- 1Quyết định 1833/QĐ-UBND năm 2014 công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2005/CT-UB | Cần Thơ, ngày 17 tháng 8 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Để Luật Đất đai năm 2003 tạo ra được những bước chuyển biến rõ nét về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố, từng bước đưa công tác quản lý đất đai đi vào trật tự, kỷ cương, khai thác sử dụng quỹ đất có hiệu quả để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đưa thành phố phát triển nhanh trong những năm sắp tới theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/2/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các công việc sau :
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, các cơ quan liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến sâu rộng Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản có liên quan trên địa bàn thành phố với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp với từng đối tượng để cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân nắm được và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đất đai. Đồng thời, phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ngành liên quan, trên cơ sở các quy định của pháp luật về đất đai, khẩn trương rà soát hệ thống văn bản pháp luật đất đai và các văn bản liên quan do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ban hành trước đây, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bãi bỏ, ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung những quy định không còn phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2003.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo thực hiện tốt những việc sau :
2.1. Khẩn trương thành lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính chính quy thống nhất trên địa bàn thành phố, đảm bảo chính xác, nhanh chóng đưa vào khai thác sử dụng; áp dụng tin học vào công tác quản lý đất đai đến quận, huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai từ quận, huyện đến thành phố.
2.2. Đẩy nhanh việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2003; phấn đấu đến cuối năm 2005 phải hoàn thành cơ bản việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
2.3. Cải tiến, đẩy nhanh công tác đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật đất, phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hướng dẫn cơ quan Tài nguyên và Môi trường quận, huyện thực hiện đo đạc trích lục bản đồ địa chính.
2.4. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý đất đai, giải quyết công việc nhanh chóng, tuyệt đối không được tự đặt ra các thủ tục gây phiền hà cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất đăng ký giao dịch quyền sử dụng đất.
2.5. Phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả quỹ đất công do Nhà nước quản lý; trước mắt, tiếp tục tổ chức xác định cụ thể diện tích đất công ngoài thực địa để quản lý chặt chẽ, khắc phục tình trạng lấn chiếm đất đai trái phép.
2.6. Hướng dẫn và thực hiện đúng trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất theo quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, chấn chỉnh, khắc phục công tác thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất trên địa bàn thành phố khi chưa bảo đảm thủ tục theo quy định.
Trong quá trình thực hiện cần lưu ý, nơi đã có quy hoạch chi tiết, nhưng chưa có dự án đầu tư, thì người sử dụng đất hợp pháp được thực hiện đầy đủ các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; riêng việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch được duyệt. Những nơi được quy hoạch là khu dân cư, người sử dụng đất hợp pháp được xây dựng, sửa chữa nhà ở theo quy định của pháp luật. Những nơi chưa có quy hoạch chi tiết, người sử dụng đất chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất tối đa bằng hạn mức đất ở theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố. Đối với đất nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ, đường sông và hành lang bảo vệ các công trình công cộng phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Điều 92 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
3. Về công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 để trình Chính phủ xét duyệt theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Cần chú ý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được điều chỉnh phù hợp với khả năng sử dụng đất thực tế và quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện lập quy hoạch sử dụng đất cấp quận, huyện và xã, phường, thị trấn đảm bảo đúng các quy định hiện hành sau khi quy hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được xét duyệt. Chú ý phải gắn liền nội dung quy hoạch phát triển đô thị với các quy hoạch chuyên ngành khác.
3.3. Ủy ban nhân dân quận, huyện tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn phối hợp cùng các Sở, ngành thành phố triển khai lập kế hoạch sử dụng đất của địa phương một cách đầy đủ, chi tiết, đảm bảo yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực kinh tế - xã hội, yêu cầu về môi trường, về nhu cầu đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau, phù hợp với mục tiêu phát triển chung trong từng thời kỳ, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.
4. Kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn chỉnh thủ tục hành chính theo định hướng cải cách hành chính, tạo ra bước chuyển biến tích cực trong quản lý đất đai :
4.1 Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các việc sau :
4.1.1. Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gắn liền với mô hình giải quyết thủ tục hành chính “một cửa” cấp thành phố và quận, huyện; trong đó, chú trọng đến chức năng đo đạc lập hồ sơ địa chính của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện, đảm bảo công tác đo đạc được nhanh chóng, thuận lợi và đúng pháp luật.Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định việc thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tùy theo yêu cầu thực tế ở địa phương và phải tự đảm bảo được một phần kinh phí hoạt động.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình, thủ tục, từng loại giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai để thống nhất áp dụng trên địa bàn thành phố.
4.1.2. Từng bước kiện toàn bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở quận, huyện, xã, phường, thị trấn phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai theo phân cấp của Luật Đất đai. Các cơ quan chức năng phải tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi giải quyết thủ tục liên quan đến đất đai.
5. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai và công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về quản lý sử dụng đất đai :
5.1. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai; tăng cường kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất trong các dự án và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn toàn thành phố; kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án không triển khai quá 12 tháng hoặc chậm triển khai; kiên quyết thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc triển khai thực hiện không đúng tiến độ.
5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Sở, ngành có liên quan có trách nhiệm giải quyết dứt điểm đối với các đơn khiếu nại, tố cáo tồn đọng năm 2004 trở về trước có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất, tập trung trước hết cho những khiếu nại về chính sách bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng; ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật đất đai dẫn đến khiếu nại, tố cáo.
5.3. Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ động tổ chức kiểm tra phát hiện, xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng nhà ở và quyền sử dụng đất ở trái pháp luật; kiến nghị thu hồi đất do Nhà nước trực tiếp quản lý đối với các tổ chức sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích để bán đấu giá tạo nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho địa phương. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện, có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai.
6. Sở Tài chính có trách nhiệm thực hiện việc xây dựng, quản lý giá đất theo quy định của Luật Đất đai, chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện điều tra xây dựng bảng giá các loại đất theo khung giá do Chính phủ quy định và phù hợp với tình hình của địa phương, kịp thời trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua để Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và công bố thực hiện vào ngày 01 tháng 01 hàng năm; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch tài chính cho công tác quản lý đất đai theo quy định.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng Ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Chỉ thị có hiệu lực thi hành sau 10 ngày và được đăng trên báo Cần Thơ chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 14/1999/CT.UBT ngày 19/6/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ về việc đẩy mạnh tổ chức thực hiện các chính sách về nhà, đất và các văn bản có liên quan đến lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) ban hành có nội dung trái với Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Chỉ thị 14/1999/CT.UBT đẩy mạnh tổ chức thực hiện chính sách về nhà, đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ban hành
- 2Chỉ thị 13/2008/CT-UBND tiếp tục thực hiện Luật đất đai năm 2003 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 1833/QĐ-UBND năm 2014 công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)
- 1Chỉ thị 14/1999/CT.UBT đẩy mạnh tổ chức thực hiện chính sách về nhà, đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 1833/QĐ-UBND năm 2014 công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)
Chỉ thị 16/2005/CT-UB về tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 16/2005/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/08/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thanh Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2005
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực