phần báo cáo thiết bị nghiên cứu khoa học), toàn bộ công việc báo cáo này phải xong trước ngày 15 tháng 11 nam 1973.
Các Bộ có chức năng quản lý, dự trữ vật tư Nhà nước trực tiếp chỉ đạo kiểm kêvà tổng hợp tình hình tài sản dự trữ Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Vật tư và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Ngân hàng Nhà nước trực tiếp chỉ đạo kiểm kê và tổng hợp tình hình tiền mặt, kiêm khí quý, ngoại tệ và các chứng khoán có giá trị như tiền trong kho, trong quỹ của các đơn vị ngân hàng, báo cáo Thủ tướng Chính Phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đề ra phương án và trực tiếp chỉ đạo tổng kiểm kê tài sản trong các lực lượng vũ trang và lực lượng công an.
Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính Phủ giúp Thường vụ Hội đồng Chính Phủ chỉ đạo công tác điều tra , hướng dẫn kế hoạch tổng kiểm kê , có trách nhiệm theo dõi, kiễm tra và đôn đốc các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở thực hiện, bảo đảm yêu cầu và hoàn thành công việc đúng thời hạn, phải định kỳ phản ảnh tình hình công việc cho Thủ tướng Chính Phủ , phải nghiên cứu và phân tích tình hình sử dụng tài sản của Nhà nước ở các ngành, các cấp, kiến nghị các chủ trương vá biện pháp phát huy năng lực sản xuất và tăng cường quản lý các mặt, báo cáo Hội đồng Chính Phủ vào cuối tháng 12 năm 1973.
Các ngành là thành viên của Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính Phủ phải bố trí lực lượng cán bộ cần thíêt, phát huy chức năng của mình, để bảo đảm các yêu cầu, mục tiêu của cuộc tổng kiểm kê, nhất là ba ngành có vai trò nòng cốt trong Ban là Tổng cục Thống kê , Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước .
Tổng cục Thống kê có nhiệm vụ ban hành các biểu mẫu điều tra và kiểm kê , hướng dẫn nghiệp vụ cho các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở, tổ chức nắm tình hình , tổng hợp số liêu ( cả hiện vật và giá trị), phối hợp với Bộ Tài chính phân tích và nhận xét tình hình tài sản Nhà nước ở các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở và đề ra biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ cùng Tổng cục Thống kê quy định những nguyên tắc kiểm kê, kiểm tra tình hình tài sản của các ngành, phát hiện những khả năng tiềm tàng, kiến nghị biện pháp sử dụng và phát huy, nhận xét về tình trạng thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng v.v.... chỉ đạo việc xử lý và thanh lý nhằm chấn chỉnh công tác quản lý.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và hệ thống kế hoạch các nghành, các địa phương, các đơn vị cơ sở, phải tích cực tham gia công tác điều tra năng lực sản xuất và tổng kiểm kê tài sản, góp ý kiến nhận xét về các mặt, kịp thời khai thác và sử dụng các tài liệu về điều tra, kiểm kê để đánh giá năng lực sản xuất và đề ra chủ trương, biện pháp huy động những năng lực ấy một cách có hiệu quả trong kế hoạch 1974-1975.
Tổ chức công đoàn các cấp cần có kế hoạch động viên quần chúng công nhân viên chức vừa tham gia tổng kiểm kê, vừa giám sát tổng kiểm kê, bảo đảm các tài liệu chính xác và trung thực, bảo đảm yêu cầu về thời gian.
Cuộc tổng kiểm kê tài sản ngày 1 tháng 10 năm 1973 có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế , văn hoá 1974-1975 một cách có căn cứ vững chắc, cũng như đối với việc tăng cường chỉ đạo và quản lý kinh tế ngay từ ở đơn vị cơ sở. Các đồng chí thủ trưởng các Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính Phủ, chủ tịch Ủy ban Hành chính các tỉnh, thành phố và thủ trưởng các đơn vị cơ sở phải phối hợp với các công tác cấp bách khác của ngành, địa phương, cơ sở, tập trung mọi lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân cần thiết để làm tốt cuộc tổng kiểm kê, phải chỉ đạo chặt chẽ công việc, từ việc xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp và kế hoạch tiến hành, cho đến việc nghiên cứu đề ra chủ trương phát huy năng lực sản xuất , tăng cường quản lý xí nghiệp.
| K.T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
PHƯƠNG ÁN TỔNG KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀO 0 GIỜ NGÀY 1 THÁNG 10 NĂM 1973
Cuộc tổng kiểm kê tài sản 0 giờ ngày 1-10-1973 nhằm các yêu cầu, mục tiêu như đã nói trong chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ số 178-TTg ngày 13-8-1973 là :
“1. Nắm lại chặt chẽ và chính xác tình hình tài sản của Nhà nước sau chiến tranh thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của từng đơn vị cơ sở sản xuất , kinh doanh, hánh chính, sự nghiệp; xác định tình hình thiệt hại trong chiến tranh và thực trạng của tài sản hiện có về các mặt số lượng , cơ cấu, chất lượng, công suất thiết bị, công suất thực tế sử dụng giá ban đầu, giá trị còn lại; kiểm tra tình hình quản lý tài sản.
2. Đánh giá đúng đắn năng lực sản xuất hiện nay và mức độ huy động năng lực đó, phân tích nguyên nhân và đề ra chủ trương, biện pháp thích hợp nhằm phát huy cao nhất năng lực sẵn có trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá năm 1974-1975 ở ngay từ đơn vị cơ sở.
3. Chấn chỉnh việc quản lý tài sản , xác định trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, từng người trong việc thực hiện chế độ bảo dưỡng sử dụng cũng như trong việc kế toán tài sản, thiết bị vật tư , đồng thời xử lý và thanh lý các tài sản, thiết bị vật tư bị thiệt hại trong chiến tranh, bị ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất v.v....nhằm gốp phần tăng cường bảo vệ và sử dụng hợp lý tài sản, thiết bị, vật tư, ổn định tình hình quản lý của xí nghiệp, thực hiện hạch toán kinh tế.
Ba yêu cầu nói trên có quan hệ mật thiết với nhau nhằm đạt mục tiêu cơ bản và cuối cùng của cuộc tổng kiểm kê là phát huy cao nhất năng lực sản xuất sẵn có ở mỗi cơ sở, tăng cường quản lý tài sản Nhà nước, trước hết là từng đơn vị cơ sở”.
Các tài liệu và báo cáo tổng kiểm kê phải chính xác và trung thực; cuộc tổng kiểm kê phải hoàn thành ở đơn vị cơ sở trước ngày 15 tháng 10 năm 1973, và phải tổng hợp xong các ngành Trung ương và các địa phương trước ngày 15 tháng 11 năm 1973.
Phải đề phòng và khắc phụ hai khuynh hướng không đúng là :
- Làm qua loa, đại khái cho xong việc, cốt báo cáo cấp trên, không thấy tổng kiểm kê tài sản trước hết và chủ yếu lịch sử nhiệm vụ và trách nhiệm của đơn vị mình, ngành mình, địa phương mình để chỉ đạo và quản lý tốt hơn .
- Báo cáo không chính xác, không trung thực để cố tính hợp pháp hoá những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật Nhà nước; phải coi đây là những hành động phạm pháp và xử lý theo đúng pháp luât.
Cuộc tổng kiêm kê tài sản và tiến hành ở tất cả các đơn vị cơ sở kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, cơ quan hành chính, cơ quan sự nghiệp thuộc trung ương và địa phương ( dưới đây gọi tắt là đơn vị cơ sở).
Tài sản thuộc dự trữ Nhà nước cũng phải kiểm kê trong kỳ này.
Tài sản thuộc khu vực kinh tế hợp tác xã không kiểm kê trong kỳ này, trừ phần hàng hóa của thương nghiệp quốc doanh do hợp tác xã mua bán làm đại lý bná và còn tồn kho ở hợp tác xã mua bán thì phải kiểm kê.
Tiền mặt, kim khí quý, ngoại tệ và các chứng khoán có giá trị như tiền trong quỹ, trong kho của các đơn vị Ngân hàng phải kiểm kê theo phương án do Ngân hàng Nhà nước Trung ương quy định.
Tài sản thuộc lực lượng vũ trang và lực lượng công an phải kiểm kê theo phương án do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.
Tài sản thuộc các tổ chức xã hội được Nhà nước trợ cấp cũng kiểm kê để giúp các tổ chức này nắm được tài sản của mình.
A. Tất cả các đơn vị cơ sở đều phải kiểm kê toàn bộ tài sản về hai phương diện:giá trị và hiện vật.
1. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, cung tiêu, thương nghiệp…. phải kiểm kê toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình.
a) Về tài sản cố định.
1. Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh:
1- Nhà cửa.
2- Kho tàng,
3- Vật kiến trúc,
4- Máy móc và thiết bị động lực,
5- Máy móc và thiết bị công tác,
6- Thiết bị truyền dẫn,
7- Dụng cụ đồ nghề,
8- Dụng cụ làm việc, đo lướng, thí nghiệm,
9- Thiết bị và phương tiện vận tải
10- Dụng cụ quản lý( gồm có sách báo, kỹ thuật)
11- Súc vật làm việc và cho sản phẩm,
12- Cây lâu năm,
13- Tài sản cố định khác.
II. Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh.
III. Tài sản cố định chưa dùng.
IV.- Tài sản cố định chờ thanh toán.
V.- Tài sản cố định không cần dùng.
VI.- Đất và tài sản cố định không khấu hao.
b) Về tài sản lưu động.
- Nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ , nhiên liệu, vật bao bì đóng gói, phế liệu,
- Phụ tùng sửa chữa và thay thế,
- Vật rẽ tiền mau hỏng,
- Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, bán thành phẩm mua ngoài.
- Công trình sửa chữa lớn dỡ dang,
- Súc vật con và súc vật nuôi béo.
- Thành phẩm của các ngành sản xuất( chờ lưu thông),
- Thiết bị, vật tư, hàng hóa của các ngành cung tiêu, cung ứng vật tư, thương nghiệp.
- Tiền quỹ và các chứng khoán có giá trị như tiền.
- Các khoãn phải thanh toán.
2. Các đơn vị thuộc ngành xây dựng cơ bản bao gồm:
a) Các đơn vị kiến thiết, ngoài vịêc kiểm kê các tài sản cố định và tài sản lưu động như đã nói ở điểm 1 trên đây, còn phải kiểm kê:
- Số vốn xây dựng cơ bản đã được Nhà nước cấp phát từ khi khởi công công trình đến ngày kiểm kê.
- Khối lượng xây dựng cơ bản đã hòan thành và bàn giao cho đơn vị sản xuất hoặc đơn vị sử dụng nhưng chưa quyết toán với ngân sách.
- Khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho đơn vị sản xuất hoặc đơn vị sử dụng.
- Khối lượng xây dựng cơ bản dở dang.
- Thiết bị, vật tư để lắp đặt, kể cả số còn lại trong kho và số đã bàn giao cho xí nghiệp xây lắp để lắp đặt;
-Vật tư dự trữ bằng vốn dự phòng thời chiến của các ngành giao thông, thủy lợi, bưu điện;
- Các khoản tiền gửi Ngân hàng về vốn xây dựng cơ bản.;
-Các khoản phải thanh toán.
b) Các xí nghiệp xây lắp bao thầu, ngoài việc kiểm kê các tài sản cố định và tài sản lưu động như đã nói ở điểm 1 trên đây, còn phải kiểm kê:
- Chi phí xây lắp vào khối lượng xây dựng cơ bản đã xong, nhưng chưa thanh toán với đơn vị cho thầu;
- Chi phí xây lắp vào khối lượng xây dựng cơ bản dở dang(thi công chưa xong hoặc bị đình chỉ)
-Tiền gửi Ngân hàng về vốn xây dựng cơ bản.;
- Các khoản phải thanh toán.
c)Các đơn vị kiến thiết cơ bản tự làm phải kiểm kê toàn bộ tài sản như đối với đơn vị kiến thiết cho thầu và đối với xí nghiệp xây lắp.
3.- Các đơn vị cơ quan hành chính, cơ quan sự nghiệp phải kiểm kê:
a) Về tài sản cố định:
- Tài sản cố định đang dùng;
- Tài sản cố định chưa dùng.
b) Về các loại tài sản thuộc kinh phí hành chính, sự nghiệp:
- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng để nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất thử;
- Vật rẻ tiền mau hỏng;
- Vật liệu chế biến và các loại súc vật thí nghiệm;
- Sản phẩm tự chế;
- Tiền quỹ;
- Tiền gửi Ngân hàng và các khoản phải thanh toán.
B. Giá trị tài sản tính như sau:
- Tài sản cố định, tính theo nguyên giá, số đã trích khấu hao, giá còn lại;
- Nguyên vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng, vật bao bì, phụ tùng sửa chữa….tính theo giá nhập kho;
-Sản phẩm dở dang, thành phẩm, tính theo giá nhập kho;
- Hàng hóa của ngành thương nghiệp, tính theo giá mua và giá bán lẻ;
- Khối lượng xây dựng cơ bản tính theo giá dự toán và giá thành thực tế;
- Thiết bị toàn bộ, tính theo giá nhập của ngoại thương;
- Tài sản chưa có giá, thì đơn vị cơ sở căn cứ vào giá của thứ tài sản cùng loại, cùng công dụng, cùng phẩm chất mà định giá; nếu không có chung loại tương đương thì đề nghị Ủy ban Vật giá Nhà nước quy định.
C. Việc kiểm kê tài sản về mặt hiện vật phải bao gồm các yếu tố:
- Số lượng, chất lượng thiết bị máy móc hiện đang sử dụng, công suất thiết kế và công suất thực tế;
- Số lượng thiết bị máy móc tồn kho, chưa sử dụng công suất và tình trạng;
- Số lượng, chất lượng vật tư, hàng hóa tồn kho;
- Số lượng, chất lượng thành phần chưa tiêu thụ(thiết bị máy móc, vật tư, hàng hóa)của các đơn vị sản xuất;
- Số lượng, chất lượng,thiết bị máy móc, vật tư, hàng hóa ứ đọng cần điều đi, bị thiệt hại trong chiến tranh.
IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SẢN XUẤT
1. Các đơn vị cơ sở, các ngành, các cấp phải chấp hành đúng phương pháp kiểm kê đã quy định trong chế độ cụ thể là:
a) Trước khi kiểm kê:
- Bộ phận kế toán phải ghi đầy đủ các chứng từ kế toán vào sổ sách và đối chiếu sổ sách, bảo đảm số dư trong sổ phân loại chung và số dư trong các số phân loại chi tiết được chính xác, cung cấp số liệu cho Ban chỉ đạo tổng kiểm kê đối chiếu với số liệu kiểm kê.
- Từng bộ phận của đơn vị quản lý tài sản phải ghi đầy đủ các chứng từ vào sổ sách nghiệp vụ của mình, phải sắp xếp đầy đủ tài liệu chứng từ cho ngăn nắp, bảo đảm các chứng từ nhập, xuất đã giao cho kế toán đều được ghi vào thể tài sản và sổ sách.
- Các tài khoản đều phải sắp xếp theo từng chủng loại, quy cách cụ thể vào từng địa điểm theo quy hoạch; các tài sản để rãi rác (nếu có thể) cũng phải đưa về sắp xếp có trật tự vào từng địa điểm theo quy hoạch bảo đảm dễ thấy, dễ đếm , dễ cân đo; các tài sản như than, cát, đá, sỏi v.v…phải chất đống đúng quy cách để khi kiểm kê dùng công thức tính toán được dễ ( nếu chất đống không đúng quy cách thì phải sửa lại rồi mới kiểm kê).
b) Trong khi kiểm kê:
- Phải xác định hiện vật bằng cách cân, đo, đong, đếm thực tế tại chỗ và lập phiếu kiểm kê tài sản có đến ngày kiểm kê, đối chiếu với số phải có ghi trên sổ sách của bộ phận kế toán và các bộ phận có liên quan, xác định số chênh lệch, xác định phẩm chất, phân tích nguyên nhân; đối với tài sản cố định phải ghi rõ vào phiếu kiểm kê số phụ tùng, phụ kiện kèm theo nếu có, đồng thời dựa vào cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề xác định hiện trạng kỹ thuật để có thể sơ bộ đánh giá năng lực còn lại nhằm có biện pháp sửa chữa, thay thế, bổ sung.
- Phải lập phiếu kiểm kê tài sản; phiếu kiểm kê phải ghi đúng danh mục tài sản và đơn vị đo lường theo các bảng danh mục tài sản của xí nghiệp mà kế toán đã dùng để ghi sổ. Phiếu kiểm kê phải do toàn tổ kiểm kê và những người tham dự kiểm kê cùng ký tên; khi đã lập xong phiếu kiểm kê, nếu có sửa chữa phải trao đổi thống nhất trước khi sửa và xác nhận vào phiếu hoặc bản phụ kèm theo.
- Tài sản nguyên đai, nguyên kiện phải kiểm tra niêm phong, đai buộc, cặp chì v.v…nếu có nghi ngờ thì chọn một số kiện tháo ra, kiểm kê điển hình.
- Tài sản đưa gia công hoặc cho thuê mượn, chủ tài sản phải kiểm kê, chịu trách nhiệm tổng hợp; đơn vị nhận gia công hoặc thuê mượn phải báo cho chủ tài sản biết trước thời điểm kiểm kê.
- Tài sản đang đi trên đường thì chủ tài sản phải báo cáo căn cứ vào sổ sách hóa đơn. Các đơn vị vận tải phải báo cáo số lượng tài sản nhận vận chuyển có đến 0 giờ ngày 1-10-1973 cho chủ tài sản; ở một số đầu mối giao thông quan trọng, đơn vị vận tải còn phải báo cáo cho Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.
- Tài sản để rãi rác ngoài khu vực đơn vị quản lý phải có kí hiệu kiểm kê và đều phải ghi rõ kí hiệu và ngày kiểm kê của đơn vị mình vào tài sản.
c) Trong khi hoặc ngay khi kiểm kê:
- Phải phát hiện các tài sản thừa thiếu, hao hụt, mất mát ( đối chiếu với sổ sách), xây dựng tình hình chất lượng, nhận xét về giá trị, vạch rõ các ưu khuyết điểm về mặt bảo quản tài sản và quản lý vốn, tìm nguyên nhân, quy trách nhiệm.
- Phải chỉ định người trông coi, đồng thời trực tiếp liên hệ với Ủy ban Hành chính xã, khu phố bàn bạc nơi đề phương án bảo vệ các tài sản để rãi rác ở dọc đường, gữi nhà dân, ngoài khu vực quản lý ; nếu không có người trông coi thì cần nhờ Ủy ban địa phương trông coi, bảo quản; đến ngày 15 tháng 10 năm 1973, nếu phát hiện có tài sản không kiểm kê, không có kí hiệu thì coi như vô chủ và Ủy ban Hành chính địa phương có nhiệm vụ thu xếp trông coi và báo cáo lên Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố để Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo cho Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.
Chú thích: Những tài sản nào đã kiểm kê vào thời điểm 1 tháng 7 năm 1973, không có biến động và bảo đảm chính xác thì đến thời điểm 1 tháng 10 năm 1973 không phải kiểm kê theo đúng phương pháp nói trên.
a) Đối với thiết bị máy móc, ngay khi kiểm kê phải dựa vào cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để đánh giá năng lực sản xuất của từng máy, từng dây chuyền sản xuất.
b) Đối với năng lực sản xuất của xí nghiệp , cần sử dụng kết hợp tài liệu của cuộc tổng kiểm kê tài sản ngày 1-10-1973 , tài liệu của cuộc điều tra lao đông 1-7-1973 và tình hình cụ thể của xí nghiệp để nghiên cứu, phân tích nguyên nhân, xác định rõ khâu nào mất cân đối, vấn đề gì trở ngại cho việc phát huy năng lực sẵn có, cần bổ sung gì, muốn nâng cao năng lực sản xuất thì cần phải có những biện pháp gì( như sửa chữa bổ sung thiết bị, cung cấp vật tư, công nhân kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật, cân đối dây chuyền sản xuất) và có kiến nghị gì với Bộ chủ quản, với Nhà nước.
Để làm tốt việc này , giám đốc xí nghiệp phải giao trách nhiệm cho cán bộ môn kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng phương án, phát huy năng lực sản xuất của xí nghiệp , rồi đưa ra hội nghị công nhân, viên chức( hoặc hội nghị đại biểu công nhân, viên chức) tham gia ý kiến, vừa để xây dựng phương án vừa để bàn biện pháp thực hiện phương án.
Các ngành và địa phương căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất , mục tiêu phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất , dự kiến kế hoạch 1974-1975 mà đề xuất cho cơ sở phương hướng và nội dung cụ thể để đánh giá và phát huy năng lực sản xuất ; phải phân công cho các Vụ kỹ thuật , Vụ kế hoạch chịu trách nhiệm hướng dẫn, cử cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm giúp các cơ sở trọng điểm làm tốt việc này ; phải thiết thực giúp xí nghiệp giải quyết các khó khăn trong sản xuất,kinh doanh.
c) Đối với từng ngành kinh tế- kỹ thuật(sản xuất, xây dựng, vận tải, cung ứng vật tư v.v..) các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố dựa vào báo cáo của các đơn vị cơ sở , dựa vào các cơ quan tổng hợp để so sánh phân tích, tổng hợp toàn ngành, phát hiện các khâu yếu nhất, các vấn đề cấp bách cần và có điều kiện giải quyết sớm, nhằm nâng cao trình độ sản xuất và quản lý toàn ngành.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ ,cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ , phải thành lập Ban chỉ đạo tổng kiểm kê do một đồng chí thủ trưởng phụ trách; các bộ phận kế hoạch, kỹ thuật, tài vụ, thống kê, cung tiêu v.v…đều phải tham gia phục vụ cuộc tổng kiểm kê.
Ở các tỉnh, thành phố, phải thành lập Ban chỉ đạo tổng kiểm kê do đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban Hành chính phụ trách, các ngành tham gia là thống kê, tài chính, kế hoạch, Ngân hàng v.v…
Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính phủ giúp Hội đồng Chính phủ chỉ đạo công tác điều tra, hướng dẫn kế hoạch tổng kiểm kê ; có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở thực hiện, bảo đảm yêu cầu và hoàn thành công việc đúng thời hạn; phải định kỳ phản ánh tình hình cho Thủ tướng Chính phủ ; phải nghiên cứu và phân tích tình hình sử dụng tài sản của Nhà nước ở các ngành, các cấp, kiến nghị các chủ trương và biện pháp phát huy năng lực sản xuất và tăng cường quản lý các mặt, báo cáo Hội đồng Chính phủ vào cuối tháng 12 năm 1973.
Các ngành là thành viên trong Ban điều tra và thanh lý tài sản của Chính phủ phải bố trí lực lượng cán bộ cần thiết, phát huy chức năng của mình để bảo đảm các yêu cầu, mục tiêu, của cuộc tổng kiểm kê , nhất là ba ngành có vai trò nòng cốt trong Ban là Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Tổng cục Thống kê có nhiệm vụ ban hành các biểu mẫu, điều tra và kiểm kê, hướng dẫn nghiệp vụ cho các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở, tổ chức nắm tình hình, tổng hợp số liệu( cả hiện vật và giá trị ), phối hợp với Bộ Tài chính phân tích và nhận xét tình hình tài sản Nhà nước ở các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở và đề ra biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ cùng Tổng cục Thống kê quy định những nguyên tắc kiểm kê ; kiểm tra tình hình tài sản của các ngành phát hiện những khả năng tiềm tàng, kiến nghị biện pháp sử dụng và phát huy; nhận xét về tình trạng thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng v.v… chỉ đạo việc xử lý và thanh lý nhằm chấn chỉnh công tác quản lý.
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và hệ thống kế hoạch các ngành, các địa phương,các đơn vị cơ sở phải tích cực tham gia công tác điều tra năng lực sản xuất và tổng kiểm kê tài sản, góp ý kiến nhận xét về các mặt , kịp thời khai thác và sử dụng các tài liệu về điều tra, kiểm kê để đánh giá năng lực sản xuất và đề ra những chủ trương , biện pháp huy động những năng lực ấy mốt cách có hiệu quả trong kế hoạch 1974-1975.
Bộ Vật tư tổng hợp, phân tích tình hình cung ứng và quản lý vật tư đề ra biện pháp phát huy năng lực, chấn chỉnh công tác quản lý vật tư.
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước tổng hợp, phân tích tình hình thiết bị máy móc, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đề ra biện pháp phát triển công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
a) Bước chuẩn bị( từ nay đến cuối tháng 8 năm 1973):
- Phủ Thủ tướng mở hội nghị phổ biến chỉ thị, phương án và biểu mẫu kiểm kê cho các ngành, địa phương và một số xí nghiệp trọng điểm của Trung ương.
- Tiếp đó các ngành, các địa phương, căn cứ vào chỉ thị phương án kiểm kê của , quy định cụ thể phương án kiểm kê của ngành, địa phương phổ biến cho tát cả các đơn vị cơ sở.
- Các đơn vị cơ sở phải: sắp xếp lại kho tàng, chuẩn loại tài sản , chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho kiểm kê như dụng cụ đo lường, phương tiện vận chuyển, bốc xếp…; xem xét lại toàn bộ sổ sách kế toán, thẻ phiếu các loại, tiến hành bổ sung nếu thiếu, cập nhập sổ sách, đối chiếu chứng từ, để tìm ra số phải có trên sổ sách.
b) Bước tiến hành kiểm kê(từ cuối tháng 8 đến 1 tháng 10 năm 1973):
Chuẩn bị xong, các đơn vị tiến hành kiểm kê ngay cho kịp và đến thời điểm 9 giờ ngày 1 tháng 10 năm 1973 thì khóa sổ, chỉnh lý tài liệu. Kiểm kê đến đâu, phải lập phiếu kiểm kê, có đánh dấu nhận xét, làm dứt điểm từng kho, từng khu vực, từng loại tài sản ; tránh kiểm kê tràn lan, không đánh giá ,nhận xét, gây khó khăn cho việc tổng hợp và xử lý sau này).
c) Bước tổng hợp, báo cáo( từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 10 đối với đơn vị cơ sở, và đến giữa tháng 11 năm 1973 đối với các ngành ở Trung ương và địa phương ).
Bước này rất quan trọng cho việc phát huy năng lực sản xuất, cần được coi là tập trung lãnh đạo để nhận xét đánh giá toàn bộ về tài sản, cân đối các mặt, có biện pháp cụ thể đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
a) Trong kỳ tổng kiểm kê này, ngoài việc dựa vào các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố để tổng hợp số liệu và tình hình , Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính phủ và Tổng cục Thống kê sẽ trực tiếp tổng hợp từ cơ sở để có tài liệu cụ thể nghiên cứu, phân tích và đánh giá năng lực sản xuất một số ngành chủ yếu kịp trình Chính phủ và tháng 12 năm 1973. Việc tổng hợp số liệu được cơ giới hóa , do đó việc ghi báo số liệu phải chính xác, đúng phương pháp tính tóan, đúng trật tự danh mục, đơn vị tính, chữ số cần rõ ràng để thuận tiện cho công tác tổng hợp bằng máy tính.
b) Thời gian tổng hợp , báo cáo phải được nghiêm chỉnh chấp hành để phát huy hiệu quả phục vụ kịp thời việc xây dựng kế hoạch năm 1974-1975.
- Các cơ sở phải làm báo cáo tổng kiểm kê và phân tích, đánh giá năng lực sản xuất và gửi trứơc ngày 15 tháng 10 năm 1973, cho Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính phủ ,Tổng cục Thống kê và Bộ chủ quản ( nếu là đơn vị cơ sở Trung ương)hoặc Ban chỉ đạo kiểm kê tỉnh, thành phố và ty chủ quản ( nếu là đơn vị cơ sở của địa phương).
- Ban chỉ đạo thuộc tổng kiểm kê các ngành và các địa phương tổng hợp số liệu, tình hình và báo cáo phân tích, đánh giá năng lực sản xuất và gửi cho Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính phủ và Tổng cục Thống kê trước ngày 15tháng 11 để kịp trình Chính phủ vào tháng 12 năm 1973.
- Ngoài ra Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính phủ cần quy định chế độ báo cáo nắm tình hình thực hiện tổng kiểm kê, để theo dõi sát và chỉ đạo chặt chẽ.
c) Báo cáo tổng kiểm kê, ngoài phần đánh giá và phân tích, phân số liệu phải bao gồm những nội dung sau:
- tổng hợp toàn bộ tài sản bằng giá trị,
- số lượng, chất lượng một số thiết bị máy móc, vật tư và hàng tiêu dùng chủ yếu theo danh mục do Tổng cục Thống kê quy định,
- danh mục, giá trị và thực trạng những công trình thiết bị tòan bộ chưa xâp lắp.
- 1Chế độ số 254-TCTK/TN về việc báo cáo tổng kiểm kê tồn kho hàng hóa hàng năm vào 0 giờ ngày 01 tháng 01 và 0 giờ ngày 01 tháng 7 do Tổng cục Thống kê ban hành
- 2Thông tư 306-VT-1974 hướng dẫn Quyết định 107-CP-1974 về một số công việc sau tổng kiểm kê ngày 01-10-1973 do Bộ Vật tư ban hành
- 3Quyết định 150/1999/QĐ-TTg về việc tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Phương án 04-KK/TW của Ban Chỉ đạo Kiểm kê Trung ương về việc Phương án kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của DNNN
- 5Quyết định 08/1999/TT-KTTW về hệ thống biểu mẫu kiểm kê, hướng dẫn biểu mẫu kiểm kê, hệ thống các bảng mã áp dụng cho đợt tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước vào thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 do Trưởng Ban Chỉ Đạo Kiểm Kê Trung ương ban hành
- 6Chỉ thị 12/2001/CT-TTg về xử lý kết quả tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước taị thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 1Chế độ số 254-TCTK/TN về việc báo cáo tổng kiểm kê tồn kho hàng hóa hàng năm vào 0 giờ ngày 01 tháng 01 và 0 giờ ngày 01 tháng 7 do Tổng cục Thống kê ban hành
- 2Thông tư 306-VT-1974 hướng dẫn Quyết định 107-CP-1974 về một số công việc sau tổng kiểm kê ngày 01-10-1973 do Bộ Vật tư ban hành
- 3Quyết định 150/1999/QĐ-TTg về việc tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Phương án 04-KK/TW của Ban Chỉ đạo Kiểm kê Trung ương về việc Phương án kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của DNNN
- 5Quyết định 08/1999/TT-KTTW về hệ thống biểu mẫu kiểm kê, hướng dẫn biểu mẫu kiểm kê, hệ thống các bảng mã áp dụng cho đợt tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước vào thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 do Trưởng Ban Chỉ Đạo Kiểm Kê Trung ương ban hành
- 6Chỉ thị 12/2001/CT-TTg về xử lý kết quả tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước taị thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
Chỉ thị 178-TTg năm 1973 về tiến hành tổng kiểm kê tài sản do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 178-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/08/1973
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Côn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 28/08/1973
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định