Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND | Bắc Kạn, ngày 07 tháng 8 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XỬ LÝ NỢ ĐỌNG XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Trong thời gian qua, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ theo hướng tập trung hiệu quả, giảm dần tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phê duyệt nhiều dự án quá khả năng cân đối vốn, dẫn đến phân bổ vốn dàn trải, kéo dài thời gian thi công, nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để.
Thực hiện Chỉ thị số: 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm các quy định tại Chỉ thị số: 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số: 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương, Công văn số: 3021/UBND-KTTH ngày 06/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số: 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
I. KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1. Về nhiệm vụ của các Sở, Ngành và địa phương
a) Chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. Đối với các dự án khởi công mới, các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt; chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Đối với các dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn, chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư phần vốn ngân sách Trung ương theo đúng mức vốn đã được thẩm định.
b) Việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của các dự án đang triển khai dở dang đã được giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện theo các quy định sau:
- Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh trước khi Nghị định số: 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực thi hành: Rà soát các nội dung đầu tư phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn trong phạm vi quản lý của ngân sách cấp mình.
- Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư sau khi Nghị định số: 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: Rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, hiệu quả đầu tư nhằm giảm chi phí đầu tư, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Sau khi áp dụng các giải pháp trên, nếu dự án vẫn phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ các nguyên nhân do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu; chính sách tiền lương và chi phí giải phóng mặt bằng; trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định dừng những dự án không bảo đảm hiệu quả đầu tư, chưa thật cấp bách để tập trung vốn cho các dự án cấp bách và hiệu quả cao hơn. Trong phạm vi cân đối ngân sách của cấp mình, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định điều chỉnh dự án.
- Việc điều chỉnh dự án phải bảo đảm hiệu quả đầu tư, mục tiêu đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn và khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ.
- Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư các dự án không thuộc các trường hợp được phép điều chỉnh theo quy định.
- Chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đối với phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu.
c) Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về việc lập dự án, thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan:
a) Kiểm soát và thẩm định chặt chẽ về nguồn vốn và tổng mức vốn các dự án được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh điều hành. Đối với các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn ngân sách trung ương cho các dự án phê duyệt quyết định đầu tư theo đúng mức vốn đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định; chỉ bố trí vốn ngân sách tỉnh cho các dự án có khả năng cân đối vốn để thực hiện hoàn thành theo thời gian quy định (nhóm C trong 03 năm, nhóm B trong 05 năm).
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương điều hành và các nguồn vốn khác để thực hiện đối với phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của các dự án đang được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và trái phiếu Chính phủ, bao gồm cả các dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn đối với phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư trước thời điểm ban hành Chỉ thị số: 14/CT-TTg ngày 28/6/2013.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp xử lý đối với các dự án phê duyệt Quyết định đầu tư trước khi ban hành Chỉ thị số: 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011, mặc dù không tăng tổng mức đầu tư, có hỗ trợ từ ngân sách Trung ương nhưng hiện nay khó bố trí đủ phần hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
II. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM GIẢM TỐI ĐA NỢ ĐỌNG XÂY DỰNG CƠ BẢN
1. Các Sở, Ngành và địa phương:
- Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 và các giải pháp xử lý nợ đọng trong thời gian tới gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước 30/8/2013.
- Kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong thời gian qua.
- Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao.
- Không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn. Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu.
- Lập và điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo tiến độ, kế hoạch vốn được phân bổ của từng dự án.
- Không sử dụng vốn vay ngân sách địa phương để bố trí cho các dự án khởi công mới khi chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để hoàn trả.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính:
b) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản và tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân tỉnh, trong đó làm rõ trách nhiệm của các Sở, Ngành và địa phương gây phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
c) Không bố trí vốn ngân sách Trung ương, bao gồm: nguồn vốn kế hoạch hàng năm, ứng trước kế hoạch năm sau, dự phòng ngân sách Trung ương và các nguồn vốn ngân sách trung ương khác cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn; phê duyệt quyết định đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các dự án chuyển tiếp điều chỉnh tổng mức đầu tư theo các quy định nêu trên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phững quy định trong Chỉ thị này, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện để bảo đảm không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.
2. Các cơ quan thanh tra:
a) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt và phân bổ, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; trong đó, tập trung kiểm tra việc phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư, nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là các dự án có mức độ thay đổi tổng mức đầu tư lớn.
b) Tổ chức việc công bố công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra; thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện và định kỳ 06 tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị này./
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1173/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý, đầu tư dự án ứng dụng Công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định phân cấp, uỷ quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của tỉnh Bắc Kạn
- 3Quyết định 2843/2010/QĐ-UBND uỷ quyền cho Sở Giao thông Vận tải thực hiện một số quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý đầu tư sửa chữa các tuyến đường tỉnh lộ do tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 1111/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế xử lý nợ bị rủi ro thuộc nguồn vốn uỷ thác địa phương do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ theo Chỉ thị 14/CT-TTg do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 7Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 8Quyết định 475/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 9Công văn 9030/UBND-QHXDGT năm 2013 quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng, duy trì hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 2256/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch thanh tra tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ do Tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2Quyết định 1173/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý, đầu tư dự án ứng dụng Công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định phân cấp, uỷ quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của tỉnh Bắc Kạn
- 6Quyết định 2843/2010/QĐ-UBND uỷ quyền cho Sở Giao thông Vận tải thực hiện một số quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý đầu tư sửa chữa các tuyến đường tỉnh lộ do tỉnh Bắc Kạn
- 7Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1111/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế xử lý nợ bị rủi ro thuộc nguồn vốn uỷ thác địa phương do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ theo Chỉ thị 14/CT-TTg do tỉnh Thái Bình ban hành
- 10Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 11Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 12Quyết định 475/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 13Công văn 9030/UBND-QHXDGT năm 2013 quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng, duy trì hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 14Quyết định 2256/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch thanh tra tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ do Tỉnh Quảng Bình ban hành
Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- Số hiệu: 15/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Hoàng Ngọc Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra